Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 83 - 87)

8. Kết cấu luận văn

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Với những nổ lực về phát triển KT-XH, đi đôi cùng những thành tựu đã đạt đƣợc, thời gian qua quá trình CDCCKT thành phố Tam Kỳ cũng đối mặt với không ít những khó khăn thách thức cụ thể nhƣ sau:

a. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Công tác bố trí, phân bổ nguồn ngân sách, nguồn vốn của địa phƣơng chƣa thật sự hợp lý. Phƣơng án quy hoạch dài hạn chƣa mang tính thiết thực và phù hợp, chƣa đồng bộ và định hƣớng phát triển cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Do đó, quá trình chuyển dịch còn thụ động, chƣa phát huy hết thế mạnh của từng ngành. Chƣa thấy đƣợc chiến lƣợc dài hạn về đầu tƣ và phát triển đối với mỗi ngành để có những tính toán, đáp ứng về các nguồn lực.

b. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành

trọng ngành thƣơng mại – dịch vụ tuy đúng hƣớng nhƣng chƣa thực sự hiệu quả, phát huy hết tiềm lực của địa phƣơng. Thành phố vẫn chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu du lịch riêng gắn với đặc trƣng văn hóa con ngƣời địa phƣơng. Tuy thành phố đã có những chính sách đầu tƣ phát triển du lịch nhƣng hiệu quả vẫn chƣa cao, chƣa tạo đƣợc dấu ấn và đóng góp đáng kể cho ngành kinh tế.

Đối với ngành thƣơng mại – dịch vụ, công tác quy hoạch phát triển du lịch thiếu đồng bộ và mạnh mẽ. Thành phố chƣa có sự chuyên nghiệp và quy mô trong công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh thành phố cũng nhƣ việc tổ chức, tham gia các hội nghị, chƣơng trình lễ hội, sự kiện trên địa bàn. Do đó, chƣa tạo đƣợc điểm nhấn cũng nhƣ dấu ấn riêng cho thành phố Tam Kỳ. Điều này, là trở ngại rất lớn đối với định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng thƣơng mại – dịch vụ trong tƣơng lai.

Về Thƣơng mại, công tác quản lý, quy hoạch, di dời các chợ cũng gặp không ít khó khăn về công tác di dời, chi phí thuê, sắp xếp vị trí gian hàng, phân ngành hàng. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở một số khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các chợ, trung tâm thƣơng mại... chƣa xử lý triệt để.

Về Công nghiệp – xây dựng, tuy thành phố đã có những bƣớc xây dựng và mở rộng các khu cụm công nghiệp khá tốt, phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến. Tuy nhiên, nguồn lực về lao động và môi trƣờng kinh doanh sản xuất của địa phƣơng vẫn còn phong phú, chƣa khai thác hết tiềm năng. Công tác thu hút, xúc tiến đầu tƣ vào các khu, cụm công nghiệp chƣa thật sự rộng rãi và đa dạng, vẫn còn bó hẹp một số quốc gia nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Bên cạnh đó, Công tác triển khai các công trình mới còn chậm, không dứt điểm. Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thƣờng, tái định cƣ những dự án quan trọng gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc... nhƣ đƣờng trục chính vào khu

công nghiệp Thuận Yên, đƣờng N10, nút ngã tƣ đƣờng ĐT615 và đƣờng vào khu công nghiệp Tam Thăng, khu dân cƣ tây bắc Thanh Hóa. Do đó, tình hình giải ngân vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản chậm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Về Nông nghiệp, trong ngành chăn nuôi và trồng trọt thành phố cũng đã quan tâm hỗ trợ về vốn và triển khai thí điểm ứng dụng các công nghệ mới, cho năng suất hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, các chính sách này chƣa đƣợc thực hiện với quy mô đồng bộ, còn mang tính nhỏ lẻ nên chƣa đem về hiệu quả kinh tế nhƣ mong đợi.

Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng là một lợi thế của địa phƣơng, tuy nhiên vẫn còn nhiều bấp bênh về vốn, thị trƣờng, kỹ thuật nuôi trồng và thời tiết. Việc nuôi thả tôm, cá lồng thƣờng xuyên gặp tình trạng dịch bệnh. Các chính sách hỗ trợ cho bà con vay vốn nuôi trồng, mua sắm, sửa chữa thuyền đánh bắt còn vƣớng mắc, bỏ ngỏ, chƣa đƣợc giải ngân, cơ chế chính sách cho vay còn rƣờm rà, khó đƣợc giải quyết và tiếp cận. Điển hình là việc thực hiện cơ chế hỗ trợ theo Nghị định 67, 17 về một số chính sách phát triển thủy sản. Bên cạnh đó, giá cả thị trƣờng không ổn định cũng làm ảnh hƣởng không nhỏ đến thu nhập của ngƣời dân.

c. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần kinh tế

Với định hƣớng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thời gian qua tuy có sự gia tăng và lớn mạnh của các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣng các cơ chế, chính sách hỗ trợ của thành phố cho các thành phần còn bỏ ngỏ và chƣa thật sự hiệu quả.

DN tƣ nhân có quy mô nhỏ thƣờng hạn chế hơn trong tiếp cận thông tin so với các DN nhà nƣớc với quy mô lớn. Các DN tƣ nhân cũng luôn gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc thuê đất và mặt bằng cho sản xuất kinh doanh. Theo khảo sát của VCCI, thì chi phí không chính thức của doanh nghiệp tƣ nhân lên đến 6 -8%, đây là con số không nhỏ, gây khó khăn đối

hoạt động tài chính của DN khi phải xoay sở với nhiều loại chi phí.

Không chỉ khó khăn về thị trƣờng, vốn luôn là bài toán nan giải đối với các DN tƣ nhân, đa số các DN hiện nay kinh doanh bằng nguồn vay ngân hàng. Các cơ chế, hỗ trợ vay vốn đối với DN nhỏ và vừa tuy có quan tâm nhƣng chƣa thật sự hiệu quả và giải quyết đƣợc nhu cầu của các DN. Các điều kiện, thủ tục vay vốn còn rƣờm rà, khó tiếp cận.

Tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thành phố có hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ nên năng lực về vốn và công nghệ còn hạn chế, năng lực cạnh tranh thấp, khả năng tìm tòi thị trƣờng, khả năng sáng tạo để làm ăn hiệu quả, vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài hầu nhƣ không có.

Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động không ít, nhƣng số lƣợng doanh nghiệp có chiến lƣợc làm ăn lâu dài, bền vững khá ít. Đa số DN chỉ tập trung vào dịch vụ, ít tập trung vào sản xuất - kinh doanh.

d. Đối với chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu lao động, hiện trạng sử dụng đất.

Nhƣ phân tích ở trên, thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc không chỉ trên địa bàn thành phố mà nhiều địa phƣơng khác cũng gặp khá nhiều khó khăn. Đa phần họ phải đi vay vốn từ các quỹ, ngân hàng...hạn chế về năng lực tài chính khiến khả năng cạnh tranh của các DN càng giảm sút.

Nguồn vốn phân bổ giữa các ngành của thành phố tƣơng đối hiệu quả, chủ yếu tập trung vào ngành thƣơng mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng. Nguồn vốn để đầu tƣ phát triển hỗ trợ ngành nông nghiệp còn hạn chế, ít đƣợc chú trọng. Việc ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp chƣa đồng bộ và quy mô. Nguồn vốn cho hoạt động này thời gian qua khó tiếp cận, khó giải ngân.

Có thể thấy, chất lƣợng lao động qua đào tạo nghề và tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề tại thành phố còn thấp. Chất lƣợng nguồn nhân lực

chƣa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, chủ yếu về trình độ ngoại ngữ, các kỹ năng mềm về quản lý và ứng dụng công nghệ cao. Công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho lao động ở một số khu vực vùng ven, nông thôn chƣa có sự đầu tƣ vẫn còn nhiều lúng túng.

Vẫn còn tình trạng công nhân tại các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, công ty PDI nhƣ PANKO Tam Thăng và Công ty may Moon Chang Vina...bị o ép quyền lợi về thời gian làm việc, tiền lƣơng thƣởng...gây nên một số bức xúc và ảnh hƣởng đến đời sống của nhiều công nhân.

Không ít đội ngũ cán bộ công chức viên chức thành phố thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản lý, kỹ năng nghiệp vụ hành chính còn rất hạn chế, kết quả là khi triển khai thực thi công vụ, nhiều công chức còn lúng túng.

Hiện vẫn còn bất cập đó là ngƣời sản xuất nông nghiệp lại không biết nhiều về công nghệ, ngƣời làm công nghệ thông tin lại không biết nhiều về nông nghiệp. Hai bên không gắn kết thì không bao giờ đạt đƣợc năng suất nhƣ mong đợi.

Công tác giải phóng mặt bằng, các thủ tục liên quan tới đất đai thời gian qua không chỉ Tam Kỳ mà nhiều nơi trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Các chính sách, quy định về GPMB, đền bù, tái định cƣ không chặt chẽ, thiếu đồng bộ, không phù hợp với thực tế ở từng địa phƣơng, thƣờng xuyên có sự điều chỉnh... Điều này, gây trở ngại rất lớn đến việc thuê đất, sử dụng đất của các DN, nhà đầu tƣ trên địa bàn thành phố để sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)