8. Kết cấu luận văn
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
a. Khái niệm:
Ngành là tổng thể các đơn vị kinh tế cùng thực hiện một chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội. Cơ cấu ngành của nền kinh tế là “Quan hệ tỷ lệ của tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và
các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng” [3,75].
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là một quá trình tác động làm thay đổi cơ cấu về tỷ trọng giữa các ngành và vị trí, vai trò giữa 3 nhóm ngành kinh tế: Nông – Lâm – Thủy sản (KV I); Công nghiệp – Xây dựng (KV II); Thƣơng mại - Dịch vụ (KV III) của nền KTQD trên cơ sở thay đổi việc phân bổ các nguồn lực giữa chúng dƣới sự tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài khác nhau.
Chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình nên cần một khoảng thời gian nhất định mới có thể thấy rõ kết quả của sự chuyển dịch, suy cho cùng là kết quả của sự phát triển khác nhau của các ngành đã làm thay đổi mối quan hệ tƣơng đối ổn định vốn có của chúng ở thời điểm trƣớc đó [11,2].
b. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Trong quá trình đó, tỷ trọng của các khu vực trong GDP diễn ra theo xu hƣớng tỷ trọng của KV I giảm dần, tỷ trọng của nhóm KV II và KV III tăng lên.
Xu hƣớng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:
+ Khu vực I:
Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt truyền thống, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và tăng tỷ trọng ngành trồng trọt áp dụng công nghệ cao
+ Khu vực II: Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
+ Khu vực III: phát triển các ngành dịch vụ mới: du lịch, bảo hiểm, tƣ vấn, tài chính ngân hàng.
c. Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế:
- Mức độ thay đổi giá trị sản xuất của các ngành trong tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế theo thời gian;
- Mức độ thay đổi tỷ trọng lao động của mỗi ngành so với tổng số lao động của nền kinh tế theo thời gian;
- Mức độ thay đổi tỷ trọng vốn đầu tƣ của mỗi ngành so với tổng số vốn của nền kinh tế theo thời gian;
- Mức độ thay đổi năng suất theo ngành so với tổng năng suất lao động ca nền kinh tế theo thời gian;
Ngoài ra có thể đo lƣờng mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một thời kỳ nhất định bằng cách sử dụng hệ số cosφ hoặc góc φ (đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành)
Theo UNIDO (1985), và Nguyễn Quang Thái (2004), để lƣợng hóa mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành giữa 2 thời điểm t0 và t1, có thể sử dụng phƣơng pháp véctơ để tính toán góc chuyển dịch cơ cấu ngành theo công thức sau:
Trong đó: Si (t) là tỷ trọng ngành i tại thời điểm t; đƣợc coi là góc hợp bởi hai vector cơ cấu S (t0) và S (t1).
Khi Cos càng lớn thì các cơ cấu càng gần nhau bấy nhiêu và ngƣợc lại.
Khi 0 < < 900 khi Cos = 0 thì = 900 : Chuyển dịch hoàn toàn Khi Cos = 1 thì = 0 : Không có sự chuyển dịch Do vậy tỷ số /90 phản ánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu ngành
- Mức độ thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.