8. Kết cấu luận văn
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trên do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nhƣ sau:
a. Công tác quy hoạch, bố trí phân bổ vốn chưa đem lại hiệu quả.
Công tác bố trí, phân bổ nguồn ngân sách, nguồn vốn của địa phƣơng vẫn còn bất cập, chƣa thật sự phù hợp.
Công tác quy hoạch của các ngành còn chƣa đồng bộ, đa phần các dự án chƣơng trình tập trung ở khu vực thành thị, nên chƣa phát huy đƣợc thế mạnh của từng vùng, chƣa tạo đƣợc sự phát triển hài hòa của cả thành phố.
Phƣơng án quy hoạch chƣa thực sự bám sát tình hình năng lực thực tế mỗi địa phƣơng, còn mang nặng tính chủ quan.
Công tác quản lý quy hoạch sau khi đƣợc phê duyệt còn nhiều bất cập. Những sai phạm trong công quản lý xây dựng, đất đai, quy hoạch, trật tự mỹ quan đô thị còn thƣờng xuyên xảy ra. Vẫn còn nổi cộm các trƣờng hợp vi phạm xây dựng trái phép, chuyển mục đích sử đụng đất sai quy định, lấn chiếm đất công cộng...Điều này do cung cách và cơ chế quản lý nhà nƣớc của một số địa phƣơng còn chủ quan, thiếu sâu sát, chặt chẽ.
b. Chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực chƣa cao, chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng hƣớng về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, phƣơng pháp và nội dung giảng dạy. Phƣơng pháp giảng dạy truyền thống, thu động chƣa thoát ly để tiếp thu và ứng dụng tiến bộ công nghệ, ứng dụng thực hành và kỹ năng làm việc nhóm...Điều này, ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành phố theo hƣớng ứng dụng công nghệ cao vào các ngành nghề. Muốn đáp ứng đƣợc định hƣớng này thì chất lƣợng của nguồn nhân lực phải đƣợc thay đổi, nâng cao.
Bên cạnh đó, năng lực trình độ của ngƣời nông dân còn hạn chế, việc tiếp thu ứng dụng tiến bộ công nghệ là một khó khăn thách thức rất lớn, không chỉ đối với họ mà ngay cả với các trung tâm đào tạo, chuyển đổi nghề.
c. Hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp chưa
hiệu quả.
không ít khó khăn do điều kiện thời tiết, tập quán canh tác nuôi trồng của địa phƣơng, cơ chế hỗ trợ vốn tƣơng đối ít, chƣa nhận đƣợc sự quan tâm sâu sát tận tình của cán bộ chuyên môn nên việc ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu hiệu quả. Tuy đã đã sự quan tâm, nhƣng việc liên kết giữa nông dân với nhà khoa học, nhà nƣớc và nhà doanh nghiệp còn lỏng lẻo và thiếu đồng bộ.
Do năng lực, trình độ ngƣời nông dân có hạn, còn bị động trong cơ chế thị trƣờng, từ việc tổ chức sản xuất, kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chƣa đi theo chiều sâu nhƣ định hƣớng.
d.Một số cơ chế chính sách hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu mong đợi.
Một số cơ chế chính sách của Chính Phủ không thể áp dụng và triển khai hiệu quả với thực tế tại địa phƣơng. Một số quy định văn bản về quy hoạch, xây dựng, quản lý đất đai còn chống chéo, thiếu logic đồng bộ giữa các ban ngành gây không ít khó khăn trong công tác thực hiện. Bên cạnh đó, những chính sách còn thƣờng xuyên sửa đổi, điều chỉnh.
Nhƣ phân tích ở trên, những chính sách hỗ trợ, vay vốn trong các ngành vẫn còn bỏ ngỏ, khó tiếp cận do cơ chế, điều kiện thụ hƣởng, thủ tục còn rƣờm rà, phức tạp.
e.Hạn chế trong khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường.
Sản phẩm nông nghiệp lẫn công nghiệp, thƣơng mại du lịch của thành phố chƣa xây dựng đƣợc các thƣơng hiệu riêng, chƣa tạo dựng đƣợc điểm nhấn cho thị trƣờng. Do đó, việc tiếp cận và mở rộng thị trƣờng còn khá lung túng, thụ động. Bên cạnh đó,trong bối cảnh kinh tế hội nhập, Việt Nam là thành viên của các tổ chức kinh tế, ký kết các hiệp định thƣơng mại, tăng cơ hội xuất khẩu ra nƣớc ngoài nhƣng đồng thời là vô vàng thách thức cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam với các công ty nƣớc ngoài vào trong nƣớc. Đặc biệt là những hạn chế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý khiến các doanh nghiệp khó tìm kiếm các đối tác, mở rộng thị trƣờng.
g.Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch – dịch vụ thiếu quy mô và chuyên nghiệp.
Đối với ngành thƣơng mại – dịch vụ, công tác quy hoạch phát triển du lịch thiếu đồng bộ và mạnh mẽ. Thành phố chƣa có sự chuyên nghiệp và quy mô trong công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh thành phố cũng nhƣ việc tổ chức, tham gia các hội nghị, chƣơng trình lễ hội, sự kiện trên địa bàn. Do đó, chƣa tạo đƣợc điểm nhấn cũng nhƣ dấu ấn riêng cho thành phố Tam Kỳ. Điều này, là trở ngại rất lớn đối với định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng thƣơng mại – dịch vụ trong tƣơng lai.
Sự liên kết các hoạt động du lịch – dịch vụ của thành phố với các địa phƣơng khác, vùng du lịch khác còn rời rạc, thiếu tính chuyên nghiệp và quy mô. Chƣa kết nối và tận dụng đƣợc lợi thế du lịch của Hội An, Mỹ Sơn và Đà Nẵng trong xây dựng kết nối với các sản phẩm du lịch của địa phƣơng
h. Đội ngũ CBCCVC hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm.
Công tác lãnh đạo, điều hành giữa các cấp, các ngành còn thiếu đồng bộ, chƣa sâu sát. Đội ngũ cán bộ bên cạnh chuyên môn hạn chế, cũng chƣa thƣờng xuyên đi thực tế, nắm bắt tình hình cụ thể của từng địa phƣơng, ngành nghề. Để có những chính sách hỗ trợ kịp thời phù hợp cho từng đối tƣợng, từng trƣờng hợp và địa phƣơng cụ thể.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 phân tích dựa trên cơ sở lý luận từ chƣơng 1 và cũng là cơ sở để có những dự báo, định hƣớng, giả pháp ở chƣơng 3. Chƣơng này đƣợc xem là bức tranh toàn cảnh về tình hình CDCCKT thành phố Tam Kỳ giai đọn 2012 -2017. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đặc biệt là sự xu thế phát triển kinh tế thị trƣờng vừa tạo ra những động lực nhƣng đồng thời cũng có những tác động xấu tới quá trình CDCCKT của thành phố. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của thành phố thời gian qua, cho thấy quá trình CDCCKT theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành Thƣơng mại - dịch vụ chiếm đến 71% vào năm 2017 (tăng gần 30% từ năm 2012). Có đƣợc kết quả này, đó là nhờ vào việc thành phố đẩy mạnh và tập trung phát triển ngành chủ lực, thƣơng mại và dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo. Đây là những ngành đóng góp lớn cho kinh tế thành phố.
Đồng thời, cũng có những chuyển biến rõ giữa khu vực Nhà nƣớc; ngoài Nhà nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong đó, thành phần kinh tế tƣ nhân có sự tăng trƣởng mạnh và luôn chiếm vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc. Thành phố đã có sự điều tiết , bố trí khá hợp lýnguồn vốn giữa các thành phần kinh tế để tạo động lực phát triển KT- XH của thành phố theo xu hƣớng tự nhiên của thị trƣờng.
Cùng với xu hƣớng chuyển dịch và phát triển của ngành thƣơng mại dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, cơ cấu lao động và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố cũng chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng lao động ngành TM-DV và nhóm đất phi nông nghiệp. Để phát triển kinh tế theo định hƣớng và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn vốn, cơ cấu lao động và hiện trạng sử dụng đất sẽ có xu hƣớng chuyển dịch và bị tác động, ảnh hƣởng từ sự dịch chuyển của các ngành trong nền kinh tế.
Với những phân tích thực trạng các ngành, nội bộ ngành, thành phần kinh tế...kết hợp với những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của thành phố là các cơ sở để đƣa ra giải pháp và đề xuất đối với các ban ngành nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tam Kỳ trong thời gian đến.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ TAM KỲ ĐẾN NĂM 2025