Nhóm nhân tố về nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 40)

8. Kết cấu luận văn

1.3.2. Nhóm nhân tố về nguồn lực

a. Nguồn vốn đầu tư

Vốn đầu tƣ tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua cơ cấu phân bổ vốn đối với từng bộ phận của ngành và đối với mỗi ngành kinh tế. Vốn đầu tƣ có thể từ nguồn vốn trong nƣớc là ngân sách nhà nƣớc, nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc và nguồn vốn đầu tƣ của doanh nghiệp nhà nƣớc, nguồn vốn nhân danh... Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động đầu tƣ và phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua. Bên cạnh đó, là nguồn vốn thu hút, vay, viên trợ từ nƣớc ngoài nhƣ nguồn vốn ODA, FDI... Thực tế cũng cho thấy hai nguồn vốn này đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế nƣớc ta thời gian qua. Việc phân bổ, sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ hầu hết do nhà nƣớc can thiệp trực tiếp nhƣ thực hiện chính sách phân bổ, kế hoạch trung hạn, xây dựng cơ chế quản lý đầu tƣ hoặc điều tiết gián tiếp thông qua các công cụ nhƣ thuế, phí, tín dụng, lãi suất để điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tƣ dẫn đến định hƣớng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

b. Lao động và chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thƣớc đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia. Nhấn mạnh vai trò của con ngƣời trong quá trình sản xuất Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Xã hội có cơm ăn, áo

mặc, nhà ở là nhờ lao động của con ngƣời”.

Trong khi Lewis, Fei và Ranis giả định rằng lao động nông nghiệp dƣ thừa ở nông thôn có thể tìm ngay việc làm ở thành phố thì từ năm 1964, các nghiên cứu của Harris-Todaro đã chỉ ra rằng chƣa hẳn những ngƣời rời khỏi ruộng đất ra thành phố sẽ nhanh chóng tìm đƣợc việc làm, nên sự dịch chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp không chỉ phụ thuộc vào mức chênh lệch thu nhập mà còn vào xác suất tìm đƣợc việc làm. Khả năng tìm đƣợc việc làm của ngƣời lao động từ nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào ba yếu tố: tính năng động của khu vực công nghiệp, mức độ thất nghiệp của lao động ở thành phố và tay nghề của những ngƣời đi tìm việc làm từ nông thôn.

Nghiên cứu của Caselli và Coleman (2001) cũng nhƣ Lucas (2004) cho kết luận rằng việc đòi hỏi ngƣời lao động phải có kỹ năng và tay nghề là yếu tố quan trọng hạn chế chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực khác. Nếu lao động có trình độ tay nghề thấp, thể lực kém, kỷ luật kém thì chỉ có thể làm việc trong các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ giản đơn tạo ra giá trị gia tăng thấp, do đó, cơ cấu ngành kinh tế chậm chuyển dịch. Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lƣợc: Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì các nhân tố công nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó. Bên cạnh đó, nhân tố tri thức của con ngƣời ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề và chuyên môn cao sẽ góp phần phát triển khoa học công nghệ cao, ứng dụng và sáng tạo các tiến bộ công nghệ vào các ngành nghề, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ngoài những yếu tố về số lƣợng, chuyên môn, trình độ năng lực, kỹ năng nghề nghiềp...thì đạo đức và tác phong nghề nghiệp cũng là những yếu tố đóng vai trò quan trọng, cần xây dựng, bồi dƣỡng và hoàn thiện trong thời đại mới.

c. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ luôn đƣợc xác định giữ vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới của nƣớc ta, đặc biệt là trong quá trình CNH-HĐH đất nƣớc. Khoa học công nghệ góp phần rất lớn trong việc hình thành nền “kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin”, phát triển hàm lƣợng trí tuệ cao trong hầu hết các ngành kinh tế. Khoa học công nghệ là động lực chủ yếu thúc đẩy phân công lao động xã hội. Theo lý luận của G.Xuipittơ “sự tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch CCKT công-nông nghiệp là do những hoạt động sáng kiến tạo nên”. Thực tiễn cho thấy, các kết quả nghiên cứu khoa khọc đã chú trọng giải quyết các yêu cầu của sản xuất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lƣợng, đổi mới, áp ụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, chế tạo các thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất.

Tiến bộ khoa học công nghệ đi kèm với những nhu cầu mới, đòi hỏi sự xuất hiện một số ngành kinh tế mới, do đó cũng làm cho thay đổi cơ cấu ngành kinh tế. Việc hình thành nên những giống cây trồng, vật nuôi mới, năng lƣợng, vật liệu hay công nghệ mới đã tạo nên sự phát triển vƣợt bậc đối với các ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo, nông nghiệp, dịch vụ...làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ và giữa các ngành kinh tế.

Tiến bộ khoa học công nghệ đƣợc xem là yếu tố cốt lõi thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)