8. Kết cấu luận văn
1.2.6. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
a. Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất là quá trình chuyển đổi, điều chỉnh mục đích sử dụng của các loại đất khác nhau của địa phƣơng làm thay đổi tỷ
trọng, sử dụng các loại đất dƣới tác động của những yếu tố kinh tế, xã hội và các điều kiện khách quan khác...nhƣ các đồ án quy hoạch của địa phƣơng, điều kiện tự nhiên...
b. Xu hướng chuyển dịch
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với
loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không
có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào. Hiện nay, quá trình CNH-HĐH làm dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng phát triển dịch vụ - thƣơng mại hạn chế nông nghiệp, làm cơ cấu, nhu cầu sử dụng các loại đất cũng có sự dịch chuyển tƣơng ứng. Đất phi nông nghiệp ngày càng tăng, hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn lao động tốt hơn. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hƣớng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản và phát triển mở rộng "đa ngành, đa nghề"...
c. Chỉtiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo ngành kinh tế
Hiện trạng và cơ cấu sử dụng các loại đất trên địa bàn phân theo mục đích sử dụng.
1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu sự tác động chi phối của nhiều nhân tố khác nhau, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có vai trò và tác động to lớn đến mức độ và xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu vai trò và mức độ tác động của từng nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phát triển huy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố kìm hãm để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hƣớng
của địa phƣơng.