Kết quả hoạt động của Trung tâm năm 2007

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược phát triển cho trung tâm tiết kiệm năng lượng hà nội đến năm 2015 (Trang 81 - 90)

2. 4.1 Phân tích tình hình nhân lực

2.4.2. Kết quả hoạt động của Trung tâm năm 2007

2.4.2.1. Tổ chức hoạt động của Trung tâm.

Sau khi hoàn thiện bộ máy tổ chức, Trung tâm đã tiến hành Xây dựng hàng loạt các các quy chế, quy định phục vụ cho quá trình hoạt động của Trung tâm như: Xây dựng Quy chế hoạt động; Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm trình Giám đốc Sở phê duyệt và đã ban hành vào tháng 7/2007. Xây dựng phương án mua sắm ô tô cho Trung tâm trình lãnh đạo Sở Công nghiệp. Xây dựng và banh hành các quy định khác như: Quy định việc lập Kế

hoạch và báo cáo hàng tháng của các phòng chuyên môn; Quy định họp giao ban định kỳ hàng tuần; Quy định về sử dụng phòng làm việc, sử dụng phòng họp, sử dụng điện thoại, và sử dụng điện; Quy định giờ giấc làm việc đối với cán bộ, viên chức trong Trung tâm...với mục tiêu xây dựng Trung tâm ngày một phát triển.

2.4.2.2. Công tác kiểm toán năng lượng.

Với chức năng nhiệm vụ là nghiên cứu, tư vấn cho các cơ quan, đơn vị

thực hiện quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng Quốc gia, là một trong những đơn vị triển khai, thực hiện “Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2006- 2010” do vậy Trung tâm đã nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ mà Nhà nước, UBND Thành phố Hà Nội, Sở Công nghiệp giao. Một trong những nhiệm vụ

mà Trung tâm thực hiện năm 2007 đó là thực hiện kiểm toán năng lượng tại 05 đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hà Nội là:

Công ty TNHH Nhà nước 01 Thành viên Dệt 19/5.

Công ty THHH Nhà nước 01 Thành viên Điện cơ Thống Nhất. Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà.

Công ty TNHH Nhà nuớc 01 Thành viên Xích líp Đông Anh. Công ty THNN Nhà nước 01 Thành viên Kim Khí Thăng Long.

Kết quả mà Trung tâm đã đạt được trong quá trình kiểm toán năng lượng tại 5 doanh nghiệp tiêu thụ trọng điểm được giao như sau:

1. Xây dựng phương án kỹ thuật, các bước công nghệ để thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết tại doanh nghiệp trọng điểm

2. Tìm hiểu về tình hình triển khai và kết quả hoạt động của doanh nghiệp giai

đoạn 2004-2006. Đặc biệt là các số liệu về sử dụng năng lượng (chi phí đầu tư, chi phí tiêu hao, cơ sở hạ tầng, nhu cầu sử dụng) tại 5 doanh nghiệp Trung tâm làm kiểm toán.

3. Tìm hiểu Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp. Đặc biệt là của bộ phận quản lý năng lượng (phương thức chỉ đạo, điều hành, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện)

4. Tìm hiểu các giải pháp, phương án đã áp dụng để nâng cao hiệu quả sử

dụng năng lượng tại doanh nghiệp

5. Nghiên cứu các quy trình công nghệ - thiết bị phục vụ sản xuất của doanh nghiệp. Nguồn gốc, xuất xứ, thời gian sử dụng của các máy móc thiết bị tại doanh nghiệp

6. Xây dựng chuyên đề: Nghiên cứu hệ thống phân phối, cung cấp năng lượng phục vụ sản xuất của doanh nghiệp tại doanh nghiệp

7. Xây dựng biểu đồ tiêu thụ năng lượng của doanh nghiệp (theo công nghệ - thiết bị, theo mùa) của doanh nghiệp.

8.Đánh giá, chỉ ra các khu vực, bộ phận sử dụng năng lượng kém hiệu quả; Nhận diện một số cơ hội tiết kiệm năng lượng của doanh nghiệp; Xác định các đối tượng cần đo kiểm chi tiết tại doanh nghiệp

9. Phân tích số liệu, mô tả những khu vực, bộ phận, khâu, điểm có tiềm năng TKNL, có thể áp dụng cơ hội TKNL tại doanh nghiệp

10. Hoàn chỉnh sơ đồ, bản vẽ, mặt bằng sản xuất, phân bổ việc sử dụng năng lượng tại Công ty. Tính toán năng lượng tiêu thụ của các thiết bị. Tính toán chi phí cho các loại năng lượng. Quy đổi, chuẩn hóa các đơn vị đo lường và hoàn thành Bảng thống kê cân băng năng lượng của doanh nghiệp.

11. Xây dựng các giải pháp, biện pháp kỹ thuật tiết kiệm năng lượng có thể áp dụng tại từng doanh nghiệp. Tính toán mức năng lượng dự kiến có thể tiết kiệm được theo các kịch bản áp dụng giải pháp tại và tính toán hiệu quả kinh tế cho các giải pháp tại từng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán.

Các giải pháp mà nhóm kiểm toán đã đưa ra là:

• Đối với hệ thống chiếu sáng: thay bóng đèn huỳnh quang béo bằng bóng huỳnh quang gầy (T8), thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu sắt từ

tổn hao thấp hoặc chấn lưu điện tử. Ngoài ra đối với các loại bóng như

sợi đốt hoặc những bóng cao áp có hiệu suất thấp nhóm kiểm toán đã khuyến cáo công ty nên thay thế bằng những bóng đèn hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, tuy chi phí đầu tư lớn nhưng hiệu quả kinh tế đem lại là rất cao.

• Lắp biến tần đối với hệ thống máy sợi con hai tốc của nhà máy Dệt 19/5; máy nén khí trục vít 37kw của Điện cơ Thống Nhất; hệ thống máy ép nhựa của Công ty Cơ kim khí Sơn Hà; hệ thống bơm nước lạnh, bơm nước làm mát tuần hoàn của hệ thống điều không của Dệt 19/5...

• Lắp thiết bị tiết kiệm điện Power Boss cho hệ thống máy kéo sợi OE; hệ thống máy đột, máy ép của Công ty xích líp Đông Anh và công ty kim khí Thăng Long; hệ thống máy ép nhựa của công ty Điện cơ Thống Nhất....

• Lắp thiết bị tiết kiệm điện chuyên dụng cho hệ thống máy may công nghiệp của Công ty Dệt 19/5

• Nâng cao hiệu quả công tác sử dụng năng lượng; xây dựng các hệ

thống theo dõi, giám sát năng lượng; bổ nhiệm cán bộ quản lý năng lượng vv.

13. Xác lập các mối quan hệ của doanh nghiệp trong ứng dụng kết quả kiểm toán tại từng doanh nghiệp.

Tóm lại trong quá trình thực hiện kiểm toán tại 5 doanh nghiệp tiêu thụ

năng lượng trọng điểm, Trung tâm đã tiến hành thu thập số liệu, khảo sát, đo

đạc và đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Tính toán, phân tích hiệu quả đầu tư đối với từng giải pháp và chỉ ra giải pháp nào doanh nghiệp áp dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Tính đến thời

điểm hiện nay Trung tâm cơ bản hoàn thành báo cáo tổng hợp kiểm toán năng lượng tại các đơn vị trên và đã tiến hành hội thảo với các doanh nghiệp nhằm

đưa ra được các phương án tiết kiệm hiệu quả nhất áp dụng đối với từng doanh nghiệp làm kiểm toán. Dự kiến tổ chức tư vấn, thẩm định, chỉnh sửa, hoàn chỉnh báo cáo và nộp cho Sở Công nghiệp trong tháng 11/2007.

Nhìn chung về công tác kiểm toán năng lượng Trung tâm tự đánh giá các mặt thực hiện như sau: Về khối lượng thực hiện đạt trên 90% khối lượng kế

hoạch giao và đã giải ngân được 315/631 triệu đồng, đạt 50% so với kế hoạch

được giao. Trung tâm đã hoàn thiện báo cáo kiểm toán năng lượng theo đúng như yêu cầu trình Sở Công nghiệp. Qua đợt kiểm toán năng lượng cán bộ, viên chức trong Trung tâm thu lượm được rất nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các công việc được giao sau này.

Do Trung tâm mới được thành lập, lĩnh vực hoạt động còn tương đối mới mẻ đối với cán bộ viên chức nên chất lượng báo cáo kiểm toán chưa đạt

được như mong muốn. Báo cáo mới chỉ dừng lại ở mức hoàn thành số lượng kế hoạch được giao và chưa thật sự hấp dẫn được người xem.

Bài học kinh nghiệm: Cần phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn của cán bộ viên chức trong Trung tâm.

2.4.2.3. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của Văn phòng tiết kiệm

năng lượng thuộc Bộ Công thương.

Để biết được Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ gì trong chương trình mục tiêu quốc gia thuộc Văn phòng tiết kiệm năng lượng thuộc Bộ Công Thương thì trước tiên tôi xin phép được giới thiệu đôi nét về Văn phòng tiết kiệm năng lượng cũng như chức năng, nhiệm vụ mà Văn phòng thực hiện. Ngày 7/4/2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký quyết định số 919/QĐ- BCN về việc thành lập Văn phòng Tiết kiệm năng lượng thuộc Bộ Công nghiệp (gọi tắt là Văn phòng TKNL - BCN) đặt tại Vụ Khoa học, Công nghệ.

Văn phòng TKNL - BCN có chức năng quản lý và thúc đẩy các hoạt động về

sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật.

Theo quyết định trên, Văn phòng TKNL - BCN có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành;

Xây dựng để Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ trình Bộ trưởng để

trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình tiết kiệm năng lượng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong từng thời kỳ;

Tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự án về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã

được phê duyệt;

Đầu mối về tổ chức, phát triển mạng lưới quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm từ Bộ đến các địa phương, để thống nhất triển khai có hiệu quả các chương trình tiết kiệm năng lượng ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương và trong cả nước;

Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các tổ chức giám sát

để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai các hoạt động sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm cho các cơ sở sử dụng năng lượng và céng đồng. Cập nhật, giới thiệu, phổ biến những thông tin mới, phương pháp mới, kỹ năng mới và các phương tiện, thiết bị công nghệ mới phục vụ các hoạt động tiết kiệm năng lượng;

Xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu về năng lượng phục vụ công tác quản lý, đánh giá kết quả hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

hàng năm hoặc định kỳ theo quy định;

Đầu mối về hợp tác quốc tế, xây dựng phát triển các chương trình, dự

án tài trợ của nước ngoài, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn năng lượng. Chủ trì hoặc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp;

Văn phòng TKNL - BCN được sử dụng con dấu của Bộ Công nghiệp và tài khoản của Văn phòng Bộ Công nghiệp để hoạt động và giao dịch theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Kinh phí hoạt động của Văn phòng TKNL - BCN được lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa học - công nghệ, kinh phí quản lý các Chương trình tiết kiệm năng lượng đã được phê duyệt và nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Văn phòng do Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ kiêm chức Chánh văn phòng, giúp việc Chánh văn phòng có các công chức kiêm nhiệm do Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ phân công.

Vì Trung tâm Tiết kiệm năng lượng là nằm trong mạng lưới 8 Trung tâm TKNL của Văn phòng tiết kiệm năng lượng quốc gia tổ chức triển khai hiện thực hóa các chủ trương, chính sách và mục tiêu tiết kiệm năng lượng nên ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ do Sở Công nghiệp giao, Trung tâm còn là

đơn vị triển khai các nhiệm vụ của Văn phòng tiết kiệm năng lượng thuộc Bộ

Công thương. Một trong những nhiệm vụ mà Trung tâm thực hiện từ T4/2007

đối với Văn phòng đó là đi khảo sát và lập báo cáo về việc sử dụng năng lượng một số doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nội dung công việc mà Trung tâm đã triển khai và thực hiện được trình bày dưới đây:

Muốn đưa ra các phương án tiết kiệm năng lượng chúng ta cần biết được tình hình tiêu thụ năng lượng của các doanh nghiệp ra sao, cần khảo sát sơ bộ để đưa ra các nhận xét, đánh giá phù hợp. Mặt khác, qua việc khảo sát các doanh nghiệp chúng ta cũng biết hiện trạng sử dụng năng lượng của doanh nghiệp để từ đó dự báo được nhu cầu năng lượng cho các năm tiếp sau.

Tính đến nay, Trung tâm đã đi khảo sát được trên 100 doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hà Nội và đã có báo cáo tình hình sử dụng năng lượng của các doanh nghiệp đi khảo sát. Dự kiến trong tháng 10/2007 Trung tâm sẽ hoàn thành những văn bản liên quan đến việc thực hiện khảo sát mà chương trình mục tiêu quốc gia yêu cầu. Qua công tác khảo sát, một mặt là đi kiểm tra tình hình sử dụng năng lượng tại doanh nghiệp, mặt khác nâng cao nhận thức của người dân nói chung, doanh nghiệp nói riêng sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Phối hợp với Sở Công nghiệp tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm các nội dung như sau:

- Giới thiệu, hướng dẫn cách thức thực hiện các văn bản pháp quy về sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tham gia các dự án của PESME (Bộ

Khoa học công nghệ), các dự án của CEEP (Cục điều tiết điện lực – Bộ Công thương) nhằm hỗ trợ một phần chi phí đầu tư cho các dự án tiết kiệm năng lượng mà doanh nghiệp thực hiện

- Nêu ra những ưu điểm mà mô hình quản lý năng lượng: nhận diện các

điểm gây lãng phí, tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế những hao phí đó; chỉ

rõ hiệu quả đầu tư; định hướng được lợi ích sẽ đem lại về thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Sau khi phân tích chỉ ra cho doanh nghiệp biết sự

cần thiết phải xây dựng một mô hình quản lý năng lượng phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Như vậy về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, khối lượng Trung tâm thực hiện đạt 90% so với kế hoạch giao. Giải ngân được trên 50% so với kế hoạch.

Trung tâm tự đánh giá về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về

sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau:

- Mặt được: Qua quá trình khảo sát đã tiếp xúc được với doanh nghiệp và hướng dẫn họ lập báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hàng năm của công ty. Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các văn bản pháp quy của nhà nước về

việc sử dụng năng lượng và hiệu quả. Ngoài ra thực hiện chương trình này còn giúp cho cán bộ viên chức trong Trung tâm tiếp thu được nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.

- Mặt chưa được: Mới chỉ dừng ở việc khảo sát tổng quan về tình hình tiêu thụ năng lượng của Công ty mà chưa đi vào cái chi tiết, cụ thể do đó mà mới chỉ tư vấn được cho doanh nghiệp một số biện pháp tiết kiệm chung chung không cụ thể, rõ ràng.

- Bài học rút ra: Cần nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn của cán bộ

viên chức trong Trung tâm để trở thành một đơn vị tư vấn tin cậy đối với các doanh nghiệp

2.4.2.4. Công tác tuyên truyền.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông: Đài truyền hình Việt Nam - VTV1, Đài truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế đô thị vv, thực hiện các tin bài, phóng sự, chương trình về tiết kiệm năng lượng nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các tầng lớp nhân dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đào tạo các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện kiểm toán năng

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược phát triển cho trung tâm tiết kiệm năng lượng hà nội đến năm 2015 (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)