a. Môi trường kinh tế.
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng tương lai là ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của doanh nghiệp, các nhân tố chủ yếu là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái. Các biến động của những yếu tố này đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao sẽ làm phát sinh thêm các nhu cầu mới cho sự phát triển các ngành kinh tế (cơ hội). Nhưng đe doạ mới lại là xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh. Kinh tế phát triển với tốc độ cao phản ánh tốc
độ phát triển của thị trường do đó sẽ góp phần làm giảm áp lực cạnh tranh. Sức mua của tổng thể thị trường cao tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lãi suất: lãi suất là một trong những yếu tố thuộc chính sách tiền tệ. Lãi suất cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp tới kinh doanh và nhu cầu thị trường. Lãi suất tiền gửi cao sẽ khuyến khích dân cư và doanh nghiệp gửi tiền dẫn tới khả năng thanh toán của thị trường bị co lại sức mua giảm sút là nguy cơ đối với doanh nghiệp.
-Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn tới những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
- Tỷ lệ lạm phát tăng lên thì việc kiểm soát giá cả, tiền công lao động cũng không làm chủ được, mối đe dọa với doanh nghiệp cũng tăng thêm. Tỷ lệ lạm phát tăng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, đến hiệu quả của đầu tư, gây bất lợi cho doanh nghiệp hay cơ hội mới?
- Tỷ lệ thất nghiệp tăng tạo cho doanh nghiệp cơ hội thuê lao động rẻ hay mối
đe dạo của các dịch vụ cạnh tranh xuất hiện? Phân tích nội bộ
2. Nguồn lực và tổ chức 3. Tài chính
- Sự ổn định của đồng tiền, tỷ giá đe doạ gì hay tạo cơ hội gì cho doanh nghiệp?
- Xu hướng và thực tế đầu tư nước ngoài tăng lên (hoặc ngược lại) tạo cơ hội gì, đe doạ gì đối với doanh nghiệp?
- Thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người tăng ( hoặc giảm) có mối
đe doạ nào, có cơ hội thuận lợi nào đối với công ty?
b. ảnh hưởng của sự thay đổi chính trị và luật pháp
Sự ổn định hay không ổn định về chính trị, sự thay đổi luật pháp và chính sách quản lý vĩ mô có thể gây sức ép (nguy cơ) hay tạo cơ hội do doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. Phải nhận thức được những cơ hội hay nguy cơ đối với từng sự thay đổi.
Các nhân tố luật pháp, chính trịảnh hưởng đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp theo những hướng khác nhau. Chúng có thể là cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng lại là nguy cơ đối với doanh nghiệp khác. Luật doanh nghiệp quy định rõ vai trò, chức năng cũng như nhiệm vụ của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ cũng như được hưởng những quyền lợi quy định. Luật này ra đời khuyến khích các doanh nghiệp hoạt
động một cách có hiệu quả hơn, cũng như thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách triệt để hơn.
Khi chưa có luật môi trường, các doanh nghiệp hoạt động tự do phát thải các loại khí chưa được xử lý và rác thải ra ngoài môi trường. Khi luật môi trường ra đời đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từ những phân tích ở trên chúng ta thấy rằng, luật doanh nghiệp và luật môi trường là yếu tố thúc đẩy sự
phát triển của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và làm các dịch vụ tư
vấn về môi trường phát triển.
Ngoài ra chúng ta có thể nhận thấy sự ảnh hưởng rất lớn của các chính sách của nhà nước đối với các hoạt động dịch vụ về tiết kiệm năng lượng. Ví dụ như khi luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ra đời sẽ bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán năng lượng và thực hiện các giải pháp về tiết kiệm năng lượng khi đó đòi hỏi về các dịch vụ về kiểm toán, tư
vậy luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ra đời sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ tư vấn về tiết kiệm năng lượng trong đó có Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội.
c. ảnh hưởng của sự thay đổi kỹ thuật và công nghệ
Công nghệ là yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của ngành và nhiều doanh nghiệp. Sự biến đổi công nghệ làm chao đảo nhiều lĩnh vực, nhưng lại làm xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới hoàn thiện hơn. Trong các lĩnh vực điện tử, tin học, công nghệ sinh học doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn tới sự thay đổi công nghệ. Phải dành số vốn nhất định cho nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ để hạn chế sự
của môi trường này. Mặt khác, đứng trước mỗi sự thay đổi trong công nghệ
của ngành, doanh nghiệp cần nhận thức được sự thách đốđối với mình, hay là cơ hội để áp dụng? Nhờ có vốn lớn có thể mua được sáng chế, áp dụng ngay công nghệ mới để vươn lên hàng đầu trước các đối thủ cạnh tranh.
Nhiều công nghệ tiến tiến, hiện đại đã được các nước quan tâm sản xuất. Do Những chiều hướng/ biến cố trong công nghệ có thể là cơ hội cho những doanh nghiệp có khả năng huy động vốn dầu tư, nhưng cũng có thể là mối đe dọa cho những doanh nghiệp bị gắn chặt vào công nghệ cũ.
Nhân tố công nghệ có ảnh hưởng lớn đối với chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đối với đơn vị tư vấn. Ngày nay, do sự cạnh tranh ngày một gay gắt đối với các ngành nên các doanh nghiệp đã lựa chọn cho mình những công nghệ tốt, tiêu thụ ít năng lượng nhằm tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, điều này cũng là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng phát triển.
Do vậy, doanh nghiệp cần phải có những nhận định đúng đắn về công nghệ, nhằm tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ.
d. Điều kiện văn hoá - xã hội
Khi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, hoặc khi trình độ dân trí nâng cao thì doanh nghiệp sẽ như thế nào? Những nguy cơ nào đe doạ, những cơ hội nào có thể nắm bắt? Nhiệm vụ của nhà quản lý, nhà hoạt động chiến lược phải phân tích kịp thời cả những thay đổi này, có như vậy thông tin mới
đầy đủ và có hệ thống giúp cho hoạch định chiên lược có căn cứ toàn diện hơn.
Đối với quản trị chiến lược, yếu tố văn hóa, xã hội là nhạy cảm, hay thay
đổi nhất. Lối sống của dân cư tự thay đổi nhanh chóng theo xu hướng du nhập những lối sống mới, dẫn đến thái độ tiêu dùng thay đổi. Trình độ dân trí cao hơn, do vậy nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao đối với các sản phẩm và dịch vụ.
Đây là một thách thức với các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ.
Do sự phát triển của kinh tế, xã hội để có chỗ đứng trên thị trường các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh tốt, thân thiện với môi trường. Để
cạnh tranh một cách lành mạnh doanh nghiệp đã rất chú ý quan tâm đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng các công nghệ, thiết bị
thân thiện với môi trường và nó đã trở thành tiêu chí kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp (văn hóa của doanh nghiệp).
Các yếu tố về điều kiện văn hóa – xã hội là thách thức và cũng là cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ về tiết kiệm năng lượng do vậy đòi hỏi các nhà lãnh đạo khi hoạch định chiến lược phải quan tâm đến yếu tố này.
e. Hoàn cảnh tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố địa lý, khí hậu, môi trường sinh thái. Đe dọa từ những sự thay đổi của khí hậu làm ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp. Do vậy việc dự đoán trước những yếu tố thay đổi của khí hậu thời tiết làm cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đưa ra những quyết
định về sản phẩm của mình.
Môi trường tự nhiên xấu đi đang là thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau; đó là nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng cạn kiệt, mức độ ô nhiễm gia tăng, thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt hạn hán gây ra những tổn thất lớn. Những điều đó làm cho chi phí kinh doanh tăng lên do phải tốn thêm chi phí, trang bị thêm các thiết bị xử lý chất thải, đóng thuế nhiều hơn do yêu cầu bảo vệ môi trường
Ô nhiễm môi trường đang trở thành thách thức đối với doanh nghiệp nhưng lại là cơ hội cho các đơn vị cung cấp loại hình dịch vụ này. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường các doanh nghiệp đã sử dụng hàng loạt các biện pháp nhằm giảm phát thải khí CO2 ra ngoài không khí, xử lý các loại rác thải
công nghiệp trước khi thải ra môi trường hoặc sử dụng các công nghệ để tái sử dụng chúng. Như vậy, khi hoạch định chiến lược đây là một cơ hội đối với các đơn vị tư vấn hoạt động trong lĩnh vực này.
f. ảnh hưởng của môi trường quốc tế hiện nay tới doanh nghiệp
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, nhất là đối với những ngành liên quan đến xuất nhập khẩu. Sự thay đổi của môi trường quốc tế thường phức tạp hơn, tính cạnh tranh cao hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận biết, phân tích
được để từ đó tạo ra những cơ hội cho mình hoặc giảm thiểu những rủi ro do việc toàn cầu hóa, khu vực hóa mang lại.
Việc Việt Nam gia nhập ASIAN và WTO tạo ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nhưng bên cạnh đó là những thách thức đối với các doanh nghiệp. Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước, nhưng những thách thhức trong cạnh tranh sẽ lớn hơn rất nhiều. Tự do hóa thương mại cũng là một đe dọa với các nhà sản xuất kinh doanh của Việt Nam.
Các doanh nghiệp không giao dịch trực tiếp với nước ngoài vẫn cần phải tính khả năng ảnh hưởng của môi trường quốc tế vì nó ảnh hưởng gián tiếp
đến doanh nghiệp thông qua môi trường vĩ mô và vi mô.
- ảnh hưởng tới môi trường kinh tế: mỗi sự biến động của nền kinh tế thế
giới đều có ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế của các quốc gia ở những mức độ khác nhau. Sự phát triển kinh tế của quốc gia này ảnh hưởng tới sự
phát triển của quốc gia khác và có liên quan đến nền kinh tế thế giới.
- ảnh hưởng tới môi trường chính trị pháp luật: Trên cơ sở mối quan hệ
ngoại giao giữa các chính phủ sẽ hình thành quan hệ giao lưu buôn bán trên thị trường quốc tế. Bất kỳ sự thay đổi nào trong mối quan hệ ngoại giao đều có thể dẫn tới sự điều chỉnh trong chính sách kinh tế đối ngoại và sự điều chỉnh đó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp.
- ảnh hưởng tới môi trường công nghệ: Tiến bộ khoa học công nghệ thế giới tạo ra công cụ lao động mới hay sản phẩm mới đều tác động tới môi trường công nghệ trong nước.
- Các yếu tố xã hội, tự nhiên ở nước ngoài đều có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp cho dù doanh nghiệp không trực tiếp hoạt động trên thị trường quốc tế, chẳng hạn khi khai thác dầu mỏ khó khăn, giá dầu trên thế giới tăng lên làm cho chi phí kinh doanh trong nước tăng theo. Khách hàng nước ngoài luôn là bộ phận khách hàng tiềm ẩn đầy tiềm năng mà khi có cơ hội tăng trưởng thì doanh nghiệp phải tính đến. Doanh nghiệp cũng cần phải coi nhà cung ứng nước ngoài là bạn hàng tiềm ẩn, nhất là khi có lợi về giá. Bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài nào đều có thể tung ra các sản phẩm thay thế; do vậy cần theo dõi bước phát triển sản phẩm và khả năng chiến lược của các công ty nước ngoài hoạt động cùng lĩnh vực