5. Bố cục luận văn
2.6.2. Kiểm định Likelihood Ratio và Hausman
a. Kiểm định Likelihood
hợp hơn.
Giả thuyết H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn Giả thuyết H1 : Mô hình FEM phù hợp hơn
Nếu giá trị P-value của kiểm định chi bình phương nhỏ hơn mức ý nghĩa α (10%) ta có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, như vậy mô hình FEM thích hợp hơn. Ngược lại nếu giá trị P-value của kiểm định chi bình phương lớn hơn mức ý nghĩa α (10%) thì ta chấp nhận giả thuyết H0, như vậy mô hình Pooled OLS thích hợp hơn.
b. Kiểm định Hausman
Kiểm định này thực hiện so sánh giữa mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình tác động cố định (FEM) nhằm đưa ra mô hình phù hợp.
Giả thuyết H0: chọn mô hình REM hoặc FEM Giả thuyết H1: chọn mô hình FEM.
Giả thuyết H0 của kiểm định Hausman là tác động (ngẫu nhiên hoặc cố định) không tương quan với các biến độc lập. Nếu cả hai tác động cố định và ngẫu nhiên có ý nghĩa thống kê, có thể lựa chọn một trong hai mô hình trên. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ vi phạm định lý Gaus-Markov và dẫn đến các ước lượng bị chệch và không nhất quán; ngược lại, mô hình tác động cố định vẫn đưa ra các ước lượng không chệch và nhất quán (Park, 2010). Tóm lại, nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, sử dụng mô hình tác động cố định, ngược lại, sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tác giả đã liệt kê cụ thể từng bước của quá trình nghiên cứu. Sau đó thiết kế mô hình nghiên cứu một cách cụ thể nhất bao gồm từ việc thu thập dữ liệu đại diện cho hoạt động đầu tư, quy mô DN, tốc độ tăng trưởng, cấu trúc vốn, kỳ thu tiền bình quân, khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động kinh doanh đến xây dựng mô hình hồi quy giữa các biến đó. Chương 2 còn đặc biệt nêu rõ phương pháp ước lượng với mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến trong mô hình đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết nghiên cứu cũng được đề ra hợp lý dựa vào các cơ sở lý thuyết tại chương 1 để việc tiến hành nghiên cứu được diễn ra đầy đủ và chuyên sâu.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Thống kê mô tả
Bảng 3.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Biến Số quan
sát Mean Std.Dev Minimum Median Maxium
ROA 2211 0.05878 0.08570 -0.44822 0.03881 0.95212 INV 2263 0.01909 0.10492 -1.10294 0.00000 1.13798 SIZE 2249 11.6954 0.57683 10.0669 11.6514 13.7307 GROWTH 2235 0.17542 0.56797 -0.95281 0.10635 12.2765 TC 2298 1.71378 0.46723 0.00122 1.74503 2.88665 DE 2265 0.36549 0.68140 0.00000 0.11294 7.47189 CR 2274 1.88521 2.16943 0.14344 1.34966 55.1555
(Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu)
Các biến của nghiên cứu được đưa vào thống kê mô tả với những chỉ số cơ bản: Giá trị trung bình (Mean), giá trị trung vị (Median), giá trị lớn nhất (Maximum), giá trị nhỏ nhất (Minimum). Trong 7 biến được mô tả, biến kiểm soát TC và SIZE được sử dụng dưới dạng hàm logarit. Việc sử dụng logarit sẽ làm giá trị dữ liệu ban đầu của biến nhỏ đi nhưng không làm thay đổi tính chất của dữ liệu cũng như giảm thiểu được phương sai thay đổi.
Giá trị trung bình và trung vị của ROA lần lượt là 0.05878 và 0.03881, của INV lần lượt là 0.01909 và 0.00000, của SIZE lần lượt là 11.6954 và 11.6514, của TC lần lượt là 1.71378 và 1.74503, của GROWTH lần lượt là 0.17542 và 0.10635. Sự chênh lệch giữa trung bình và trung vị càng nhỏ càng thể hiện độ tốt trong phân phối chuẩn của dữ liệu. Trong khi đó, giá trị trung
bình và trung vị của 2 biến còn lại DE và CR có khoảng cách lớn hơn thể hiện sự mất cân đối trong phân phối, có thể ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm của mô hình. Tuy nhiên, số lượng quan sát lớn có thể làm giảm bất lợi của sự phân phối không chuẩn này.
Giá trị lớn nhất của ROA là 95% trong năm 2010 của Công ty Đầu tư khoáng sản Tây Bắc và giá trị thấp nhất là -44% trong năm 2013 của Công ty cổ phần đá xây dựng Hòa Phát. Từ năm 2010 đến 2012, giá trị ROA trung bình của 383 doanh nghiệp được nghiên cứu có xu hướng giảm từ 9.78% xuống 5.4%, từ 2012 đến 2015, có xu hướng tăng nhẹ trở lại từ 5.4% lên 5.88%. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng INV có giá trị lớn nhất là 1.13798 trong năm 2013 của Công ty cổ phần xi măng Hải Vân, tăng trưởng thấp nhất là -1.10295 trong năm 2015 của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng VNECO9. Tương tự ROA, từ năm 2010 đến 2012, hoạt động đầu tư có xu hướng giảm mạnh từ 5.27% xuống 1.42%, từ năm 2012 đến 2015 cũng giảm nhẹ nhưng có xu hướng ổn định hơn. Giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất của SIZE là 11.6954, 13.7307 và 10.0669 thể hiện rằng mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và lớn trên thị trường chứng khoáng HOSE và HNX, độ lệch chuẩn của SIZE khá cao là 57%, điều này cho thấy có sự chênh lệch cao về qui mô theo giá trị tài sản của các DN. Giá trị trung bình của DE là 0.36549, giá trị lớn nhất là 7.471898 trong khi giá trị nhỏ nhất là 0.00000. Điều này thể hiện trong mẫu quan sát ngoài những doanh nghiệp hoàn toàn không sử dụng đòn bẩy tài chính hoặc sử dụng đòn bẩy thấp thì còn có nhiều doanh nghiệp sử dụng mức độ đòn bẩy tài chính cao. Giá trị trung bình của TC là 1.71378 ứng với kỳ thu tiền bình quân là 52 ngày, giá trị lớn nhất của TC là 2.88665 ứng với kỳ thu tiền bình quân là 770 ngày, giá trị nhỏ nhất của TC là 0.001220 ứng với kỳ thu tiền bình quân là 1 ngày. Hơn nữa, tỷ số thanh toán hiện hành CR có giá trị trung bình là 1.88521, giá trị lớn nhất là
55.1555, giá trị nhỏ nhất là 0.14344. Rõ ràng đã có sự khác nhau lớn giữa chính sách quản lý vốn lưu động giữa những doanh nghiệp với nhau. Biến cuối cùng tốc độ tăng trưởng doanh thu GROWTH có giá trị trung bình là 17.54%, giá trị nhỏ nhất là -95.28% giá trị lớn nhất là 1227%, độ lệch chuẩn là 56% nên mức độ tăng doanh thu không tập trung đều ở các doanh nghiệp hay sẽ có những DN tăng trưởng doanh thu rất mạnh và ngược lại.
3.1.2. Kiểm tra dữ liệu
Trước khi đưa dữ liệu vào mô hình, tác giả thực hiện kiểm tra dữ liệu thông qua ma trận tương quan, kết quả được mô tả như sau:
Bảng 3.2. Ma trận tương quan các biến giải thích mô hình
ROA INV SIZE GROWTH TC DE CR
ROA 1.0000 INV 0.1165 1.0000 SIZE 0.2080 0.0785 1.0000 GROWTH 0.2827 0.1407 0.4976 1.0000 TC -0.0965 -0.0307 0.5308 0.2090 1.0000 DE -0.1442 0.2719 0.1745 0.0702 0.0454 1.0000 CR 0.2259 -0.0566 0.2049 0.0999 0.1317 -0.1056 1.0000
(Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu)
Hệ số tương quan của các biến trong mô hình đều có giá trị thấp với mức ý nghĩa rất nhỏ 1%. Lớn nhất là hệ số tương quan giữa quản trị nợ phải thu và quy mô doanh nghiệp (0.5308) nhỏ hơn nhiều so với +/- 0.8. Do đó, không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
3.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH HỒI QUY 3.2.1. Kết quả hồi quy (Pooled OLS, FEM, REM) 3.2.1. Kết quả hồi quy (Pooled OLS, FEM, REM)
ROAi,t =γ +δINVi,t+ηControlsi,t+ φt + εit (1)
REM đồng thời sử dụng biến giả năm và sai số chuẩn mạnh robust cho kết quả như sau
Bảng 3.3. Kết quả hồi quy mô hình theo Pooled OLS, FEM và REM
Biến
Mô hình Pooled
OLS Mô hình FEM Mô hình REM
Hệ số Mức ý nghĩa Hệ số Mức ý nghĩa Hệ số Mức ý nghĩa C 0.00363 0.0000 0.03596 0.0000 0.03716 0.0001 INV 0.08499 0.0000 0.04977 0.0003 0.05775 0.0000 SIZE 0.00551 0.0000 0.00033 0.7983 0.00191 0.0847 GROWTH 0.02307 0.0000 0.02670 0.0047 0.02561 0.0064 TC -0.03484 0.0000 -0.00932 0.0169 -0.01872 0.0000 DE -0.02863 0.0000 -0.02469 0.0000 -0.02621 0.0000 CR 0.00687 0.0000 0.00357 0.1625 0.00459 0.1609 𝑅2 0.252729 0.67493 0.27966 𝑅2 điều chỉnh 0.252720 0.60783 0.27619 Prob (F statis) 0.00000 0.00000 0.00000
(Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu)
Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính như sau: (1) Mức ý nghĩa quan sát Sig. rất nhỏ (Sig. = 0,0000) cho thấy mức độ an toàn bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận ROA) với ít nhất một trong các yếu tố là biến độc lập, như vậy mô hình hồi quy tuyến tính được đưa ra phù hợp với dữ liệu; (2) Giá trị 𝑅2 đạt cao nhất trong mô hình FEM=0,67 có nghĩa là 67% sự biến động của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể được giải thích từ mối tương quan tuyến tính giữa tỷ suất lợi nhuận của DN niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam với các biến độc lập và kiểm soát được đưa vào mô hình. Bên cạnh đó, hệ số 𝑅2 hiệu chỉnh = 0,60 có nghĩa là 60% sự thay đổi về hiệu quả hoạt động của DN
được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình.
Các nhân tố có hệ số beta cao nhất phản ánh mối quan hệ tương quan rõ ràng với ROA. Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy nhân tố chính hoạt động đầu tư INV là nhân tố có mối quan hệ tương quan rõ ràng hơn cả với beta trong 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM lần lượt là 0.08449, 0.04977, 0.05775 với độ tin cậy cao, mức ý nghĩa rất nhỏ 1%. Nhân tố DE, TC, GROWTH có mối quan hệ tương quan ít rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nhìn chung hệ số beta của các biến đều khác 0, với mức ý nghĩa 5% chứng tỏ các nhân tố trên đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và đều có ý nghĩa thống kê. Các nhân tố SIZE, CR có kết quả tác động giống nhau trong mô hình FEM và REM nhưng lại không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa > 5%. Tuy nhiên 2 nhân tố này lại có ý nghĩa thống kê trong mô hình Pooled OLS.
Nếu hệ số tương quan mang dấu dương thể hiện quan hệ thuận chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Ngược lại, nếu mang dấu âm thể hiện quan hệ ngược chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.
- Quan hệ thuận chiều với ROA và có ý nghĩa thống kê: hoạt động đầu tư, tăng trưởng doanh nghiệp.
+ Nhân tố hoạt động đầu tư cho kết quả beta theo 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM lần lượt là 0.08449, 0.04977, 0.05775 thuận chiều với ROA với mức ý nghĩa 1%, điều này cho thấy khi hoạt động đầu tư tăng trưởng càng cao thì tỷ lệ ROA càng tăng lên, kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết đưa ra và phù hợp nghiên cứu của Khatab và cộng sự (2011), Eriotis và cộng sự (2000). Trong khi đó, nghiên cứu của Svetlana và Aaro (2012) không chỉ ra được mối quan hệ này.
+ Nhân tố tăng trưởng doanh nghiệp tức tăng trưởng doanh thu cho kết quả beta hồi quy theo 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM lần lượt là 0.02307, 0.02670, 0.02561 thuận chiều với ROA với mức ý nghĩa 1%, ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh. Điều đó chứng tỏ phù hợp với giả thuyết đưa ra. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kakani & Kaul (2001), nghiên cứu của Weixu (2005) hay Wu & Chua (2009).
- Quan hệ thuận chiều với ROA và không có ý nghĩa thống kê: quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh toán.
+ Nhân tố quy mô DN tức quy mô tài sản có kết quả thuận chiều yếu với ROA, kết quả beta theo 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM lần lượt là 0.00551, 0.00033, 0.00191. Tuy nhiên với P-value > 5% , nhân tố này không có ý nghĩa thống kê, phù hợp với nghiên cứu của Durand & Coeuderoy (2001), Tzelepsin & Skuras (2004), Amarjit và cộng sự (2010) cho thấy quy mô DN dường như không có liên hệ đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Nhân tố khả năng thanh toán hiện hành cho kết quả beta hồi quy theo 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM lần lượt là 0.00687, 0.00357, 0.00459, quan hệ cùng chiều với ROA. Tuy nhiên với P-value > 5% , nhân tố này không có ý nghĩa thống kê, điều này ngược với các nghiên cứu trước như nghiên cứu của Bardia (2007), Victor Chukwunweike (2014) cho rằng khả năng thanh toán quan hệ cùng chiều ROA, nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007), Binti (2010), và Eljely (2004) cho rằng khả năng thanh toán quan hệ ngược chiều ROA.
- Quan hệ ngược chiều với ROA : cấu trúc vốn, quản trị nợ phải thu. + Nhân tố cấu trúc vốn cho kết quả beta hồi quy theo 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM lần lượt là -0.02863, -0.02469, -0.02621 có quan hệ ngược chiều với ROA với ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Nói cách khác, tỷ lệ nợ phải trả của doanh nghiệp càng cao thì tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản càng thấp. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010), Abbasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian (2012) hay Mouxu (2013).
+ Nhân tố quản trị nợ phải thu khách hàng có kết quả beta hồi quy theo 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM lần lượt là -0.03484, -0.00932, -0.01872, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, quan hệ ngược chiều với ROA. Điều này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Nói cách khác, số ngày thu khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp càng dài thì tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản càng thấp. Kết quả này cũng tương tự kết quả của hầu hết nghiên cứu trước như nghiên cứu của Zarivawati và cộng sự (2009), Gill, Biger và Mathur (2010), Deloof (2003).
3.2.2. Kiểm định Likelihood Ratio
Tác giả tiến hành kiểm định Likelihood Ratio để xem xét hồi quy theo mô hình Pooled OLS hay mô hình Fixed Effect Model (FEM), mô hình nào thích hợp hơn. Giả thuyết cho kiểm định Likelihood Ratio:
Giả thuyết H0 : Mô hình Pooled OLS phù hợp hơn Giả thuyết H1 : Mô hình FEM phù hợp hơn
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định Likelihood
Chi-Sq Statistic 1912.836534
Prob 0.0000
(Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu)
Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Prob.Chi Square của mô hình là 0.0000. Như vậy, với mức ý nghĩa 1%, chúng ta có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 trong mô hình nghiên cứu. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng FEM phù hợp hơn so với Pooled OLS.
3.2.3. Kiểm định Hausman
Tác giả tiến hành kiểm định Likelihood Ratio để xem xét hồi quy theo mô hình REM hay mô hình FEM, mô hình nào thích hợp hơn. Giả thuyết cho kiểm định Hausman:
Giả thuyết H1 : Mô hình FEM phù hợp hơn
Bảng 3.5. Kết quả kiểm định Hausman
Chi-Sq Statistic 57.181717
Prob 0.0000
(Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu) Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Prob.Chi Square của mô hình là 0.0000. Như vậy, với mức ý nghĩa 1%, chúng ta có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 trong mô hình nghiên cứu. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng FEM phù hợp hơn so với REM.
3.2.4. Kết luận
Mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất thông qua kiểm định Hausman, do đó kết quả từ mô hình FEM có tính kham khảo hơn cả.
Bảng 3.6. Kết quả phân tích thực nghiệm
Nhân tố Biến Giả thuyết
Kết quả nghiên
cứu
Hoạt động đầu tư Tăng trưởng đầu tư + +
Qui mô doanh
nghiệp Qui mô tài sản + K
Tốc độ tăng trưởng Tăng trưởng doanh thu + + Quản trị nợ phải thu Số ngày thu tiền bình quân - -
Cấu trúc vốn Tỷ lệ nợ - -
Khả năng thanh toán Chỉ số thanh toán hiện
hành - K
Trong đó: (+) cùng chiều; (-) ngược chiều; (K) không có mối quan hệ
Dựa vào kết quả của mô hình hồi quy, nghiên cứu tìm thấy sự tác động có ý nghĩa của hoạt động đầu tư lên hiệu quả hoạt động. Ngoài ra các nhân tố được đưa vào mô hình như tăng trưởng doanh nghiệp, cấu trúc vốn, quản trị
phải thu khách hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo giá trị kế toán ROA. Tất cả kết quả đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%
Rõ ràng, khi kiểm soát tác động của các nhân tố khác có thể ảnh hưởng