Nhóm nhân tố về xu thế kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 45)

8. Kết cấu luận văn

1.3.3. Nhóm nhân tố về xu thế kinh tế xã hội

a. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế, quốc tế hoá lực lượng sản xuất

Toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa lực lƣợng sản xuất có nhiều tác động tích cực và tiêu cực đến tất cả quốc gia trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa các lực lƣợng sản xuất đƣa lại sự tăng trƣởng kinh tế cao cho tất cả các quốc gia. Chúng vừa thúc đẩy hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trƣởng kinh tế, tăng tự do thƣơng mại, đầu tƣ, bảo

vệ lợi ích KT các nƣớc thành viên; tạo những thị trƣờng rộng lớn, tăng cƣờng toàn cầu hóa kinh tế. Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng tác động đến nhiều mặt, hoạt động và đời sống con ngƣời trở nên kém an toàn, từ an toàn kinh tế, tài chính; văn hóa, xã hội; môi trƣờng và an toàn chính trị. Một trong những vấn đề đó là sự hình thành và phát triển của tội phạm.

b. Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phương

Định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phƣơng có tính chất quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mục tiêu kinh tế - xã hội địa phƣơng là những chỉ tiêu đƣợc lƣợng hóa dựa trên việc nắm bắt, am hiểu tiềm năng, thế mạnh, khó khăn, trở ngại của địa phƣơng, các điều kiện tác động bên ngoài trên cơ sở so sánh kết quả đã đạt đƣợc mà chính quyền đề ra. Từ đó, có những định hƣớng mang tính chiến lƣợc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Nhƣ vậy nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội thông qua việc định hƣớng, chi phối chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế.

c. Cơ chế quản lý

Mọi sự hoạt động của nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trƣờng, song có sự điều tiết của nhà nƣớc, các quy luật khách quan của thị trƣờng đƣợc tôn trọng nhƣng những ngành kinh tế trọng yếu (quốc phòng, khai mỏ...) đƣợc nhà nƣớc quản lý. Nhà nƣớc điều hành thông qua việc sử dụng nhiều biện pháp, công cụ quản lý nhƣ thuế, lãi suất ngân hàng, chi tiêu chính phủ... Khi áp dụng một biện pháp sẽ giải quyết một tồn tại nào đó của nền kinh tế song

lại gây nảy sinh một hiện tƣợng bất lợi khác, do đó thƣờng kết hợp nhiều biện pháp quản lý cùng lúc.

Nhà nƣớc thực hiện chức năng phân bổ nguồn lực khan hiếm nhàm bảo đảm các nguồn lực này đƣợc đi đến những địa chỉ phù hợp vởi mục tiêu mà xã hội cần có, phục vụ cho những nhu cầu của quảng đại quần chúng nhân dân, kết hợp hài hoà giữa trƣớc mắt với lâu dài. Biểu hiện của việc thực hiện chức năng này là việc nhà nƣớc đứng ra cung cấp hàng hoá công cộng, điều tiết các luồng đầu tƣ vào các ngành, các vùng theo quy hoạch chung, khắc phục các thất bại của thị trƣờng liên quan đến tính phi hiệu quả nhƣ độc quyền, ngoại ứng hay thông tin không hoàn hảo. Sự tác động của cơ chế quản lý sẽ thực hiện đƣợc cơ cấy sản xuất cơ cấu dân cƣ tạo ra sự cân đối lực lƣợng lao động và thu nhập giữa các vùng và giảm bớt khoảng cách thành thị và nông thôn.

Trƣớc sự điều tiết nền kinh tế của Nhà nƣớc, cơ cấu chuyển dịch kinh tế cũng chịu tác động rõ rệt theo chủ trƣơng, định hƣớng của mỗi địa phƣơng.

d. Nhu cầu thị trường

Thị trƣờng là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu, từ đó xác định rõ số lƣợng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Nhu cầu thị trƣờng cho ta biết đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng từ đó định hƣớng sản xuất cái gì, chất lƣợng, giá cả, dịch vụ tƣơng ứng với mong muốn của từng đối tƣợng khách hàng. Sự tác động qua lại của yếu tố cung cầu trên thị trƣờng, giữa ngƣời bán và ngƣời mua đã tác động đến việc hình thành, phát triển hay kìm hãm, sa sút của bất kỳ sản phẩm hay ngành kinh tế nào. Tại đây quy luật giá trị sẽ tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tƣ liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

cầu thị trƣờng cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến mức độ thay đổi cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế cũng nhƣ cơ cấu trong nội bộ từng ngành.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, đã hệ thống hóa và khái quát một số khái niệm cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó nhấn mạnh vai trò của CDCCKT, chỉ ra đƣợc tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là mục tiêu mà còn là yêu cầu tất yếu của quá trình CNH - HĐH.

Đồng thời đã đi sâu vào làm rõ những nội dung liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhƣ khái niệm, xu hƣớng và chỉ tiêu đánh giá để có cơ sở phân tích tình hình CDCCKT của một địa phƣơng, từ đó có các chính sách, điều chỉnh phù hợp với thực tế địa phƣơng.

Tuy nhiên để CDCCKT hiệu quả thì cần phân tích các nhóm nhân tố ảnh hƣởng về điều kiện tự nhiên, nguồn lực và xu thế KT-XH của địa phƣơng. Với những những luận cứ trên làm tiền đề phân tích thực trạng CDCCKT của Tam Kỳ để thấy đƣợc những hạn chế, nguyên nhân từ đó xây dựng dự báo, định hƣớng chuyển dịch và đề ra giải pháp CDCCKT của Tam Kỳ trong giai đoạn đến.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ TAM KỲ GIAI ĐOẠN NĂM 2012-2017

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)