Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 74)

9. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có, tăng trƣởng có xu hƣớng giảm. Trong cơ cấu kinh tế toàn ngành, tỷ trọng giá trị nông nghiệp còn lớn (56,8%); chăn nuôi chƣa trở thành nền kinh tế mũi nhọn; thủy sản sau thời gian tăng trƣởng nhanh đang có xu hƣớng chững lại; lâm nghiệp gần đây tăng trƣởng nhanh hơn, nhƣng tỷ trọng giá trị trong toàn ngành thấp (4,78%). Cơ cấu Nông nghiệp chuyển dịch chậm, với 85% dân số sống ở nông thôn, 74,2% lao động trong nông nghiệp, kinh tế thuần nông, nhỏ lẻ, phân tán, phân đoạn, chuyên canh cây lúa và cà phê vẫn là đặc trƣng cơ bản của nông nghiệp Krông Ana. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính nhỏ, lẻ và trình độ thấp, khả năng cạnh tranh chƣa cao; chậm chuyển biến theo hƣớng hiện đại, quy mô sản xuất còn nhỏ, năng suất chất lƣợng, giá trị thƣơng mại, khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản còn thấp, an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là vấn đề bức xúc. Trồng trọt chiếm tới 69,18% trong cơ cấu giá trị nông nghiệp. Các ngành, nghề phi nông nghiệp ở nông thôn tuy có phát triển nhƣng còn chậm, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Sự hợp tác giữa nông dân với nông dân trong nông nghiệp, sự liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thu mua, xúc tiến thƣơng mại chƣa đƣợc chặt chẽ, thậm chí có lúc có nơi còn tranh mua, tranh bán đã tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất, gây ra hiện tƣợng đƣợc mùa mất giá, đƣợc giá mất mùa trong nhiều năm.

Tốc độ tăng trƣởng GDP nông nghiệp có xu hƣớng giảm. Nông nghiệp vẫn tăng trƣởng theo chiều rộng là chủ yếu, trong khi các nguồn tài nguyên

chính cho tăng trƣởng nhƣ đất đai, nƣớc, lao động ngày càng giảm và phải cạnh tranh gay gắt với các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhƣng diễn ra chậm. Khu vực công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn tăng chậm chƣa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống; chƣa thành nguồn thu nhập quan trọng của cƣ dân nông thôn, chƣa góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp theo phƣơng châm ”ly nông bất ly hƣơng”; cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao; phần lớn ngƣời dời bỏ nông nghiệp, nông thôn là lao động trẻ làm cho tuổi bình quân của lao động nông nghiệp tăng lên, chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nhiều nơi chƣa cao. Mặt khác sự gắn kết giữa công nghiệp và dịch vụ với sản xuất nông nghiệp thiếu chặt chẽ; công nghiệp chế biến nông sản có quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu nên chất lƣợng nhiều loại nông sản thấp, chƣa khắc phục đƣợc tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế, giá trị gia tăng thấp, chƣa có thƣơng hiệu mạnh. Công nghiệp phụ trợ nông nghiệp kém phát triển. Các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp còn rất yếu kém. Công nghiệp chế biến chƣa phát triển đồng bộ, hình thành các cụm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu. Đi kèm với đó, là những yếu kém của hệ thống kho tàng, vận chuyển, thanh toán… làm cho giá thành của sản xuất cao, hao hụt nhiều, giảm khả năng cạnh tranh của nông sản.

Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn mặc dù đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp nhƣng chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển. Kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể chƣa thể hiện đƣợc vai trò nền tảng. Doanh nghiệp nhà nƣớc không có mặt ở nông nghiệp, chỉ có một công ty chịu trách nhiệm thủy lợi; còn trong nông nghiệp chỉ có 3 chi cục về thú y, thủy lợi và chăn nuôi. Nhà nƣớc trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 0,75%. Lao động ngoài ngành nông nghiệp ở huyện còn thấp; đời sống của nông dân, nhất là nông dân vùng sâu,

vùng xa còn nhiều khó khăn; khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn có xu hƣớng nới rộng ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)