CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.6. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở mô hình lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đó, nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hƣởng của cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên
đến hành vi công dân trong tổ chức của nhân viên, nghiên cứu tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ba thành phần của cam kết gắn bó với tổ chức (cam kết gắn bó vì tình cảm, cam
kết gắn bó để duy trì và cam kết gắn bó vì đạo đức) thì cam kết gắn bó vì tình
cảm và cam kết gắn bó vì đạo đức có ảnh hƣởng và ảnh hƣởng thuận chiều đến các hành vi công dân trong tổ chức của nhân viên (đúng mực, phẩm hạnh
nhân viên, phát triển bản thân và chủ động sáng tạo). Nên đây là yếu tố góp
phần thúc đẩy hành vi công dân trong tổ chức của nhân viên, đem lại hiệu quả trong hoạt động của tổ chức. Còn đối với cam kết gắn bó để duy trì có ảnh hƣởng và ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến các hành vi của nhân viên trong tổ chức nên đây là yếu tố giảm các hành vi công dân trong tổ chức của nhân viên và không đem lại hiệu quả cho tổ chức.
Kết quả nghiên cứu này đã đƣợc khẳng định theo nghiên cứu của
Murphy (2009). Theo Murphy, trong ba khía cạnh cam kết gắn bó với tổ chức
là cam kết gắn bó vì tình cảm, cam kết gắn bó để duy trì và cam kết gắn bó vì đạo đức, thì chỉ có cam kết gắn bó vì tình cảm và cam kết gắn bó vì đạo đức mới đem lại hiệu quả tốt cho tổ chức, còn cam kết gắn bó để duy trì không
đem lại hiệu quả tốt nhƣ hai khía cạnh trên.
Cuối cùng nghiên cứu cũng đã kiểm định các giả thuyết về sự khác biệt của hành vi công dân trong tổ chức của nhân viên theo đặc điểm cá nhân và loại hình ngân hàng. Kết quả cho thấy, hành vi công dân trong tổ chức của nhân viên chịu ảnh hƣởng không đáng kể từ các biến của đặc điểm nhân khẩu học. Nghiên cứu chỉ tìm ra đƣợc sự khác biệt về hành vi công dân trong tổ chức - hành vi đúng mực giữa những nhân viên khác nhau về vị trí công việc. Đồng thời, có sự khác biệt về các hành vi công dân trong tổ chức (đúng mực,
phẩm hạnh nhân viên, phát triển bản thân và chủ động sáng tạo) giữa những
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Chƣơng 3 trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm: mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá và kiểm định thang đo thông qua kiểm tra độ tin cậy Crobach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, từ đó hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết của mô hình.
Mô hình nghiên cứu chính thức là ảnh hƣởng của ba thành phần của cam kết gắn bó với tổ chức đến bốn thành phần của hành vi công dân trong tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ba thành phần của cam kết gắn bó với tổ chức thì cam kết gắn bó vì tình cảm và cam kết gắn bó vì đạo đức có ảnh hƣởng và ảnh hƣởng thuận chiều đến các hành vi của nhân viên trong tổ chức, còn cam kết gắn bó để duy trì có ảnh hƣởng và ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến các hành vi của nhân viên trong tổ chức.
Hành vi công dân trong tổ chức của nhân viên chịu ảnh hƣởng không đáng kể từ các biến của đặc điểm nhân khẩu học. Nghiên cứu chỉ tìm ra đƣợc sự khác biệt về hành vi công dân trong tổ chức - hành vi đúng mực giữa những nhân viên khác nhau về vị trí công việc. Đồng thời, có sự khác biệt về các hành vi công dân trong tổ chức giữa những nhân viên khác nhau về loại hình sở hữu ngân hàng.