Ảnh hưởng của hoạt động đầu tư đến hiệu quả hoạt động doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của hoạt động đầu tư đến hiệu quả của hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32)

5. Bố cục luận văn

1.3.2.Ảnh hưởng của hoạt động đầu tư đến hiệu quả hoạt động doanh

doanh nghiệp

Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh đồng nghĩa với doanh nghiệp phải đánh đổi việc bỏ ra một số nguồn lực ở hiện tại để đạt được kết quả nhất định ở tương lai. Chẳng hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự ra đời của bất kì cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một kì của các cơ sở vật chất kĩ thuật vừa được tạo ra. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất kĩ thuật bị hao mòn, hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kì tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay đổi các cơ sở vật chất kĩ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời. Mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được những kết quả lớn hơn so với những hy sinh mà chủ đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Kết quả này càng lớn, nó càng phản ánh hiệu quả đầu tư cao, một trong những tiêu chí quan trọng đối với từng cá nhân, từng đơn vị khi tiến hành đầu tư, là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Như vậy, có thể nói hoạt động đầu tư là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp. Đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác động lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư có thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đòi

hỏi các quyết định đầu tư phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng.

Tại hội thảo về Kinh Tế Quốc tế diễn ra lần thứ 2 năm 2012 tại Singapore, Svetlana Kotsina và Aaro Hazak đã thảo luận về “Mức độ đầu tư có ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp hay không?”. Hai nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu trên 8.074 doanh nghiệp thuộc Liên minh Châu Âu trong giai đoạn 2001-2009 và tập trung vào sự ảnh hưởng của mức độ đầu tư đến ROA. Dựa trên kết quả sơ bộ đạt được trong giai đoạn của nghiên cứu, vẫn chưa xác định được bất kỳ tác động tiêu cực hoặc tích cực nào của mức độ đầu tư của các doanh nghiệp đối với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản do giai đoạn nghiên cứu có sự kết hợp cả sự bùng nổ kinh tế mạnh mẽ và cả khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

Lang, Ofek & Stulz (1996), Aivazian, Ge & Qiu (2005) và Dang (2008) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ đầu tư và chỉ số Tobin’s Q trong các nghiên cứu của mình. Trong khi đó, Abarbannel và Bushee (1997- 1998) lại khẳng định rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ đầu tư và khả năng sinh lời. Deloof (2003) đã thực hiện một nghiên cứu với 1000 doanh nghiệp phi lợi nhuận ở Belgium để nghiên cứu quan hệ giữa chỉ số lợi nhuận và việc quản lý tài sản. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ gián tiếp giữa các chỉ số lợi nhuận và quản lý tài sản.

1.3.3. Chỉ tiêu đo lường hoạt động đầu tư

Thông tư 105/2003/TT-BTC của Bộ tài chính về chuẩn mực lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt động đầu tư được tính toán trên cơ sở dòng tiền vào (gồm việc bán tài sản, bán doanh nghiệp và bán chứng khoán đầu tư …) và dòng tiền ra do chi cho hoạt động đầu tư (chi phí vốn cho tài sản, máy móc thiết bị, mua lại doanh nghiệp và mua chứng khoán đầu tư…).

Lang và cộng sự (1996), A. Aivazian và cộng sự (2005) đã thể hiện biến đầu tư thông qua tăng trưởng đầu tư ròng

Đầu tư = Chi phí đầu tư ròng

Tài sản cố địnht−1

Tại Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến hoạt động đầu tư như nghiên cứu về tác động đòn bẩy tài chính lên đầu tư doanh nghiệp của Trần Thị Thùy Dung (2013), tác động đòn bẩy tài chính lên quyết định đầu tư doanh nghiệp ngành thực phẩm giải khát của Nguyễn Văn Duy và cộng sự (2015), trong đó, hoạt động đầu tư được thể hiện gần giống với nghiên cứu Lang (1996) và Aivazian (2005)

Đầu tư = Chi phí đầu tư ròng

Tài sản cố định ròng

Nghiên cứu của Bülent Tekçe (2011), hoạt động đầu tư được thể hiện: Đầu tư = Chi phí đầu tư ròng

Tổng tài sản

Trong khi đó, AL-Shubiri (2012), Ma'in và Ismail (2008) lại đơn giản hóa hoạt động đầu tư bằng lượng tiền đầu tư vào tài sản cố định.

Đầu tư =Tài sản cố địnht

Giáo trình “Credit Constraints and Investment in Latin America”. Business & Economics của Arturo J. Galindo, Fabio Schiantarelli (2003), đầu tư được đại diện bởi tỷ lệ đầu tư tài sản cố định năm sau so với năm trước.

Đầu tư= Tài sản cố địnht

Lagged (Tài sản cố định ròngt−1)

Nghiên cứu của Svetlana Kotsina và Aaro Hazak (2012) có sự liên quan đến nghiên cứu của tác giả hơn khi nghiên cứu tác động của mức độ đầu tư lên tỷ suất sinh lời. Lúc này, hoạt động đầu tư được tác giả đưa vào nghiên cứu là

Mặc dù công thức đại diện cho hoạt động đầu tư còn khác nhau trong nhiều nghiên cứu nhưng hầu hết đầu tư đều được các nghiên cứu đo lường bằng mức độ đầu tư liên quan đến đầu tư vào tài sản cố định, hoặc chênh lệch đầu tư tài sản cố định năm sau và năm trước tức mức tăng trưởng tài sản số định qua từng năm.

1.4. CÁC NHÂN TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP

1.4.1. Yếu tố bên ngoài

a. Môi trường pháp lý

Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Đình Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 422 "Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất...Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đểu tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp". Đó là các quy định của nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những quy định đó. Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động, một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động SXKD của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến các thành viên khác trong xã hội, quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra các chính sách liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mình. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập không thể tránh khỏi

hiện tượng những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẽ thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ. Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp “yếu thế ” có thể duy trì hoạt động SXKD của mình và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù hợp với cơ chế, đường lối kinh tế chung cho toàn xã hội.

Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn, ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường làm hại tới xã hội.

b. Môi trường chính trị, văn hoá xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động SXKD của mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác SXKD với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động SXKD của doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn. Môi trường văn hoá xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân... Đây là những yếu tố rất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hoá xã hội quy định.

c. Môi trường kinh tế

Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Đình Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 424 định nghĩa môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại...luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD của từng doanh nghiệp. Là tiền đề để Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư... ảnh hưởng rất cụ thể đến kế hoạch SXKD và kết quả SXKD của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả SXKD của mình. Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.

d. Môi trường thông tin

Trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra mạnh mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Để làm bất kỳ một khâu nào của quá trình SXKD cần phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực, thông tin để điều tra khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp đi trước. Doanh nghiệp muốn hoạt động

SXKD của mình có hiệu quả thì phải có một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Ngày nay thông tin được coi là đối tượng kinh doanh, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thông tin hoá. Biết khai thác và sử dụng thông tin một cách hợp lý thì việc thành công trong kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh tận dụng được thời cơ hợp lý mang lại kết quả kinh doanh thắng lợi.

e. Môi trường quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc tế có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các xu hướng, chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị, những cuộc bạo động, khủng bố, những khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn của các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hoá có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ với những doanh nghiệp. Môi trường quốc tế ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của mình.

1.4.2. Yếu tố bên trong

Ngoài các nhân tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đã nói ở trên, hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp được quyết định bởi các nhân tố bên trong doanh nghiệp, đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

a. Quy mô doanh nghiệp

Theo khoản 3, điều 1 của nghị định số 56/2009/ND-CP ngày 30/6/2009 về việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa có đưa ra định nghĩa về quy mô của các doanh nghiệp như sau:

Bảng 1.1. Phân loại quy mô doanh nghiệp Quy mô Lĩnh vực DN rất nhỏ DN nhỏ DN vừa Số lượng nhân viên Tổng nguồn vốn Số lượng nhân viên Tổng nguồn vốn Số lượng nhân viên I. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống Từ 20 tỉ đồng trở xuống Trên 10 người đến 200 người Trên 20 tỉ đến 100 tỉ đồng Trên 200 người đến 300 người II: Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống Từ 20 tỉ đồng trở xuống Trên 10 người đến 200 người Trên 20 tỉ đến 100 tỉ đồng Trên 200 người đến 300 người III: Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống Từ 10 tỉ đồng trở xuống Trên 10 người đến 50 người Trên 20 tỉ đến 50 tỉ đồng Trên 50 người đến 100 người Ảnh hưởng của quy mô DN đến hiệu quả kinh doanh tạo được sự chú ý quan trọng trong nghiên cứu về doanh nghiệp. Quy mô DN có vai trò quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh vì nó đại diện cho nguồn lực của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lớn với nguồn lực được tổ chức tốt và máy móc thiết bị tốt rất dễ dàng trong thực hiện mục tiêu (Penrose, 1959). Kakani & Kaul (2001) khẳng định rằng quy mô DN có quan hệ dương với giá trị doanh nghiệp, trong khi Wu & Chua (2009) còn cho rằng những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn có khả năng cạnh tranh tốt hơn do có lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn lực. Những nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam cũng cho thấy, quy mô DN quyết định quan trọng cho sự cải thiện năng suất lao động và tác động dương đến doanh thu bán hàng và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp (ROA).

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy quy mô DN dường như không có liên hệ đến lợi nhuận của doanh nghiệp (Westphal, 1998). Những nhà nghiên cứu khác như Durand & Coeuderoy (2001) và Tzelepsin & Skuras (2004), Amarjit và cộng sự (2010) tìm thấy quy mô DN ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp

Giáo trình Strategic Management & Business Policy. McGraw Hill của Kazmi (2002) và Giáo trình Exploring corporate strategy. United Kingdom: Prentice Hall International của Johnson, G., Scholes, K., Whittington, R.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của hoạt động đầu tư đến hiệu quả của hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32)