6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Hoàn thiện công tác đánh giá đào tạo
Nhƣ đã phân tích chƣơng 2 công tác đánh giá đào tạo của đơn vị chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trong thời gian tới đơn vị cần quan tâm hơn công tác đánh giá sau đào tạo với các nội dung cụ thể sau
a. Về tiêu chí đánh giá
- Đối tƣợng tham gia khóa đào tạo có đáp ứng mục tiêu đào tạo hay không?
- Điểm mạnh, điểm yếu của chƣơng trình đào tạo là gì?
- Những vấn đề về kết quả thực hiện công việc trƣớc khi thực hiện hoạt động đào tạo có giải quyết đƣợc không? Có thay đổi tích cực hơn trong thực hiện việc công việc của họ hay không?
b. Quy trình đánh giá
Giai đoạn 1: Sau khi hoàn thành khóa học
- Ngay sau khi kết thúc khóa đào tạo, phòng Tổ chức cán bộ cần phải tổng hợp đánh giá của ngƣời đƣợc cử đi đào tạo về khóa học. Đơn vị có thể sử dụng bảng câu hỏi đánh giá khóa học của học viên (phụ lục 5).
- Đánh giá mức độ tiếp thu của học viên thông qua báo cáo kết quả đào tạo (phụ lục 6) đồng thời nộp chứng chỉ khóa học (đối với các khóa bên ngoài tổ chức).
Giai đoạn 2: Theo dõi đánh giá sau đào tạo
* Đánh giá của lãnh đạo sau đào tạo
- Lãnh đạo trực tiếp của các học viên tiếp tục có sự theo dõi, kiểm tra quá trình vận dụng kiến thức đã đào tạo vào thực tế công việc của các học viên. Để có đƣợc những thông tin phản hồi chính xác, giúp ích cho lãnh đạo đơn vị thấy đƣợc mức độ thiết thực, hiệu quả của khóa đào tạo thì những ngƣời lãnh đạo trực tiếp cần có sự chú ý quan sát, đánh giá công tâm, so sánh mức độ hoàn thành công việc, thái độ, tác phong làm việc trƣớc và sau đào tạo của cán bộ dƣới quyền.
* Hàng năm tổ chức kiểm tra đánh giá
Hàng năm tổ chức kiểm tra kiến thức chuyên môn thông qua các bài kiểm tra. Đây là phƣơng pháp vừa kiểm tra kiến thức áp dụng kiến thức đã học và thực tế làm việc vừa có thể đánh giá đƣợc những thiếu hụt về kiến thức của CBVC.