Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện Krông Ana

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 86)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện Krông Ana

Ana.

Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp dựa trên đổi mới tổ chức sản xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trƣờng, ứng dụng khoa học công nghệ; chuyên môn hóa và tạo việc làm ổn định cho nông dân, chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực khác; nâng cao thu nhập, đời sống của dân cƣ nông thôn; bảo vệ môi trƣờng sinh thái và xây dựng nông thôn mới.

a. Mục tiêu đến năm 2020

Phục hồi và ổn định tăng trƣởng nông nghiệp bằng hoặc hơn mức tăng trƣởng nông nghiệp chung của cả nƣớc: 5%/năm giai đoạn 2016-2020.

Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng tăng tỷ trọng những ngành có giá trị, có thị trƣờng nhƣ chăn nuôi heo, gia cầm, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây lúa.

Về cơ cấu các ngành trong nông nghiệp: tăng quy mô sản xuất nông nghiệp dƣới nhiều hình thức khác nhau, phát triển mô hình cánh đồng liên kết, trang trại khép kín, sản xuất gắn với tiêu thụ, hình thành các cụm công nghiệp - dịch vụ trung tâm, các vùng chuyên canh, hoàn chỉnh hạ tầng phục vụ sản xuất và sau thu hoạch nhƣ: lò sấy, kho chứa, công trình bảo quản sau thu hoạch.

Về cơ cấu lao động trong nông nghiệp, bƣớc đầu hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý. Đẩy mạnh đào tạo nghề phi nông nghiệp và chuyển lao động nông thôn ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp xuống còn khoảng 50% lao động xã hội. Phát triển đa dạng các loại hình ngành nghề thu hút nhiều lao động, du lịch nông thôn.

Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh với ít nhất 50% số xã cơ bản đạt tiêu chuẩn. Nâng cao thu nhập của dân cƣ nông thôn lên 2 lần so với năm 2015. Giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn 2% mỗi năm. Phát huy dân chủ cơ sở, sự tự chủ của cộng đồng, huy động sức mạnh toàn xã hội để phát triển nông thôn.

Từng bƣớc hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn thị trƣờng trong sản xuất các mặt hàng chiến lƣợc nhƣ lúa gạo, cá tra và xoài, đảm bảo an ninh sinh học trong chăn nuôi, bảo vệ môi trƣờng.

b. Mục tiêu đến năm 2025

Duy trì tốc độ tăng trƣởng GDP nông, lâm, thủy sản tƣơng đƣơng với giai đoạn 2016 - 2020.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển đồng bộ các vùng chuyên canh nông nghiệp có các khu công nghiệp - dịch vụ trung tâm với kết cấu hạ tầng hiện đại. Về cơ cấu các thành phần kinh tế trong nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng hoàn thiện kinh tế hợp tác, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, hiệp hội, hoàn chỉnh liên kết dọc theo ngành hàng, kết nối giữa sản xuất - chế biến - kinh doanh.

Về chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ trong nông nghiệp: tạo bƣớc đột phá trong thu hút đầu tƣ tƣ nhân trong và ngoài tỉnh.

Về chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp: phát triển kinh tế dịch vụ, thƣơng mại, du lịch nông thôn để thu hút lao động nông thôn, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 25% lao động xã hội.

Cơ bản hoàn thành chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo quy hoạch dân cƣ, quy hoạch lãnh thổ nông thôn gắn kết hài hòa với phát triển đô thị, công nghiệp. Nâng cao thu nhập của dân cƣ nông thôn và đảm bảo an ninh dinh dƣỡng ở nông thôn.

Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; thúc đẩy phát triển nền “nông nghiệp xanh”; cải thiện căn bản năng lực phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nâng cao năng lực quản lý rủi ro để ứng phó với các tác động xấu của biến đổi khí hậu.

3.1.3. Định hƣớng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện Krông Ana

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của huyện trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, cơ cấu lao động, áp dụng khoa học công nghệ với kết cấu hạ tầng đồng bộ; sản xuất gắn với tiêu thụ, trên cơ sở phát huy vai trò của kinh tế hợp tác, liên kết đa dạng. Mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Một số định hƣớng lớn bao gồm

a. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo nhu cầu của thị trường

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo nhu cầu của các thị trƣờng xuất khẩu có giá trị cao (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...) trên cơ sở đƣa hàng hóa, dịch vụ đến khâu tiêu thụ cuối cùng, xây dựng sản phẩm nông nghiệp có thƣơng hiệu, có nhãn mác, có thể truy lại nguồn gốc xuất xứ, áp dụng tiêu chuẩn đƣợc ƣa chuộng.

Bên cạnh đó cần phát triển các thị trƣờng mới có quy mô lớn, đặc biệt là các thị trƣờng mới nổi và có triển vọng nhƣ Trung Quốc và các nƣớc Đông Á. Đặc biệt tại trƣờng trong nƣớc cần duy trì và phát triển các thị trƣờng truyền thống, đồng thời phát triển thị trƣờng mới có tiềm năng tại các tỉnh thành.

b. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng xây dựng chuỗi ngành hàng và vùng chuyên canh.

lợi thế và có tiềm năng thị trƣờng để tập trung phát triển. Xác định địa bàn thuận lợi nhất để chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng xây dựng vùng chuyên canh có quy mô sản xuất hàng hóa lớn và đồng đều về tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tại các vùng chuyên canh, đầu tƣ đồng bộ cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật để sản xuất thuận tiện, hỗ trợ cơ giới hóa và sản xuất quy mô lớn; hình thành các cụm hạt nhân có cơ sở hạ tầng hiện đại (gồm các trung tâm dịch vụ kỹ thuật, cung cấp đầu vào, chế biến, thƣơng mại…).

Tập trung xây dựng một số chuỗi ngành hàng chiến lƣợc. Cải tiến tổ chức và thể chế, xử lý các nút thắt để giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả của chuỗi giá trị. Tăng đầu tƣ vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao (chế biến tinh, chế biến sâu, chế biến phụ phẩm, vận chuyển, tiếp thị…) và những ngành hàng, những lĩnh vực có tiềm năng thị trƣờng và giá trị gia tăng cao.

c. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng cường liên kết vùng

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện Krông Ana theo hƣớng xây dựng và phát triển liên kết vùng dựa trên quy hoạch chung của Tỉnh và Huyện. Về giao thông, với các trục giao thông chính sẽ phát triển tƣơng lai tạo cơ sở cho liên kết kinh tế, thuận tiện vận chuyển hàng hóa, thu hút đầu tƣ, dịch chuyển lao động.

Phát triển nghiên cứu khoa học và dịch vụ theo hƣớng đƣa huyện thành trung tâm cung cấp giống thủy sản, thức ăn gia súc cho cả tỉnh. Đối với các mặt hàng khác, tùy theo hoàn cảnh cụ thể, xem xét việc liên kết với các trung tâm nghiên cứu khoa học lớn trong tỉnh hoặc thành lập các trung tâm khoa học ứng dụng nếu có nhu cầu thị trƣờng và có tính kinh tế theo quy mô.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)