CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại cảng vụ hàng không miền trung (Trang 68 - 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Các yếu tố môi trƣờng tác động đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của đơn vị

a.Yếu tố kinh tế, chính trị

Ngành hàng không là cánh chim đầu đàn, gắn kết Việt Nam với thế giới. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, ngành HK là ngành chủ đạo trong việc vận chuyển các vị lãnh đạo đất nƣớc, doanh nhân trao đổi, hợp tác với các nƣớc khác đặc biệt là ký các hiệp định thƣơng mại tự do sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam. Với thế mạnh là nông lâm thủy sản các mặt hàng tƣơi sống đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh thì HK có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển buôn bán với nƣớc ngoài. Ngoài ra ngành HK góp phần đƣa du khác nƣớc ngoài đến với Việt Nam nhiều hơn góp phần rất lớn trong việc phát triển du lịch nƣớc nhà. Hàng không dân dụng Việt Nam với chính sách tự do hóa vận tải HK theo lộ trình đã phát huy hiệu quả, đảm bảo mở rộng thị trƣờng cho các hãng HKVN, khuyến khích các hãng HK quốc tế bay vào Việt Nam, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng vận tải HK. Tổng thị trƣờng vận chuyển hành khách năm 2015 đạt 40,1 triệu, tăng bình quân giai đoạn 2010- 2015 là 13,7%/năm; hàng hoá đạt 741 nghìn tấn, tăng bình quân 10%/năm. Chính sách xã hội hoá vận tải HK đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Hiện nay cả 4 hãng HK của Việt Nam (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, VASCO, Vietjet Air) đều là hãng HK cổ phần, tƣ nhân hoặc

liên doanh với nƣớc ngoài; đang khai thác 70 đƣờng bay quốc tế, 48 đƣờng bay nội địa. Tính đến tháng 12/2015, có 52 hãng HK nƣớc ngoài khai thác và 3 hãng hãng hàng không Việt Nam khai thác 95 đƣờng bay quốc tế đến Việt Nam. Các hãng HKVN chiếm 47,9% thị phần vận chuyển hành khách quốc tế và 11,6% thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành Hàng không thì lực lƣợng cán bộ viên chức thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về ngành hàng không với chức năng nhiệm vụ của mình đây là lực lƣợng nòng cốt sự đảm bảo an ninh, an toàn, chất lƣợng dịch vụ trong lĩnh vực hàng không dân dụng thông qua việc thực thi các quy định của luật, nghị định, thông tƣ quy định các lĩnh vực của ngành hàng không. Công tác đào tạo không chỉ chú trọng về chuyên môn mà còn phải định hƣớng về tinh thần, trách nhiệm của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ.

b. Yếu tố pháp luật

Hệ thống pháp luật ngày càng đƣợc hoàn chỉnh. Đây là cơ sở để Ngành HK đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý, cải cách hành chính, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, để từ đó Ngành HK có sự phát triển toàn diện hơn về nhiều mặt, đầu tƣ phát triển hạ tầng hàng không, quản lý khai thác cảng hàng không sân bay. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế đƣợc xây dựng và cập nhật theo các tiêu chuẩn quốc tế nhƣ: Ngày 26/12/1991, Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Tại kỳ họp thứ 7, khóa IX, ngày 20/4/1995, Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật HKDDVN đã ban hành ngày 26/12/1991. Nội dung sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về hàng không dân dụng, quản lý bay, quản lý và khai thác cảng hàng không sân bay, công tác an ninh, an toàn hàng không. Ngày 22/6/2006, Luật HKDDVN sửa đổi đã đƣợc Quốc hội

thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/1/2007. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đƣợc Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 8 đã thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2015. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về Hàng không đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật và các chính sách điều tiết vận tải hàng không phù hợp. Ngành HK đã chủ động, linh hoạt trong hội nhập quốc tế theo hƣớng tự do hoá, góp phần quan trọng cho sự phát triển của thị trƣờng hàng không, đặc biệt chính sách của Nhà nƣớc cho phép mở rộng đối với các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải hàng không; khuyến khích và bảo đảm các quyền cho các hãng HK nƣớc ngoài khai thác đi/đến Việt Nam.

Luật viên chức và Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của chính phủ cũng đã quy định rõ về quyền đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng; mục tiêu, nguyên tắc đào tạo, bồi dƣỡng; chế độ đào tạo bồi dƣỡng của viên chức.

Cảng vụ hàng không miền Trung là cơ quan quản lý nhà nƣớc về ngành hàng không dân dụng bởi vậy việc nắm vững và thi hành đúng các quy định là nhiệm vụ chính đối đơn vị bởi vậy đội ngũ cán bộ, viên chức thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát cần phải đƣợc đào tạo về kiến thức chuyên ngành và kiến thức về thực thi pháp luật.

c. Yếu tố văn hóa – xã hội

Ở mỗi địa phƣơng yếu tố văn hóa xã hội có những điểm giống và khác nhau, nó tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống của mỗi ngƣời lao động ở các địa phƣơng đó. Với đặc điểm đơn vị có đại diện ở nhiều địa phƣơng khác nhau và NNL chủ yếu ở tại địa phƣơng nơi có trụ sở đại diện, điều này ảnh hƣởng đến hiệu quả đào tạo đối với từng đối tƣợng là khác nhau.

d. Yếu tố khoa học - công nghệ

Từ xa xƣa, con ngƣời đã mơ ƣớc bay đƣợc nhƣ chim và khát khao này luôn theo họ. Ngày 17/12/1903, Anh em nhà Wright đã bay thành công trên

một chiếc máy bay có gắn động đây là cộc mốc cho ngành hàng không ra đời và phát triển. Trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới, sự tiến bộ lớn của khoa học công nghệ đã mở rộng sự phát triển lĩnh vực hàng không dân sự lẫn quân sự. Vào thập niên 1950, việc phát triển máy bay phản lực dân dụng là dần dần trở lên lớn mạnh đến nay nhiều thế hệ máy bay đời mới với thiết kế chở lƣợng khách lớn hơn, tiết kiệm nhiên liệu và bay xa hơn. Hiên nay HKVN các hãng hàng không đã ngày càng đổi mới đội bay với những chiếc Airbus A321, Airbus A350, Boeing 787 Dreamliner đời mới để phục vụ hành khách trong và ngoài nƣớc.

Hệ thống kết cấu hạ tầng giai đoạn 2001-2014 đã tăng cƣờng cơ bản năng lực phục vụ của các CHK và điều hành bay, đáp ứng phần lớn nhu cầu phát triển của thị trƣờng vận tải hàng không trong nƣớc cũng nhƣ thế giới, đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế đất nƣớc, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp và vị thế của hàng không Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Hiện nay các cảng HK đƣợc đầu tƣ ngày càng hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tiếp nhận tàu bay, trong đó 25% các cảng HK đạt cấp 4D, 4E có khả năng tiếp thu tàu bay thân rộng nhƣ B777, B747 và tƣơng đƣơng; 45% các cảng HK đạt cấp 4C, có khả năng tiếp thu tàu bay A320/A321 và tƣơng đƣơng; 30% các cảng HK đạt cấp 3C là cảng HK nội địa có khả năng tiếp thu tàu bay CRJ900/ATR72/F70... Hệ thống cảng HK, SB Việt Nam hiện nay có tổng công suất thiết kế là 68 triệu lƣợt hành khách/năm, 1,4 triệu tấn hàng hóa/năm. Năm 2015, hành khách qua cảng HK đạt 62,2 triệu lƣợt hành khách, tăng bình quân giai đoạn 2010-2015 là 14,5%/năm; hàng hoá đạt 940 nghìn tấn, tăng bình quân 10%/năm; cất hạ cánh đạt 440 nghìn lần chuyến, tăng bình quân 12,5%/năm.

Hiện nay HKDD Việt Nam đang điều hành hai vùng thông báo bay (FIR Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội) gồm toàn bộ vùng trời lãnh thổ Việt Nam

và phần vùng trời trên biển quốc tế do ICAO giao Việt Nam quản lý rộng 1,2 triệu km2, với 03 khu vực kiểm soát tiếp cận, 21 khu vực kiểm soát tại sân bay trên phạm vi toàn quốc, 25 đƣờng HK nội địa và 35 đƣờng HK quốc tế trong đó có các đƣờng bay với mật độ hoạt động bay lớn của khu vực và thế giới; hơn 320 hệ thống thiết bị; 04 hệ thống rada sơ cấp và 7 hệ thống rađa thứ cấp; 70 cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cùng 02 Trung tâm kiểm soát đƣờng dài (ACC) Hà Nội và Hồ Chí Minh cùng các đài kiểm soát không lƣu tại tất cả các cảng HK; 21 cơ sở khẩn nguy sân bay và 04 cơ sở hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn; đặc biệt là hệ thống Đài ADS-B (sắp tới bổ sung hệ thống VHF) trên Đảo Trƣờng Sa lớn, Đảo Song Tử tây và Côn Đảo. Các cơ sở điều hành bay, hạ tầng kỹ thuật đƣợc đầu tƣ, đổi mới cơ bản theo công nghệ tiên tiến, hiện đại; cơ bản hoàn thành mạng thông tin VHF, mạng ra đa giám sát hệ thống, đài dẫn đƣờng DVOR/DME trên toàn quốc. Chất lƣợng cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay ngày càng đƣợc nâng cao; công tác phối hợp, hiệp đồng với cơ quan quản lý bay quân sự đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chặt chẽ; xử lý kịp thời các tình huống, sự cố xảy ra, đƣợc bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Với đặc điểm là nhiệm vụ của đơn vị là thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về hàng không dân dụng tại các Cảng hàng không, sân đặt ra cho đội ngũ cán bộ, viên chức của đơn vị thì cần phải cập nhật kiến thức bắt kịp với sự phát triển của ngành.

e. Yếu tố các cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không

Các cơ sở đào tạo chuyên ngành Hàng không đã từng bƣớc thể hiện đƣợc tính chuyên môn hóa, xã hội hóa trong đào tạo NNL, chất lƣợng NNL giảng viên đào tạo ngày càng cao; hình thức đào tạo khá phong phú; các cơ sở đào tạo đã có sự quan tâm đến mục tiêu đào tạo NNL chất lƣợng cao, phục vụ yêu cầu phát triển ngành, đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chất lƣợng đào tạo, huấn luyện ngày càng đƣợc các đơn vị và cơ sở đào tạo

coi trọng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại cảng vụ hàng không miền trung (Trang 68 - 73)