5. Bố cục luận văn
1.3. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Khái niệm và phân loại hoạt động đầu tư
Trong kinh tế học, đầu tư có liên quan đến tiết kiệm và trì hoãn tiêu thụ. Đầu tư có liên quan đến nhiều khu vực của nền kinh tế, chẳng hạn như quản lý kinh doanh và tài chính dù là cho hộ gia đình, doanh nghiệp, hoặc chính phủ.
Trong tài chính, đầu tư là đặt tiền vào một tài sản với kỳ vọng của vốn đánh giá cao, thường là trong tương lai dài hạn. Điều này có thể được hoặc không được hỗ trợ bởi nghiên cứu và phân tích. Hầu hết hoặc tất cả các hình thức đầu tư liên quan đến một số hình thức rủi ro, chẳng hạn như đầu tư vào cổ phần, bất động sản và thậm chí các chứng khoán lãi suất cố định mà có thể, ngoài những điều khác, rủi ro lạm phát.
Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
kéo dài tuổi thọ sản phẩm hay làm tăng khả năng thu lợi cho sản phẩm hiện có mà có thể phân loại đầu tư doanh nghiệp theo những tiêu thức khác nhau. Theo cơ cấu tài sản đầu tư có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệp thành:
- Đầu tư tài sản cố định, đây là các hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất. Loại đầu tư này bao gồm: đầu tư xây lắp; đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư tài sản cố định khác.
- Đầu tư tài sản lưu động, đây là khoản đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh; vào nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Đầu tư tài sản tài chính, các doanh nghiệp có thể mua cổ phiếu, trái phiếu, hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác. Hoạt động tài chính ngày càng có tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
Đầu tư theo cơ cấu tài sản đầu tư giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được một kết cấu tài sản thích hợp nhằm đa dạng hoá đầu tư, tận dụng được năng lực sản xuất và năng lực hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
Ngoài ra, có thể căn cứ vào mục đích đầu tư có thể phân loại đầu tư ra thành: đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư đổi mới sản phẩm, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…Hoạt động đầu tư phân theo mục đích đầu tư có vai trò định hướng cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định hướng đầu tư và kiểm soát được tình hình đầu tư theo những mục tiêu đã chọn.
1.3.2. Ảnh hưởng của hoạt động đầu tư đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp doanh nghiệp
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh đồng nghĩa với doanh nghiệp phải đánh đổi việc bỏ ra một số nguồn lực ở hiện tại để đạt được kết quả nhất định ở tương lai. Chẳng hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự ra đời của bất kì cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một kì của các cơ sở vật chất kĩ thuật vừa được tạo ra. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất kĩ thuật bị hao mòn, hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kì tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay đổi các cơ sở vật chất kĩ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời. Mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được những kết quả lớn hơn so với những hy sinh mà chủ đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Kết quả này càng lớn, nó càng phản ánh hiệu quả đầu tư cao, một trong những tiêu chí quan trọng đối với từng cá nhân, từng đơn vị khi tiến hành đầu tư, là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Như vậy, có thể nói hoạt động đầu tư là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp. Đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác động lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư có thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đòi
hỏi các quyết định đầu tư phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng.
Tại hội thảo về Kinh Tế Quốc tế diễn ra lần thứ 2 năm 2012 tại Singapore, Svetlana Kotsina và Aaro Hazak đã thảo luận về “Mức độ đầu tư có ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp hay không?”. Hai nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu trên 8.074 doanh nghiệp thuộc Liên minh Châu Âu trong giai đoạn 2001-2009 và tập trung vào sự ảnh hưởng của mức độ đầu tư đến ROA. Dựa trên kết quả sơ bộ đạt được trong giai đoạn của nghiên cứu, vẫn chưa xác định được bất kỳ tác động tiêu cực hoặc tích cực nào của mức độ đầu tư của các doanh nghiệp đối với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản do giai đoạn nghiên cứu có sự kết hợp cả sự bùng nổ kinh tế mạnh mẽ và cả khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Lang, Ofek & Stulz (1996), Aivazian, Ge & Qiu (2005) và Dang (2008) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ đầu tư và chỉ số Tobin’s Q trong các nghiên cứu của mình. Trong khi đó, Abarbannel và Bushee (1997- 1998) lại khẳng định rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ đầu tư và khả năng sinh lời. Deloof (2003) đã thực hiện một nghiên cứu với 1000 doanh nghiệp phi lợi nhuận ở Belgium để nghiên cứu quan hệ giữa chỉ số lợi nhuận và việc quản lý tài sản. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ gián tiếp giữa các chỉ số lợi nhuận và quản lý tài sản.
1.3.3. Chỉ tiêu đo lường hoạt động đầu tư
Thông tư 105/2003/TT-BTC của Bộ tài chính về chuẩn mực lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt động đầu tư được tính toán trên cơ sở dòng tiền vào (gồm việc bán tài sản, bán doanh nghiệp và bán chứng khoán đầu tư …) và dòng tiền ra do chi cho hoạt động đầu tư (chi phí vốn cho tài sản, máy móc thiết bị, mua lại doanh nghiệp và mua chứng khoán đầu tư…).
Lang và cộng sự (1996), A. Aivazian và cộng sự (2005) đã thể hiện biến đầu tư thông qua tăng trưởng đầu tư ròng
Đầu tư = Chi phí đầu tư ròng
Tài sản cố địnht−1
Tại Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến hoạt động đầu tư như nghiên cứu về tác động đòn bẩy tài chính lên đầu tư doanh nghiệp của Trần Thị Thùy Dung (2013), tác động đòn bẩy tài chính lên quyết định đầu tư doanh nghiệp ngành thực phẩm giải khát của Nguyễn Văn Duy và cộng sự (2015), trong đó, hoạt động đầu tư được thể hiện gần giống với nghiên cứu Lang (1996) và Aivazian (2005)
Đầu tư = Chi phí đầu tư ròng
Tài sản cố định ròng
Nghiên cứu của Bülent Tekçe (2011), hoạt động đầu tư được thể hiện: Đầu tư = Chi phí đầu tư ròng
Tổng tài sản
Trong khi đó, AL-Shubiri (2012), Ma'in và Ismail (2008) lại đơn giản hóa hoạt động đầu tư bằng lượng tiền đầu tư vào tài sản cố định.
Đầu tư =Tài sản cố địnht
Giáo trình “Credit Constraints and Investment in Latin America”. Business & Economics của Arturo J. Galindo, Fabio Schiantarelli (2003), đầu tư được đại diện bởi tỷ lệ đầu tư tài sản cố định năm sau so với năm trước.
Đầu tư= Tài sản cố địnht
Lagged (Tài sản cố định ròngt−1)
Nghiên cứu của Svetlana Kotsina và Aaro Hazak (2012) có sự liên quan đến nghiên cứu của tác giả hơn khi nghiên cứu tác động của mức độ đầu tư lên tỷ suất sinh lời. Lúc này, hoạt động đầu tư được tác giả đưa vào nghiên cứu là
Mặc dù công thức đại diện cho hoạt động đầu tư còn khác nhau trong nhiều nghiên cứu nhưng hầu hết đầu tư đều được các nghiên cứu đo lường bằng mức độ đầu tư liên quan đến đầu tư vào tài sản cố định, hoặc chênh lệch đầu tư tài sản cố định năm sau và năm trước tức mức tăng trưởng tài sản số định qua từng năm.
1.4. CÁC NHÂN TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP
1.4.1. Yếu tố bên ngoài
a. Môi trường pháp lý
Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Đình Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 422 "Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất...Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đểu tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp". Đó là các quy định của nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những quy định đó. Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động, một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động SXKD của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến các thành viên khác trong xã hội, quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra các chính sách liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mình. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập không thể tránh khỏi
hiện tượng những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẽ thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ. Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp “yếu thế ” có thể duy trì hoạt động SXKD của mình và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù hợp với cơ chế, đường lối kinh tế chung cho toàn xã hội.
Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn, ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường làm hại tới xã hội.
b. Môi trường chính trị, văn hoá xã hội
Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động SXKD của mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác SXKD với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động SXKD của doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn. Môi trường văn hoá xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân... Đây là những yếu tố rất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hoá xã hội quy định.
c. Môi trường kinh tế
Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Đình Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 424 định nghĩa môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại...luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD của từng doanh nghiệp. Là tiền đề để Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư... ảnh hưởng rất cụ thể đến kế hoạch SXKD và kết quả SXKD của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả SXKD của mình. Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.
d. Môi trường thông tin
Trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra mạnh mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Để làm bất kỳ một khâu nào của quá trình SXKD cần phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực, thông tin để điều tra khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp đi trước. Doanh nghiệp muốn hoạt động
SXKD của mình có hiệu quả thì phải có một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Ngày nay thông tin được coi là đối tượng kinh doanh, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thông tin hoá. Biết khai thác và sử dụng thông tin một cách hợp lý thì việc thành công trong kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh tận dụng được thời cơ hợp lý mang lại kết quả kinh doanh thắng lợi.
e. Môi trường quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc