Môi trường tác nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến các quyết định của doanh nghiệp trong một ngành. Một ngành sản xuất bao gồm nhiều doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm, dịch vụ như nhau hoặc có thể thay thế được cho nhau; vấn đề là phải phân tích, phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp của mình. Mục đích cơ bản của việc phân tích và đánh giá môi trường tác nghiệp là phát hiện, xác định rõ ràng và đúng đắn các thời cơ, các nguy cơ hay sức ép của các nhân tố đối với hoạt động chiến lược của doanh nghiệp. Sau đây là một mô hình rất phổ biến của Michael Porter với 5 lực lượng cạnh tranh:
Nguy cơ
Sức ép Sức ép
Nguy cơ
Sơđồ 5 – Mô hình 5 lực lượng của M.PORTER
Khách hàng Nhà cung cấp Các đối thủ mới tiềm ẩn Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Sản phẩm, dịch vụ thay thế
a. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Mỗi ngành kinh tế – kỹ thuật có nhiều doanh nghiệp cùng loại, nhưng giữa chúng lại có sự khác nhau về quy mô sản xuất, vị thế cạnh tranh, thị phần
đã chiếm lĩnh, tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh. Để giành được thắng lợi trong cạnh tranh, nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp là khai thác, tìm kiếm thông tin, đánh giá rõ ràng, chính xác khả năng cạnh tranh của các
đối thủ để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với thực trạng môi trường ngành trong từng thời kỳ kế hoạch.
Cường độ cạnh tranh đặc trưng bới số lượng đối thủ cạnh tranh và tỷ
trọng đối thủ ngang sức chiếm bao nhiêu trong số đó? Các đối thủ ngang sức có những điểm nào mạnh hơn, điểm nào yếu hơn? Đánh giá chung bằng hệ
thống điểm thì doanh nghiệp đứng vị trí thứ mấy? Làm gì để vươn lên vị trí cao hơn? Để trả lời được các câu hỏi trên đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề như: phân loại đối thủ theo vị thế cạnh tranh; tốc độ tăng trưởng của ngành; đa dạng hoá sản phẩm trong ngành; những cản trở rút lui khỏi ngành; phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đánh giá khả năng tác
động của họ.
Tóm lại, trên cơ sở làm tốt các công việc trên đây chúng ta có thể đánh giá rõ ràng và đúng đắn khả năng cạnh tranh của các đối thủ hiện tại để xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở hạn chế, ngăn ngừa nguy cơ, thách thức gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
b. Phân tích các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các đơn vị có khả năng nhập ngành trong tương lai, đe dọa đối với các đơn vị đang hoạt động. Các doanh nghiệp hiện tại thường cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn tham gia nhập ngành, vì thị trường cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị
chia sẻ, thậm chí vị trí của đơn vị có thể thay đổi.
c. áp lực của nhà cung cấp
Để họat động tốt trên thị trường, đơn vị tư vấn cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ đối với nhà sản xuất, cung cấp thiết bị. Tuy nhiên vì mục tiêu lợi nhuận, các nhà cung cấp luôn tạo áp lực, gây sức ép cho doanh nghiệp cũng như các đơn vị tư vấn bằng cách tăng giá bán, giảm chất lượng hàng hóa và luôn luôn giữ bản quyền sản phẩm. Trong trường hợp này sức ép của nhà
cung cấp đối với các đơn vị tư vấn là rất lớn vì khi nhà cung cấp tăng giá thiết bị khiến các nhà đầu tư sẽ lưỡng lự trong việc thực hiện giải pháp. Mặt khác giá thiết bị tăng cao khiến doanh nghiệp không muốn xem xét và thực hiện các dự án về tiết kiệm năng lượng điều này gây bất lợi cho nhà tư vấn.
d. áp lực của khách hàng
Khách hàng là danh từ chung để chỉ những người hay tổ chức sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng là đối tượng chính tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá đối với doanh nghiệp và nó chỉ đạt được sự tín nhiệm đó kho
đơn vị thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng. Nhận biết đối tượng khách hàng và tác động lên khách hàng để có cơ sở xác định thị trường sản phẩm, dịch vụ và cơ cấu đầu tư cần thiết.
Như vậy, nhu cầu của khách hàng là yếu tố cơ bản nhất được các nhà sản xuất kinh doanh cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ quan tâm để quyết
định được nên hay không nên duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài đối với loại sản phẩm, dịch vụ đó. Khả năng gây sức ép của khách hàng càng thì càng bất lợi cho doanh nghiệp. Khách hàng thường gây sức ép đối với doanh nghiệp trong những trường hợp sau:
- Họ là khách hàng mua với quy mô lớn.
- Có nhiều nhà cung cấp cùng một loại sản phẩm, có nhiều lựa chọn.
- Có khả năng hội nhập ngược để sở hữu toàn bộ hay một phần việc sản xuất ra sản phẩm.
Tóm lại thị trường cung cấp các sản phẩm , dịch vụ rất rộng lớn và có cơ
hội cho tất cả mọi người. Vì vậy mỗi đơn vị cần lựa chọn cho mình một con
đường đi sao cho phù hợp nhất với mình để đạt được hiệu quả cao như mong
đợi