Thực trạng chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 55)

9. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nông nghiệp

a. Chuyển dịch cơ cấu trồng trọt – chăn nuôi – Lâm nghiệp , Thủy sản

Căn cứ số liệu từ niên giám thống kê năm 2011 và năm 2015, tác giả tính toán đƣợc bảng số liệu sau, phản ánh giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành Nông – Lâm – Thủy sản của huyện Krông Ana

Bảng 2.8. Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản huyện Krông Ana

ĐVT: % Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trồng trọt 78,78 84,86 84,72 81,92 79,75 79,74 72,84 71,93 Chăn nuôi 15,18 9,42 9,78 13,19 14,55 13,37 19,30 19,51 Lâm nghiệp 3,37 3,39 3,13 2,79 3,12 3,77 4,19 4,78 Thuỷ sản 2,67 2,34 2,37 2,09 2,58 3,12 3,67 3,77 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu các ngành Trồng trọt – Chăn nuôi – Lâm nghiệp và thủy sản

So sánh cơ cấu năm 2008 và năm 2015 ta thấy có sự thay đổi về cơ cấu giữa các ngành Trồng trọt - Chăn nuôi - Lâm nghiệp và Thủy sản, cụ thể Trồng trọt vẫn là ngành có tỉ trọng giá trị sản xuất lớn, có giảm về cơ cấu, tuy nhiên vẫn tăng về giá trị tuyệt đối. Chăn nuôi chuyển dịch theo xu thế tăng về tỉ trọng và tỉ lệ cơ cấu, giai đoạn 2009-2010 do có sự ảnh hƣởng của bệnh dịch (cúm gia cầm và lở mồm long móng trên gia súc) nên giá trị sản xuất có sự sụt giảm, tuy nhiên sau đó ngành này lấy lại dà tăng trƣởng, đến năm 2015 chăn nuôi chiếm tỉ trọng 19,51% về giá trị sản xuất. Lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp, có xu thế tăng cả về tỉ trọng va giá trị tuyệt đối, tuy nhiên sự tăng trƣởng diễn ra chậm chứng tỏ huyện Krông Ana chƣa có nhiều tiềm năng để phát triển Lâm nghiệp và Thủy sản, hay có thể nói đây chƣa phải là thế mạnh trong cơ câu nông nghiệp của huyện.

Xử lí số liệu ở Bảng 2.8, ta có biểu đồ sau, thể hiện tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong giai đoạn 2008-2015.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 2.4. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong nông nghiệp

(Nguồn:Tính toán dựa vào niên giám thống kê năm 2011, 2015)

Ta thấy tốc độ chuyển dịch không ổn định qua các năm, có xu hƣớng giảm ở cuối giai đoạn, cho thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đang dần đi vào ổn định và phù hợp hơn với thực trạng. Tuy nhiên tốc độ thay đổi diễn ra không mạnh. Điều này cho thấy cơ cấu giữa các phân ngành trong nông nghiệp của huyện đã có sự ổn định, ngoài ra, ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng chủ yếu chứng tỏ rằng đây là một lợi thế của ngành nông nghiệp huyện.

Kết quả tính hệ số cos của giai đoạn 2008 - 2015 cho thấy cos lớn (xấp xỉ 0.99685), tính ra  = 4.5481o

, điều này chứng tỏ mức độ thay đổi tỉ trọng của các ngành trong nông nghiệp là không lớn, sự chuyển dịch cơ cấu Trồng trọt – Chăn nuôi – Lâm nghiệp và thủy sản diễn ra chậm. Tỉ lệ chuyển dịch của cả giai đoạn 2008 -2015 là 0.05. Nhƣ vậy sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành trong nông nghiệp diễn ra chƣa đạt đƣợc nhƣ kì vọng, cơ cấu giữa các ngành mặc dù đã tƣơng đối hợp lí song chƣa phản ánh hết những thế mạnh của từng ngành.

b. Chuyển dịch cơ cấu trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ nông nghiệp Bảng 2.9. Cơ cấu GTSX của các ngành trồng trọt, chăn nuôi,

dịch vụ nông nghiệp ĐVT: % Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trồng trọt 80,59 85,72 85,39 81,84 79,37 78,86 71,20 69,18 Chăn nuôi 15,53 9,52 9,86 13,18 14,48 13,23 18,87 18,76 Dịch vụ nông nghiệp 3,88 4,76 4,75 4,98 6,15 7,91 9,93 12,06 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê năm 2011, 2015)

Kết quả tính hệ số cos của giai đoạn 2008 - 2015 cho thấy cos tƣơng đối lớn (xấp xỉ 0.94914), tính ra  = 18,35o, điều này chứng tỏ mức độ thay đổi tỉ trọng của các ngành trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ nông nghiệp là khá lớn, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra khá nhanh. Tỉ lệ chuyển dịch của cả giai đoạn 2008 -2015 là 0.2.

Năm 2008 GTSX của ngành trồng trọt chiếm 80,59% đến năm 2015 chỉ chiếm 69,18%, nhƣ vậy có sự giảm về tỉ lệ ngành trồng trọt trong cơ cấu, cụ thể là giảm 11,41% từ năm 2008 - 2015, tƣơng ứng với 1,63%/năm. Cơ cấu GTSX của ngành chăn nuôi năm 2008 là 15,53%, qua các năm 2009 và 2010 do sự bùng phát dịch bệnh (Cúm gia cầm, Lở mồm long móng) làm cho cơ cấu ngành chăn nuôi sụt giảm nghiêm trọng đến năm 2010 chỉ còn 9,86%, tuy nhiên đến năm 2015 cơ cấu đã tăng lên 18,76%, nhƣ vậy đạt mức tăng trƣởng trung bình 1,78%/năm. Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ nông nghiệp tăng trƣởng đều qua các năm, từ mức 3,88% năm 2008 lên mức 12,06% năm 2015, tăng trƣởng khoảng 1,17%/năm.

Biểu đồ sau cho ta cái nhìn chi tiết hơn về tốc độ chuyển dịch cơ cấu GTSX của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu các ngành chăn nuôi – trồng trọt – dịch vụ nông nghiệp năm 2008 so với năm 2015.

Nhƣ vậy cơ cấu GTSX có sự thay đổi trong cả giai đoạn từ 2008 đến 2015, cụ thể cơ cấu GTSX ngành trồng trọt giảm nhẹ, trong khi đó cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tăng tƣơng đối thấp so với những tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi của huyện. Đối với ngành dịch vụ nông nghiệp có mức tăng trƣởng khá nhanh. Cơ cấu hiện tại vẫn còn trong xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ và chăn nuôi, tuy nhiên ngành trồng trọt vẫn đóng vai trong then chốt và quan trọng lâu dài trong cơ cấu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)