Các giải pháp cụ thể thực hiện trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược phát triển cho trung tâm tiết kiệm năng lượng hà nội đến năm 2015 (Trang 106 - 116)

2. 4.1 Phân tích tình hình nhân lực

3.5. Các giải pháp cụ thể thực hiện trong thời gian tới

Để có thể thực hiện các giải pháp trên, sẽ cần áp dụng một loạt các biện pháp sau vào các loại hình dịch vụ của Trung tâm.

3.5.1. Thúc đẩy hoạt động kiểm toán năng lượng phát triển

Hiện nay, chính sách về tiết kiệm năng lượng đang được nhà nước ta hết sức quan tâm; nhu cầu năng lượng ngày một gia tăng và việc giá năng lượng ngày một gia tăng làm cho các đơn vị sử dụng năng lượng ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Để biết

được những hao phí năng lượng tại công ty, doanh nghiệp cần thiết phải kiểm toán năng lượng nhằm tìm ra các cơ hội và tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Chính vì vậy Trung tâm xác định đây sẽ là hướng ưu tiên phát triển trong thời gian tới. Hướng chiến lược sắp tới là khẳng định vị thế của trung tâm trong lĩnh vực kiểm toán năng lượng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Để tạo được lòng tin đối với khách hàng, Trung tâm sẽ tập trung đầu tư nâng cao trình độ

chuyên môn của cán bộ viên chức, đầu tư các thiết bị đo hiện đại, đo chính xác nhằm xác định các giải pháp tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả đối với doanh nghiệp, nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về vấn đề sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3.5.2. Đầu tư xây dựng cơ bản, mua mới trang thiết bị, cơ sở vật chất để

tăng năng lực dịch vụ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách

hàng nhằm thực hiện giải pháp xâm nhập thị trường.

Muốn đưa ra các giải pháp về tiết kiệm năng cho khách hàng Trung tâm cần phải có các thiết bị hiện đại để từ đó khảo sát, đo kiểm và tìm ra những cơ

hội tư vấn cho doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề đầu tư trang thiết bị phục vụ

cho công tác chuyên môn đã được Trung tâm đặc biệt coi trọng. Tuy nhiên vì là ngành dịch vụ đặc thù nên việc đầu tư mua mới trang thiết bị rất tốn kém và khó mua, bởi trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn phải thật nhiều, chính xác, hiện đại.

Dựa vào kết quả nghiên cứu nhu cầu dịch vụ của thị trường trong những năm tới, Trung tâm đã đưa ra danh mục đầu tư (danh mục các trang thiết bị cơ bản chính yếu) của trung tâm giai đoạn 2008-2015 tại bảng 13.

Bảng 13: Danh mục đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn của Trung tâm giai đoạn 2007-2010.

TT ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

(Testo)

Thang đo nhiệt độ: -30oC đến 400oC

Độ chính xác: ±1.5oC hoặc ±1.5 % giá trịđọc 2 Thiết bịđo tốc độ vũng quay (Testo) Thang đo: 1 đến 99.999 rpm (đo không tiếp xúc) Thang đo: 1 đến 19.999 rpm (đo tiếp xúc) 3 Thiết bịđo đa năng (Testo) Thụng số kỹ thuật: Khả năng đo: nhiệt độ, độẩm, tốc độ (m/s). Phụ kiện tựy chọn 3.1 Que đo nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ Nhiệt độ: -20 đến 70oC, độẩm: 0-100% RH, tốc độ: 0-20 m/s 3.2 Que đo tốc độ Tốc độ: 0.6 đến 40 m/s, nhiệt độ hoạt động đến 140oC 3.3 Nhiệt độ: -60 đến 400oC 3.4 Que đo nhiệt độ bề mặt Nhiệt độ: -60 đến 300oC 3.5 Que đo nhiệt độ và độ ẩm Nhiệt độ: -20 đến 70oC, độẩm: 0-100% RH

(Testo)

Thụng số kỹ thuật:

Khả năng đo: O2, CO, NO, NO2, SO2, CO2, đo hiệu suất đốt, áp suất & vận tốc

Các chức năng khác: lưu trữ dữ liệu, giao tiếp máy tính và in dữ liệu 5 Thiết bị thu thập dữ liệu nhiệt độ (Testo)

5.1 Phần mềm và cỏp giao tiếp

5.2 Cảm biến nhiệt độ (dài 100 m)

6 Thiết bịđo chiều dài bằng laser

(Leica Geosystems)

Thụng số kỹ thuật:

Khả năng đo: từ 0.05 m đến 100 m, độ chính xác: ±3 mm

7 Thiết bịđo lưu lượng siêu âm (Dynasonics)

Thiết bịđo lưu lượng sử dụng nguyên lí siêu âm (đo không xâm lấn) Hiển thị lưu lượng tức thời và lưu lượng tổng cộng, ngừ ra analog nối với recorder

8 Thiết bịđo công suất

(Yokogawa)

Thụng số kỹ thuật:

Dũng điện đầu vào: từ 0 đến 3000 A (tuỳ vào kềm đo)

Thông số đo: áp, dũng, cụng suất tiờu thụ, cụng suất phản khỏng, cụng suất

biểu kiến, tần số, hệ số công suất, góc lệch pha và điện năng tiêu thụ

8.1 Kèm đo dũng loại 500A 8.2 Kèm đo dũng loại 50A

9 Thiết bị kiểm tra tỡnh trạng bẫy hơi

(UE Systems)

(Nguồn: Trung tâm Tiết kiệm năng luợng Hà Nội)

Qua bảng 3.2 cho ta thấy phần lớn giá trị đầu tư giai đoạn tới là đầu tư

vào các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn. Với mục tiêu thực hiện tốt các loại hình dịch vụ tiết kiệm năng lượng, đưa ra các giải pháp chính xác và tạo ra mức tiết kiệm lớn nhất cho doanh nghiệp, Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu và mua mới hàng loạt các thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn ngày một tốt hơn, đáp ứng đòi hỏi mà khách hàng đặt ra ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

3.5.3. Nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân nói chung và của các

doanh nghiệp, tòa nhà, vv về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Theo kết quả cuộc khảo sát của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho thấy người dân đã có ý thức TKNL và thực hiện các biện pháp theo kinh nghiệm đúc rút trong quá trình sử dụng để giảm mức tiêu thụ năng lượng. Rất nhiều ý kiến được hỏi đều nhận thức được rằng “tiết kiệm năng lượng là sử

dụng năng lượng một cách hợp lý để giảm mức tiêu thụ nhưng vẫn đáp ứng

được nhu cấu sử dụng”. Để tiết kiệm, người dân đã biết “tắt đèn điện và các thiết bịđiện khi không sử dụng” (93%), “mua và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng” như đèn huỳnh quang, đèn compact (83,5%) hay cũng có thể “sử dụng ánh sáng tự nhiên” đểđun nấu, phơi phóng (82,2%) vv.

Tuy nhiên, lý do TKNL với hầu hết người dân, thực chất là để tiết kiệm “túi tiền” của gia đình mình. Cũng vì lý do kinh tế mà không ít người đã sử

dụng năng lượng theo phương châm “cắt giảm nhu cầu” như: ăn cơm sớm để

tận dụng ánh sáng ban ngày, đi ngủ sớm để tắt đèn điện và không xem ti vi,...mà chưa quan tâm đến yếu tố hiệu quả và đáp ứng nhu cầu tiêu dụng trong sử dụng năng lượng. Việc tiết kiệm năng lượng có nhằm mục đích hạn chế gây ô nhiễm môi trường hay vì các nguồn năng lượng ngày càng khan hiếm xem ra người dân cũng chưa mấy quan tâm.

Từ nhận thức này dẫn đến thực tế có một tỷ lệ tương đối lớn (37%) ý kiến cho rằng “người tiêu dùng do trả tiền điện nên có quyền sử dụng nhiều hay ít tuỳ theo ý mình”!!! Hoặc quan tâm đến lợi ích chung trong sử dụng năng lượng cũng là điều còn hạn chế trong ý thức người dân. Vẫn còn tình trạng xí nghiệp, cơ quan người lao động chưa có ý thức TKNL “vào thời gian nghỉ trưa đi ra ngoài nhưng rất ít công nhân tắt đèn điện, tắt quạt thông gió, tắt

điều hoà nơi sản xuất. Việc này chỉ có chủ doanh nghiệp làm, phải chăng việc tắt điện không mang lại lợi ích trực tiếp cho công nhân”.

Theo các chuyên gia khảo sát, sở dĩ người dân chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng một cách toàn diện vì họ không được thông tin đầy đủ, đồng bộ

về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Mặc dù, bằng cách này hay cách khác, họ đã được nghe về tiết kiệm năng lượng song chủ yếu vẫn là tiếp nhận thông tin một cách thụ động và thiếu hụt (nghe qua ti vi, đài với nội dung chủ

yếu là tiết kiệm điện).

Trên thực tế, thông tin về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng chưa thực sự trở thành một chương trình truyền thông với các kênh truyền thông đồng bộ bao gồm cả cung cấp tài liệu, các mô hình truyền thông tại cộng đồng, các lớp tập huấn, hướng dẫn cách thức tiết kiệm phù hợp với đặc điểm đối tượng.

Cần phải có một chiến lược truyền thông đồng bộ đến từng nhóm dân cư, lãnh đạo doanh nghiệp, địa phương ề tiết kiệm năng lượng, về ảnh hưởng cung của sự lãng phí năng lượng đối với gia đình và cộng đồng, xã hội và cách thức sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, đặc biệt hỗ trợ người dân và doanh nghiệp ứng dụng KHCN để tiết kiệm năng lượng. Trung tâm cần kết hợp với các cơ quan truyền thông nhằm tuyên truyền đến người dân các vấn

đề về sử dụng năng lượng sao cho hiệu quả nhất và có lợi nhất đối với mọi người. Một số công việc cụ thể như sau:

- Thiết lập các chương trình về tiết kiệm năng lượng dễ nhớ, dễ hiểu trên đài báo, xây dựng các chương trình giành riêng cho vấn đề sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và hợp lý. Một ví dụ điển hình đó là Xây dựng trò chơi về đề tài này trong chuơng trình chiếc nón kỳ diệu trên kên VTV3. Thực hiện trò chơi này trên sóng Đài THVN sẽ nhằm mục đích nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò to lớn của các nguồn năng lượng trong đời sống gia đình và xã hội, những kiến thức bổ ích và lý thú về các biện pháp và công nghệ tiết

kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó, trò chơi cũng mang đến cho khán giả những giải đáp bất ngờ về các lĩnh vực liên quan.

- Tăng cường nhận thức của giới trẻ về việc tiết kiệm năng lượng như

viết truyện cho bé yêu với chủ đề về tiết kiệm năng lượng.

- Tổ chức các cuộc thi kể chuyện tiết kiệm năng lượng, bé yêu sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

- Tổ chức cuộc thi gia đình tiết kiệm năng lượng và phụ nữ tiết kiệm năng lượng trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Qua cuộc thi nhằm cung cấp cho các hộ gia đình, chị em phụ nữ những thông tin, kiến thức về năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các thiết bị

trong gia đình. Nâng cao nhận thức của phụ nữ về năng lượng và tiết kiệm năng lượng, hình thành hành vi, thói quen tốt trong sử dụng năng lượng, góp phần tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.Vận động, thu hút sự tham gia của các hộ gia đình, chị em phụ nữ các quận huyện vào công tác tuyên truyền thực hiện tiết kiệm năng lượng.

- Xây dựng một số mô hình trình diễn tiết kiệm năng lượng đối với các tòa nhà, các hộ gia đình, xây dựng một số mô hình tiết kiệm năng lượng tại một số ngành như dệt, gốm sứ, gạch…..

- Xây dựng các gian hàng triển lãm giới thiệu các thiết bị hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng.

- Tổ chức các cuộc thi viết bài về tiết kiệm năng lượng nhằm tuyên truyền rộng rãi các thông tin về năng lượng, các giải pháp tiết kiệm năng lượng và các chính sách năng lượng và tiết kiệm năng lượng của nhà nước….. - Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo về sử dụng năng lượng và hiệu quả cho các cơ sở sản xuất, dịch vụ và thương mại. Kết hợp với các trường

đại học, trung học đưa kiến thức về tiết kiệm năng lượng vào trong nhà trường.

- Tổ chức lớp tập huấn về các quy định pháp luật hiện hành đối với doanh nghiệp và thông báo các quyền lợi cũng như nghĩa vụ doanh nghiệp

- Bồi dưỡng kiến thức cho các phóng viên báo đài về kiến thức tiết kiệm năng lượng nhằm tuyên truyền đắn, tránh lệch lạc, dễ nhớ, dễ hiểu về

việc sử dụng năng lượng tiết kiệm về hiệu quảđối với cộng đồng

3.5.4. Tăng cường triển khai tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà.

- Tổ chức các cuộc thi về tòa nhà tiết kiệm năng lượng trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận nhằm phát động đến các nhà đầu tư, công ty tư vấn thiết kế xây dựng, công ty thi công... có ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả trong thiết kế kiến trúc xây dựng và vận hành các tòa nhà. Phân tích và chuyển giao những công nghệ xây dựng tiên tiến trên thế giới

đến các nhà đầu tư, công ty xây dựng... Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và sử

dụng năng lượng hiệu quả trong tòa nhà. Nêu ra những tiêu chí cụ thể đối với các tòa nhà tham dự cuộc thi, cụ thể các toà nhà phải có đủ 5 tiêu chí (dựa trên tiêu chí của các nước ASEAN) như: Thiết kế không gian cho việc tiết kiệm năng lượng, Thiết kế phần kiến trúc của toà nhà, Thiết kế thiết bị kỹ

thuật được sử dụng trong toà nhà, Quản lý - bảo dưỡng và những tác động đến môi trường của toà nhà. Như vậy qua cuộc thi khuyến khích các tòa nhà kể từ

khâu kiến trúc đến việc bố trí, sử dụng năng lượng sao cho hiệu quả, tiết kiệm năng lượng nhất cho tòa nhà.

- Tiến hành kiểm toán năng lượng tại các tòa nhà: Hà Nội là một đô thị

lớn, đang trong giai đoạn phát triển, mật độ dân cư cao, có nhiều tòa nhà cao tầng; khách sạn; văn phòng làm việc; sân bay, nhà ga; trung tâm dịch vụ; siêu thị;… vì vậy nhu cầu tiêu thụ năng lượng rất lớn. Năng lượng cho chiếu sáng, dịch vụ ngày càng tăng, theo số liệu thống kê số lượng khách sạn tại Hà Nội năm 1995 là 233 cơ sở với 5.144 buồng, nhưng đến năm 2004 số lượng này là 506 cơ sở với 11.503 buồng (mức tăng tương ứng là 217% và 224%). Tiêu thụ điện tại cơ sở này cũng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng tiêu thụ điện của Thành phố, có thể lên đến 80%. Qua khảo sát và kết quả kiểm toán sơ bộ tại tòa nhà thương mại trung tâm Plaza Tràng Tiền và 6 hệ thống chiếu sáng đường phố, công cộng trên địa bàn Thành phố cho thấy việc sử dụng năng lượng tại các nơi này chưa tiết kiệm và hiệu quả, tiềm ẩn khả năng TKNL rất lớn. Qua khảo sát ở trên tiềm năng tiết kiệm năng lượng đối với hệ thống này là rất lớn. Vì vậy để tìm ra các giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng chúng ta cần tiến hành kiểm toán năng lượng tại các tòa nhà. Trong quá trình kiểm toán ngoài

việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ tiêu thụ lãng phí qua đây chúng ta còn tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Triển khai hướng dẫn xây dựng mô hình quản lý năng lượng trong các tòa nhà

Như vậy việc tăng cường triển khai thực hiện tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà giúp Trung tâm mở rộng thị phần trong thị, tăng năng lực cạnh tranh trường dịch vụ này. Qua đây nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ viên chức trong Trung tâm, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3.5.5. Tư vấn tài chính đầu tư tiết kiệm năng lượng.

Muốn thực hiện các giải pháp về tiết kiệm năng lượng cần đòi hỏi vốn

đầu tư, mà vấn đề này không phải đơn vị nào cũng có. Do vậy để khách hàng triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng mà đơn vị tư vấn đưa ra thì doanh nghiệp cần có một lượng đầu tư nhất định. Để tăng cường khả năng thực thi đối với việc triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng Trung tâm Tiết kiệm năng lượng sẽ vừa là nhà tư vấn về kỹ thuật đồng thời kiêm nhiệm luôn là nhà tư vấn tài chính cho các dự án này. Trung tâm sẽ đảm nhận việc hướng dẫn các nhà đầu tư thiết lập hồ sơ vay vốn, liên hệ với các tổ chức cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược phát triển cho trung tâm tiết kiệm năng lượng hà nội đến năm 2015 (Trang 106 - 116)