Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của hoạt động đầu tư đến hiệu quả của hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38)

5. Bố cục luận văn

1.4.2. Yếu tố bên trong

Ngoài các nhân tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đã nói ở trên, hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp được quyết định bởi các nhân tố bên trong doanh nghiệp, đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

a. Quy mô doanh nghiệp

Theo khoản 3, điều 1 của nghị định số 56/2009/ND-CP ngày 30/6/2009 về việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa có đưa ra định nghĩa về quy mô của các doanh nghiệp như sau:

Bảng 1.1. Phân loại quy mô doanh nghiệp Quy mô Lĩnh vực DN rất nhỏ DN nhỏ DN vừa Số lượng nhân viên Tổng nguồn vốn Số lượng nhân viên Tổng nguồn vốn Số lượng nhân viên I. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống Từ 20 tỉ đồng trở xuống Trên 10 người đến 200 người Trên 20 tỉ đến 100 tỉ đồng Trên 200 người đến 300 người II: Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống Từ 20 tỉ đồng trở xuống Trên 10 người đến 200 người Trên 20 tỉ đến 100 tỉ đồng Trên 200 người đến 300 người III: Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống Từ 10 tỉ đồng trở xuống Trên 10 người đến 50 người Trên 20 tỉ đến 50 tỉ đồng Trên 50 người đến 100 người Ảnh hưởng của quy mô DN đến hiệu quả kinh doanh tạo được sự chú ý quan trọng trong nghiên cứu về doanh nghiệp. Quy mô DN có vai trò quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh vì nó đại diện cho nguồn lực của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lớn với nguồn lực được tổ chức tốt và máy móc thiết bị tốt rất dễ dàng trong thực hiện mục tiêu (Penrose, 1959). Kakani & Kaul (2001) khẳng định rằng quy mô DN có quan hệ dương với giá trị doanh nghiệp, trong khi Wu & Chua (2009) còn cho rằng những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn có khả năng cạnh tranh tốt hơn do có lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn lực. Những nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam cũng cho thấy, quy mô DN quyết định quan trọng cho sự cải thiện năng suất lao động và tác động dương đến doanh thu bán hàng và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp (ROA).

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy quy mô DN dường như không có liên hệ đến lợi nhuận của doanh nghiệp (Westphal, 1998). Những nhà nghiên cứu khác như Durand & Coeuderoy (2001) và Tzelepsin & Skuras (2004), Amarjit và cộng sự (2010) tìm thấy quy mô DN ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp

Giáo trình Strategic Management & Business Policy. McGraw Hill của Kazmi (2002) và Giáo trình Exploring corporate strategy. United Kingdom: Prentice Hall International của Johnson, G., Scholes, K., Whittington, R. (2008) nêu sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ đơn giản là sự tăng trưởng mà đôi khi có liên quan đến sự tồn tại của chính doanh nghiệp. Nó là khía cạnh khá quan trọng của vòng đời tổ chức. Doanh nghiệp phải liên tục phát triển để duy trì vị trí cạnh tranh của mình, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có tính cạnh tranh cao.

Tốc độ tăng trưởng được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của tài sản hoặc doanh thu.

Tăng trưởng tài sản = Tổng tài sảnt−Tổng tài sảnt−1

Tổng tài sảnt−1

Tăng trưởng doanh thu = Tổng doanh thut−Tổng doanh thut−1

Tổng doanh thut−1

Trong khi một vài nghiên cứu có ý kiến khác nhau về sự tăng trưởng có thể không phải là mục tiêu then chốt của tất cả tổ chức, nhưng đó là yếu tố quan trọng vì tổ chức không tăng trưởng hoặc tăng trưởng thấp thường có xu hướng thất bại (Headd and Kirchhoff, 2007).

Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thường có hiệu quả tốt bởi vì các doanh nghiệp tăng trưởng cao có thể tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình. Robson and Bennett (2000) nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi

nhuận và tăng trưởng doanh thu đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận và số lượng nhân viên toàn doanh nghiệp nhưng chỉ có tăng trưởng doanh thu có ý nghĩa thống kê, tức tăng trưởng doanh nghiệp có mối quan hệ dương với hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu của Khatab & cộng sự (2011) cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu tác động dương đến ROA nhưng tác động âm đến ROE. Trong khi đó nghiên cứu của Wexiu & cộng sự (2005) tốc độ tăng trưởng không có tác động đến hiệu quả kinh doanh.

c. Quản trị nợ phải thu khách hàng

Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 420 của Phan Đức Dũng (2008): Nợ phải thu từ khách hàng là những khoản phải thu bằng tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp sẽ thu được từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Khoản phải thu của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau.

Để đánh giá khả năng quản lý các khoản nợ PTKH của doanh nghiệp người ta thường sử dụng chỉ tiêu số vòng quay nợ PTKH và kỳ thu tiền bình quân.

Vòng quay nợ phải thu = Doanh thu thuần

Các khoản phải thu trung bình

Số ngày trung bình = 365

Vòng quay nợ phải thu

Nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011) cho thấy khả năng quản trị nợ phải thu khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Samiloglu và Demirgunes (2008) đã phân tích hiệu quả của việc quản lý vốn lưu động đối với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ được niêm

yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Istanbul (ISE) trong giai đoạn 1998-2007 sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích. Các kết quả nghiên cứu cho thấy số ngày thu tiền bình quân, và đòn bẩy ảnh hưởng ngược tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp, trong khi tăng trưởng doanh thu ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp một cách tích cực. Deloof (2003) đã thực hiện nghiên cứu và tìm thấy mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa lợi nhuận và số ngày thu các khoản phải thu và hàng tồn kho. Thông qua đó Deloof cũng gợi ý cho các nhà quản lý tăng lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách giảm số ngày thu các khoản phải thu và đẩy nhanh số vòng quay hàng tồn kho. Gill và cộng sự (2010) nghiên cứu 88 doanh nghiệp Mỹ niêm yết trên thị trường chứng khoán New York Exchange giai đoạn 2005 đến 2007 cũng tìm ra mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa khoản phải thu và lợi nhuận. Đi ngược với kết quả của hầu hết nghiên cứu về quản lý vốn lưu động thì nghiên cứu của Sharma và Kumar (2011) trên 263 phi tài chính BSE 50 trên sàn Bombay giai đoạn 2000 đến 2008, mối quan hệ giữa kì thu tiền bình quân và lợi nhuận là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả nghiên cứu này gợi ý cho các nhà quản lý giảm số vòng quay tiền đến một mức độ phù hợp.

d. Cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm thể hiện tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh hay nói cách khác cấu trúc vốn doanh nghiệp là sự kết hợp giữa nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) và vốn cổ phần trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được để tài trợ cho các hoạt động của mình. Do đó, quyết định về cơ cấu vốn, nguồn vốn là vấn đề hết sức quan trọng của doanh nghiệp.

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 87-88 của Nguyễn Minh Kiều (2009): Để đo

lường cơ cấu vốn, có thể tính bằng việc chia tổng nợ cho tổng tài sản. Cũng có thể sử dụng một vài cách khác để diễn tả việc sử dụng nợ của doanh nghiệp như chỉ số nợ-vốn cổ phần và số nhân vốn cổ phần (tính bằng tổng tài sản chia cho tổng vốn cổ phần)

Chỉ số nợ (D/A)= Tổng nợ

Tổng tài sản

Chỉ số nợ/vốn cổ phần (D/E)= Tổng nợ

Tổng vốn cổ phần

Số nhân vốn cổ phần (A/E)= Tổng tài sản Tổng vốn cổ phần

Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, việc sử dụng đòn bẩy tài chính, bên cạnh sự hiện hữu lợi ích “lá chắn thuế” từ chi phí lãi vay, việc sử dụng tài trợ bằng nợ cũng phát sinh nhiều chi phí, điển hình nhất là các chi phí kiệt quệ tài chính bao gồm cả chi phí trực tiếp lẫn chi phí gián tiếp của việc phá sản có nguyên nhân từ nợ và chi phí đại diện giữa chủ sở hữu với chủ nợ. Với mỗi phần trăm tỷ lệ nợ tăng thêm, trong khi lợi ích tấm chắn thuế gia tăng thì chi phí kiệt quệ tài chính cũng gia tăng. Sẽ đến một lúc nào đó, khi mà với mỗi tỷ lệ nợ tăng thêm, hiện giá lợi ích từ tấm chắn thuế không cao hơn hiện giá chi phí kiệt quệ tài chính thì việc vay nợ không còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007) cho thấy cơ cấu vốn có tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi đo lường theo chỉ số kế toán và theo chỉ số thị trường. Nghiên cứu của Wei Xu (2005) cho rằng có mối liên hệ vững chắc về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (đo lường bằng ROE) với cơ cấu tài chính: đó là hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có mối liên hệ cùng chiều (dương) với tỷ lệ nợ; Nghiên cứu của (Dilip Ratha, 2003) cho thấy đòn bẩy tài chính tác động âm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở các

doanh nghiệp của các nước đang phát triển. Nghiên cứu của Dimitris Margaritis & Maria Psillaki (2007) về mối quan hệ nhân quả giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ngược lại cơ cấu vốn cũng tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

e. Khả năng thanh toán

Bardia (2007) nhận định tính thanh khoản và lợi nhuận là hai khía cạnh rất quan trọng trong vòng đời hoạt động của doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại mà không có thanh khoản. Một doanh nghiệp không có lợi nhuận có thể được coi là đang hoạt động không tốt nhưng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán là doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề trầm trọng có nguy cơ sụp đổ. Do đó quản lý thanh khoản đã trở thành một khía cạnh cơ bản và rộng lớn để đánh giá hiệu suất của một thực thể doanh nghiệp.

Sau đây là các chỉ số khả năng thanh toán tiêu biểu

Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tổng tài sản lưu động

Tổng nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu nằy xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường hay khả quan.

Tỷ suất thanh toán của số vốn lưu động= Tổng số vốn bằng tiền

Tổng số tài sản lưu động

Tỷ số này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động thực tế cho thấy nếu chỉ tiêu này được tính ra mà lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt, gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán.

Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng số vốn tiền

Tổng số nợ ngắn hạn

Tỷ suất này trong thực tế cho thấy nếu lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong công việc thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không có tiền để thanh toán.Tuy nhiên tỷ suất này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay của tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Thông qua lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, khi doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán cao thì đánh đổi lại lợi nhuận đạt được sẽ thấp nguyên nhân là do khi doanh nghiệp duy trì tài sản ngắn hạn cao thì khả năng sinh lời thấp do chi phí hoạt động cao, hơn nữa với việc duy trì nợ thấp cũng khiến doanh nghiệp chịu chi phí tài chính cao hơn, mặt khác lại không sử dụng được đòn bẩy tài chính cũng như khoản tiết kiệm chi phí từ lãi vay. Ngược lại, khi doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán ngắn hạn thấp thì đánh đổi với rủi ro tài chính cao thì khả năng sinh lời cũng cao.

Trong nghiên cứu ngành Thép các doanh nghiệp Ấn độ của Bardia (2007) khoảng thời gian từ 1991 đến 2001, ông kết luận rằng có một mối quan hệ tích cực giữa thanh khoản và lợi nhuận. Cũng đưa ra kết luận tương tự và gợi ý doanh nghiệp nên theo đuổi các chính sách thanh khoản an toàn, phải cân bằng giữa lợi nhuận và thanh khoản là nghiên cứu của Victor Chukwunweike (2014) cho các doanh nghiệp công nghiệp ở Nigeria. Tuy nhiên, cũng còn có khá nhiều nghiên cứu có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu cho mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận. Raheman và Nasr (2007) chỉ ra rằng khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng sinh lời của 94 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Paskistan có mối quan hệ ngược chiều

nghĩa là khi khả năng thanh toán tăng thì khả năng sinh lời giảm xuống và ngược lại. Binti (2010) cũng thực hiện nghiên cứu với 172 doanh nghiệp Malaysia và nhận thấy mối quan hệ ngược chiều giữa thanh toán hiện hành và khả năng sinh lời. Nghiên cứu thực nghiệm của Eljely (2004) trên 29 công ty cổ phẩn Ả rập nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản thông qua chỉ số thanh toán hiện hành và khả năng sinh lời thông qua chỉ số ROA. Tương tự hai nghiên cứu trên, kết quả nghiên cứu phân tích mô hình hồi quy chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa thanh toán hiện hành và ROA.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã tổng lượt các công trình nghiên cứu, lý thuyết ở thế giới và Việt Nam liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến luận văn.

Trước tiên tác giả liệt kê các công trình nghiên cứu, lý thuyết đã có từ trước về ảnh hưởng của hoạt động đầu tư và một số yếu tố khác đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tài chính của doanh nghiệp. Những nghiên cứu, lý thuyết này được tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy. Sau đó, tác giả đi sâu vào tổng hợp cơ sở lý thuyết từ giáo trình để làm rõ khái niệm, định nghĩa, chỉ tiêu đánh giá cho hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và hoạt động đầu tư. Ngoài ra cơ sở lý thuyết cho các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng được liêt kê và tổng hợp.

Mặc dù sự liên kết giữa các lý thuyết còn khá rời rạc, kết quả công trình nghiên cứu tại nước ngoài chưa rõ ràng, công trình nghiên cứu tại Việt Nam còn khá ít, tuy nhiên những lý thuyết và nghiên cứu này vẫn là cơ sở quan trọng để tác giả tiến hành xây dựng giả thuyết và phân tích mô hình trong luận văn của mình.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu sự tác động của hoạt động đầu tư và các nhân tố khác đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, tác giả sẽ thiết lập mô hình nghiên cứu tuyến tính, tiến hành phân tích kết quả mô hình thông qua từng bước như sau:

Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu phản ánh hoạt động đầu tư, hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Bước 2: Xử lý dữ liệu và kiểm tra dữ liệu Bước 3: Thiết lập mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của hoạt động đầu tư đến hiệu quả của hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)