8. Kết cấu luận văn
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành
a. Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ của ngành là quá trình làm thay đổi các mối quan hệ số lƣợng và chất lƣợng giữa các bộ phận trong nội bộ mỗi ngành trên cơ sở thay đổi việc phân bổ các nguồn lực giữa chúng dƣới sự tác động của nhiều nhân tố biên trong và bên ngoài khác nhau [9,21]. Về mặt lƣợng, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành là sự thay đổi về giá trị sản xuất, cơ cấu lao động, năng suất, vốn đầu tƣ theo thời gian của các bộ phận trong ngành đó. Về mặt chất, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành biểu hiện bằng mức độ thay đổi hiệu quả việc sử dụng các yếu tố nguồn lực, giá trị gia tăng, năng suất lao động của các bộ phận.
b. Xu hướng chuyển dịch:
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành là phải hƣớng tới một cơ cấu ngành hợp lý, phát huy tiềm lực của mỗi bộ phận trong bối cảnh
cụ thể của địa phƣơng và bên ngoài. Trong đó cần tập trung phát triển các bộ phận kinh tế chủ lực có nhiều lợi thế nhằm đẩy nhanh sự chuyển dịch của toàn ngành và kéo theo sự chuyển dịch của các bộ phận khác theo định hƣớng.
- Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng của khu vực phi nông nghệp có giá trị sản lƣợng tăng lên và tỷ trọng ngành nông nghiệp thuần túy giảm xuống. Trong nội bộ nông nghiệp tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, thủy sản sẽ tăng lên và tỷ trọng giá trị sản lƣợng ngành trồng trọt giảm xuống tƣơng ứng.
- Trong nội bộ ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến tăng lên, giảm tỷ trọng ngành khai thác; cơ cấu sản xuất thay đổi theo hƣớng từ ngành sản xuất các sảm phẩm sử dụng nhiều lao động chân tay sang sản xuất sản phẩm chứa hàm lƣợng cao về vốn và khoa học công nghệ.
- Trong nội bộ ngành thƣơng mại, dịch vụ, phát triển mạnh và nâng cao chất lƣợng các ngành dịch vụ, thƣơng mại, kể cả thƣơng mại điện tử, các loại hình vận tải, bƣu chính – viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Du lịch phát triển còn kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ khác và hơn thế còn góp phần phát triển con ngƣời nhờ giao thoa với các nền văn hóa khác.
c. Chỉ tiêu phản ảnh chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành:
- Tỷ trọng giá trị sản xuất của các phân ngành trong từng ngành kinh tế. - Sự thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của các các phân ngành trong từng ngành kinh tế.
- Hệ số Cos (đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành).