Lạm phát là yếu tố khá nhạy cảm của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát tăng dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp. Yếu tố chính làm cho lạm phát tăng lên là do giá cả
thị trường tăng lên. Về cơ bản, nguyên lý chung để xây dựng chỉ số lạm phát thực là dựa trên biến động giá cả của các mặt hàng. Nhưng nếu khi biến động giá cả của hầu hết các loại mặt hàng (ở Việt Nam là khoảng 400 loại chia là 86 nhóm), thì lạm phát thực được loại trừ đi những mặt hàng có sự biến động thiếu ổn định, thường chịu tác động của những cú sốc đột biến về cung cầu(xăng dầu, lương thực thực phẩm, sắt thép, xi măng, phân bón…).
Bảng 1: Tốc độ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2004-2007
Năm 2004 2005 2006 2007(dự
kiến)
Tốc độ lạm phát (%) 9,5 8,5 7,6 8,8
Có nhiều nguyên nhân làm chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao nhưng tác động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiếc kiệm hợp lý sẽ trở lên khó thực hiện hơn. Người dân càng lo ngại về sức
mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ cũng vậy vì vậy mà kém đi. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mạnh mang tính cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gửi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao…). Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức. Phức lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.
Trong thời gian qua có những thời điểm giá dầu thô đạt ở mức giá trên 75 USD/thùng, cao nhất trong hơn 40 năm qua, việc tăng giá dầu thô có lợi cho ngành xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn
đến các ngành sản xuất, thương mại khác. Khi giá dầu tăng thì giá cả thị
trường cũng tăng theo.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu xăng dầu. Khi giá xăng dầu tăng, làm chi phí của một loạt lĩnh vực có liên quan như: sản xuất, cước phí giao thông, lương thực thực phẩm… và như vậy nó sẽ tăng giá thành của sản phẩm lên, ảnh hưởng lớn đến từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Tóm lại: Lạm phát đang tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là đối với thị trường Tiết kiệm năng lượng. Do giá của các mặt hàng tăng cao nên muốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa súc cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp mình trên thị trường. Nguyên nhiên liệu đầu vào tăng làm cho giá thành của sản phẩm cũng tăng theo, vì vậy để tiết kiệm chi phí thì một trong những cách mà các doanh nghiệp sử dụng đó là tiết kiệm chi phí nguyên, nhiên liệu đầu vào. Từ trên ta thấy rằng lạm phát đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp nói chung và đến thị trường tiết kiệm năng lượng nói riêng.