8. Kết cấu luận văn
1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ
a. Khái niệm:
Cơ cấu vốn đầu tƣ phản ánh mức độ hoặc tỷ trọng đóng góp vốn đầu tƣ của các ngành hoặc các thành phần kinh tế trong tổng vốn đầu tƣ toàn địa phƣơng, xã hội. Đây là loại chuyển dịch cơ cấu quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến sự chuyển dịch CCKT theo ngành hoặc theo thành phần kinh tế. Cơ cấu đầu tƣ theo ngành (hoặc theo thành phần) kinh tế quy định tỷ lệ phân bổ vốn đầu tƣ vào các ngành (hoặc thành phần) kinh tế, qua đó quyết định quan hệ tỷ lệ về vốn sản xuất giữa các ngành (hoặc thành phần) kinh tế và mối quan hệ qua lại giữa các ngành (hoặc thành phần) kinh tế về mặt định tính cũng nhƣ định lƣợng.
b. Xu hướng chuyển dịch:
Các ngành kinh tế có tỷ suất sinh lợi cao sẽ đƣợc chú trọng đầu tƣ, dẫn đến quy mô, tỷ trọng của ngành kinh tế đó gia tăng. Quá trình đầu tƣ theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành kinh tế chủ lực, ngành kinh tế có tiềm năng, thế mạnh đƣợc ƣu tiên đầu tƣ và phát triển.
Vốn trong thành phần kinh tế Nhà nƣớc luôn chiếm vị trí chủ đạo, chủ yếu tập trung đầu tƣ xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng, công trình công cộng đòi hỏi nguồn vốn lớn. Tuy nhiên hiện nay, xu thế chuyển dịch thành phần kinh tế với sự lớn mạnh của kinh tế ngoài nhà nƣớc và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Vốn của các thành phần này cũng tăng dần, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Tạo nên sự cạnh tranh và linh hoạt về vốn đầu tƣ của mỗi đơn vị, doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề và phân khúc thị trƣờng.
c. Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư
- Tỷ trọng vốn đầu tƣ hàng năm của các ngành (hoặc thành phần) kinh tế.
- Sự thay đổi tỷ trọng vốn đầu tƣ của các ngành (hoặc thành phần) kinh tế. - Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ của các ngành (hoặc thành phần)
kinh tế.