8. Kết cấu luận văn
1.1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Không chỉ ở các nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển mới có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngày nay, chính các quốc gia có nền kinh tế công nghiệp phát triển cũng phải thƣờng xuyên điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tiếp tục phát triển và hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Chuyển dịch cơ cấu là quá trình phát triển của các bộ phận kinh tế, dẫn
đến sự tăng trƣởng khác nhau giữa chúng và làm thay đổi mối quan hệ tƣơng quan giữa chúng so với một thời điểm trƣớc đó. Sự thay đổi này là kết quả của quá trình:
Xuất hiện hay mất đi một số yếu tố kinh tế, tức là có sự thay đổi về số lƣợng các bộ phận của nền kinh tế.
Sự tăng trƣởng với nhịp độ khác nhau giữa các bộ phận trong nền kinh tế đã dẫn tới thay đổi cơ cấu và phát triển không đồng đều giữa các bộ phận sau mỗi giai đoạn.
Thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận. Các bộ phận có thể tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nhau.
Sự tăng trƣởng của các bộ phận dẫn đến thay đổi cơ cấu trong mỗi nền kinh tế. Cho nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra nhƣ là kết quả của quá trình phát triển. Đó là quy luật tất yếu từ xƣa đến nay trong hầu hết mọi nền kinh tế.
Nhƣ vậy, chuyển dịch cơ cấu là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhƣng không lặp lại
trạng thái cũ. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế phản ảnh sự thay đổi về chất và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triển [3, 61].
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ diễn ra giữa các ngành của nền kinh tế mà bắt đầu từ nội bộ của các ngành theo xu hƣớng nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa rất đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.