5. Bố cục luận văn
2.3.2. Biến độc lập
Dựa trên cơ sở lý thuyết cũng như những nghiên cứu thực nghiệm trước đây, bên cạnh chọn biến số chính là hoạt động đầu tư, tác giả kì vọng kiểm soát tác động của các nhân tố khác thuộc bên trong của doanh nghiệp như: quy mô doanh nghiệp, tăng trưởng doanh nghiệp, quản trị nợ phải thu khách hàng, cấu trúc vốn và khả năng thanh toán.
a. Nhân tố hoạt động đầu tư
Tác giả kết hợp nghiên cứu của Svetlana Kotsina và Aaro Hazak (2012) và Bülent Tekçe (2011) để phát triển chỉ số hoạt động đầu tư trong nghiên cứu của mình. Hoạt động đầu tư sẽ được đo lường thông qua chỉ tiêu tỉ lệ chi phí đầu tư ròng và tổng tài sản như sau:
Đầu tư =Tài sản cố địnht−Tài sản cố địnht−1+Khấu haot
Tổng tài sản
Việc lựa chọn chi phí đầu tư ròng như trên nhằm loại bỏ các khoản đầu tư vào các tài sản vô hình, các chứng khoán thị trường và các khoản tiền mặt vượt trội từ vốn đầu tư, nhằm tập trung phân tích vào các tài sản hoạt động và tách biệt phân tích hoạt động kinh doanh khỏi các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra còn cộng lùi khấu hao tích lũy vào tài sản đã khấu hao vì tài sản cố định được duy trì trong điều kiện hoạt động cơ bản trong suốt đời sống hữu ích của chúng nên đánh giá trên tài sản ròng là không hợp lý.
Theo Ellis (1998), phân bổ tài sản thể hiện khả năng sản xuất và thực tế những gì họ sản xuất. Việc sử dụng tài sản không tốt làm tổn thất doanh thu
sẽ liên quan đến một khoản đầu tư đã được phân bổ không hiệu quả cho tài sản. Fleming, Heaney và McCosker (2005) chỉ ra rằng việc sử dụng tài sản không tốt có thể làm tăng chi phí đại diện vì các nhà quản lý đã không mang lại lợi ích tốt nhất cho các chủ sở hữu. Okwo (2012) nghiên cứu về đầu tư vào tài sản cố định và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ông phát hiện thấy mối quan hệ này là tích cực nhưng kết quả không có ý nghĩa thống kê. Xu và Xu (2013), nghiên cứu về phân bổ cơ cấu tài sản và hiệu quả kinh doanh. Kết quả cho thấy mối quan hệ thống kê quan trọng giữa cấu trúc tài sản và hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, Jose et al. (2010), Wu et al. (2010) và Seema et al. (2011) đã chỉ ra việc sử dụng tài sản có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Do đó giả thuyết được đưa ra
H0: Hoạt động đầu tư tương quan dương với HQHĐ H1: Hoạt động đầu tư tương quan âm với HQHĐ.
b. Nhân tố quy mô doanh nghiệp
Quy mô DN được đo lường bằng logarit tổng tài sản. Vijayakumar và Tamizhselvan (2010) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận. Papadognas (2007) tiến hành phân tích mẫu 3,035 DN ngành sản xuất Hy Lạp và tiết lộ rằng lợi nhuận của tất cả doanh nghiệp được nghiên cứu đều bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mô DN. Lee (2009) đã kiểm tra quy mô DN đóng vai trò như thế nào đối với lợi nhuận. Kết quả cho thấy quy mô DN đóng một vai trò quan trọng tuyệt đối trong tạo nên lợi nhuận. Amato và Burson (2007) đã kiểm tra mối quan hệ quy mô và lợi nhuận của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Với các đặc điểm kỹ thuật tuyến tính trong quy mô doanh nghiệp, tác giả cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của quy mô DN đối với khả năng sinh lời. Durand & Coeuderoy (2001) và
Tzelepsin & Skuras (2004), Amarjit và cộng sự (2010) cho thấy không có mối quan hệ đáng kể giữa quy mô DN và lợi nhuận.
Do đó giả thuyết được đưa ra
H0: Quy mô DN tương quan dương với HQHĐ H1: Quy mô DN tương quan âm với HQHĐ.
c. Nhân tố tăng trưởng doanh nghiệp
Được đo lường thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận có mối quan hệ dương và mang ý nghĩa thống kê quan trọng trong nghiên cứu của Robson và Bennett (2000). Liu và Hsu (2006) tìm thấy ảnh hưởng tích cực đáng kể của tăng trưởng doanh thu đến sự phát triển của DN. Cowling (2004) cho thấy lợi nhuận và tăng trưởng có xu hướng cộng hưởng với nhau ở những DN Anh Quốc. Bottazzi và cộng sự (2008) cũng khảo sát các doanh nghiệp sản xuất Ý và thấy mối tương quan giữa tỷ suất sinh lời và tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp là tích cực nhưng không đáng kể.
Ngược lại, Coad (2010) phát hiện mối liên hệ tiêu cực giữa tăng trưởng và khả năng sinh lợi. Sử dụng tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lực lượng lao động như là một chỉ số cho sự tăng trưởng vững chắc, Markman và Gartner (2002) kiểm tra mối quan hệ của hai yếu tố đó với sự tăng trưởng lợi nhuận. Theo đó, có mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng doanh nghiệp và lợi nhuận. Tương tự, Sexton và cộng sự. (2000) cho thấy có mối quan hệ rất yếu giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Hơn nữa, Bottazi và cộng sự (2008) tuyên bố rằng không có một mối quan hệ đáng kể nào giữa xu hướng tăng trưởng và lợi nhuận.
Do đó giả thuyết được đưa ra
H1: Tăng trưởng DN có tương quan âm với HQHĐ
d. Nhân tố quản trị nợ phải thu khách hàng
Được đo lường bởi số ngày thực hiện một vòng quay khoản phải thu. Zarivawati và cộng sự (2009) đã phân tích vốn lưu động và kết quả hoạt động của sáu ngành kinh tế khác nhau. Báo cáo chỉ ra mối quan hệ tiêu cực mạnh giữa vòng quay tiền mặt và lợi nhuận của doanh nghiệp. Gill, Biger và Mathur (2010) cũng quan sát và báo cáo mối liên quan rất đáng kể giữa việc thu chậm các khoản phải thu và lợi nhuận thấp, tức DN có số ngày thu các khoản phải thu kéo dài sẽ có lợi nhuận thấp hơn DN hoạt động trong lĩnh vực tương tự nhưng có số ngày thu các khoản phải thu được rút ngắn. Deloof (2003) chỉ ra mối liên quan giữa vòng quay tiền mặt ngắn hơn và khả năng sinh lợi cao hơn và gợi ý tăng lợi nhuận doanh nghiệp bằng cách giảm số ngày thu các khoản phải thu và đẩy nhanh số vòng quay hàng tồn kho. Đi ngược với kết quả của hầu hết nghiên cứu khác, Sharma và Kumar (2011) đã chứng minh mối quan hệ giữa kì thu tiền bình quân và lợi nhuận là mối quan hệ cùng chiều.
Do đó giả thuyết được đưa ra
H0: Quản trị nợ phải thu khách hàng có tương quan âm với HQHĐ H1: Quản trị nợ phải thu khách hàng có tương quan dương với HQHĐ
e. Nhân tố cấu trúc vốn
Được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ dài hạn/VCSH. Aquino (2010) đã nghiên cứu cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Philippine niêm yết và chưa niêm yết. Nghiên cứu của ông cho thấy tỷ lệ nợ cao liên quan tích cực đến tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Joshua (2005) đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ nợ với tổng tài sản và ROE. Nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010) cho thấy tỷ lệ nợ tác động âm với
HQKD trong khi vòng quay tài sản tác động dương. Tương tự, nghiên cứu của Abbasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian (2012) cho thấy mối quan hệ nghịch và tác động mạnh mẽ giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (ROA và ROE).
Do đó giả thuyết được đưa ra
H0: Cấu trúc vốn có tương quan âm với HQHĐ H1: Cấu trúc vốn có tương quan dương với HQHĐ
f. Nhân tố khả năng thanh toán
Được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ suất thanh toán hiện hành. Nghiên cứu của Raheman và Nasr (2007) , Binti và Binti (2010) , Eljely (2004) đều kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản thông qua chỉ số thanh toán hiện hành và khả năng sinh lời thông qua chỉ số ROA. Kết quả nghiên cứu phân tích mô hình hồi quy chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa thanh toán hiện hành và ROA. Ngược lại, Bardia (2007), Victor Chukwunweike (2014) thực hiện nghiên cứu tương tự chỉ ra rằng có sự tương quan tích cực đáng kể giữa tỷ lệ thanh toán hiện hành và và khả năng sinh lời thông qua chỉ số ROA.
Do đó giả thuyết được đưa ra
H0: Khả năng thanh toán hiện hành có tương quan âm với HQHĐ H1: Khả năng thanh toán hiện hành có tương quan dương với HQHĐ