9. Kết cấu của luận văn
3.2.7. Hoàn hiện các chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
a. Chính sách chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong nông nghiệp
Chính sách kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta đƣợc Đại hội VI của Đảng nêu lên và các văn kiện Đại hội VII, VIII, IX, X, XII và các Nghị quyết của TW, của Bộ Chính trị các khóa đều khẳng định: Cần tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, trong đó Kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo và phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa.
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa,
bình đẳng trƣớc pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo… Kinh tế nhà nƣớc cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tƣ nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Nhờ chính sách đúng đắn đó, đã khơi dậy mọi tiềm lực của nền kinh tế, đƣa vào sử dụng có hiệu quả, thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển, góp phần đƣa nƣớc ta phát triển vƣợt bậc và hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trƣờng thế giới. Vì vậy trong thời gian tới cần thể chế hóa hơn nữa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về khuyến khích phát triển đối với từng thành phần kinh tế, để các thành phần kinh tế tích cực tham gia, đặc biệt là kinh tế tƣ nhân an tâm đầu tƣ lâu dài vào phát triển nông nghiệp.
b. Nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương
Để thực hiện thắng lợi chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, một trong những nhân tố không kém phần quan trọng đó là tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc của chính quyền các cấp ở địa phƣơng. Đây là nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng đến sự chuyển chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Muốn vậy, trọng thời gian tới cần thực hiện một số công việc sau đây:
Trên cơ sở chiến lƣợc phát triển Kinh tế xã hội của đất nƣớc, của tỉnh, huyện cần hoàn thiện và cụ thể hóa, chi tiết hóa thành các mục tiêu chiến lƣợc phát triển Kinh tế xã hội của huyện, trong đó cần chú ý chiến lƣợc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Trong chiến lƣợc có chia ra từng giai đoạn cụ thể để định hƣớng cho các chủ trƣơng, chính sách sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định và bền vững của tỉnh. Trên cơ sở đó các ngành liên quan đến nông nghiệp, nông thôn nhƣ: Phòng nông nghiệp, Phòng tài chính – Kế hoạch, phòng Tài nguyên và môi trƣờng... hƣớng vào các mục tiêu
của chiến lƣợc mà đề ra các chƣơng trình phát triển của ngành cho phù hợp, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện.
Cần củng cố và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc ở cơ sở, thực hiện tốt cơ chế dân chủ ở nông thôn để phát huy năng lực và trí tuệ của cán bộ, các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn. Ở Krông Ana, hiện nay đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cơ sở còn y ếu, thiếu cán bộ chuyên trách, do đó năng lực hoạt động của bộ máy còn nhiều hạn chế. Để nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã trong giai đoạn cách mạng mới cần phải:
Một là: Đào tạo cán bộ và kiện toàn bộ máy cấp xã. Vì xã là cấp cơ sở gắn liền với sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản và các ngành công nghiệp - dịch vụ nông thôn. Do đó việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức về quản lý nhà nƣớc, quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn cho cán bộ cấp cơ sở, thích ứng với cơ chế mới, có đủ năng lực để triển khai các nhiệm vụ phát triển Kinh tế xã hội trên địa bàn mình phụ trách là cực kỳ quan trọng.
Hai là: Cần có chính sách ƣu đãi nhằm khuyến khích một bộ phận cán bộ quản lý, các nhà khoa học, chuyên gia về nông thôn công tác. Đặc biệt hiện nay cần ổn định đội ngũ cán bộ chuyên trách trong bộ máy cán bộ xã, trong đó chú trọng cán bộ quản lý kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ kỹ thuật, khuyến nông.