6. Tổng quan tài liệu
2.2.2. Ảnh hƣởng của Âm dƣơng, Ngũ hành qua hiệu ứng thực tiễn
- Ứng dụng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, phong thủy
+ Gieo quẻ Âm dƣơng - văn hóa tín ngƣỡng dân gian
Từ thời xa xƣa, con ngƣời vẫn dùng phƣơng pháp bói toán bằng cách gieo quẻ dùng một vật nào đó làm tín. Gieo quẻ âm dƣơng là cách bói toán dùng hai đồng hoặc nhiều đồng tiền trinh làm bằng kim loại đồng. Đồng tiền trinh này giờ gọi là đồng tiền cổ. Đồng tiền trinh hình tròn, giữa có lỗ rộng có thể xâu tiền thành dây. Một mặt phẳng đƣợc quy định làm mặt “âm”. Mặt trên có khắc chữ Hán gọi là mặt “dƣơng”. Cách gieo quẻ xem vận hạn dùng 5 đồng tiền ( có 32 quẻ) là phép gieo quẻ của Phật Bà Quan Âm.
Thông thƣờng, phổ biến trong dân chúng nhất là cách gieo quẻ dùng hai đồng tiền trinh. Hai đồng tiền phải đẹp, sạch, sáng, rõ chữ , màu sắc kim loại đồng chính cống thì mới linh nghiệm. Phép dùng hai đồng tiền trinh dễ, tiện. Các thầy cúng hoặc ngƣời cúng lễ thạo dùng hai đồng tiền này để xin ý kiến của thần linh, các đấng siêu nhiên về những việc hệ trọng trong quá khứ, hiện tại hoặc tƣơng lai ( nhƣ làm nhà, kinh doanh, thi cử, ốm đau,..). Nói chung là vạn sự mà ngƣời trần không thể biết đƣợc nên nhƣ thế nào, đúng hay sai hoặc họ chƣa chắc chắn. Xin quẻ âm dƣơng là cách họ lựa chọn theo ý thần linh báo. Họ căn cứ vào cách gieo quẻ: nếu một mặt sấp (âm) một mặt ngửa (dƣơng - mặt có chữ) là thuận: âm dƣơng đồng nhất lí. Nếu hai đồng khi gieo xuống đĩa( đĩa đựng đồng tiền phải sạch, đẹp,vừa) đều sấp (âm) là ngài báo không đƣợc hoặc ngài giận, ngài phạt không cho. Nếu hai đồng đều ngửa (có chữ) là ngài cƣời. Một là ngài vui (là tốt). Hai là có thể ngài cƣời chê ( là không tốt). Nếu xin âm dƣơng mà đƣợc một lần nhất âm nhất dƣơng luôn là tuyệt. Nếu lần thứ nhất cƣời, lần thứ hai nhất âm nhất dƣơng lại càng tuyệt.
Nếu hai lần cƣời, lần ba mới nhất âm nhất dƣơng là tạm đƣợc. Nếu lần một sấp hết, lần hai mới nhất âm nhất dƣơng là tạm đƣợc.Hai lần sấp tất, lần ba mới nhất âm nhất dƣơng là ép quá, không hay lắm. Thƣờng thì lần thứ nhất sấp tất, lần hai đƣợc là có trắc trở rồi cũng tốt đẹp. Nói chung, đó là những suy luận cơ bản còn tùy theo duyên, theo cảm nhận từng ngƣời. Phép bói này chƣa có cơ sở khoa học vì khi gieo quẻ còn phụ thuộc vào tâm lí, cách cầm đồng tiền gieo. Đồng tiền gieo xuống là vô tình chứ khó có thể do bàn tay thần linh điều khiển đƣợc.
Ngƣời gieo quẻ và xin gieo quẻ âm dƣơng bị lệ thuộc mọi phán quyết vào đồng âm dƣơng, mất đi sự chủ động, mất đi sự suy nghĩ, tính toán, phán xét của chính mình theo khoa học. Mặt khác, với đồng tiền đó, không thể muốn phán xét mọi sự trong cuộc sống là đều đƣợc. Nó sẽ điều khiển mọi suy nghĩ, hành động của con ngƣời và trở nên nguy hiểm nếu con ngƣời quá tin vào nó, lạm dụng nó. Từ đó, ngƣời dân hiền lành mê muội sẽ bị các thầy, các bà sai khiến, điều khiển, lợi dụng.
+ Ứng dụng chọn ngày, giờ tốt theo Âm dƣơng - Ngũ hành
Học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành và Kinh Dịch đƣợc ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực rất phổ biến là dự báo thời tiết, khí tƣợng. Nƣớc ta và một số nƣớc chịu ảnh hƣởng của Trung Quốc thƣờng dùng Âm lịch, tức hệ lịch đƣợc mã hoá theo can chi. Chính việc ứng dụng can chi và âm dƣơng ngũ hành vào hệ Âm lịch là nền tảng hình thành việc phân định ngày giờ tốt xấu.
Thời tiết xấu sẽ làm cho con ngƣời ta khó chịu, cơ thể mất cân bằng, làm việc kém minh mẫn và hiệu quả. Trái lại nếu thời tiết thuận lợi sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, trí não hƣng phấn và là tiền đề cho công việc trôi chảy, hiệu quả lao động cao. Nếu việc chọn ngày giờ theo Âm lịch là sai thì chắc nó đã không thể tồn tại cho đến ngày nay trải qua mấy nghìn năm xã hội Nông nghiệp.
Trong Thiên văn học hiện đại cũng chỉ ra rằng vũ trụ thƣờng xuyên xảy ra những vụ va chạm giữa các thiên hà, làm phát sinh những bức xạ, những tia vũ trụ mà ảnh hƣởng của nó đến trái đất là rất lớn, chi phối đời sống của sinh vật nói chung và con ngƣời nói riêng. Vì vậy tránh ngày xấu cũng chính là tránh hững thời điểm không tốt của sự vận động vũ trụ và khí quyển. Nói rộng ra, việc sử dụng học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành hợp lý trong Âm lịch nhằm chọn ra thời điểm tốt tránh thời điểm xấu là việc vô cùng cần thiết. Muốn thành công phải hội tụ cả ba yếu tố Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà mà Thiên thời là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo làm việc thành công, cải thiện đời sống con ngƣời.
Việc chọn ngày tốt phải sử dụng đúng lý thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành trong Âm lịch tức hệ lịch mã hoá thời gian theo hệ quy chiếu Can Chi. Tránh những hủ tục chọn ngày lạc hậu, mê tín dị đoan thƣờng thêu dệt trong dân gian, không những không mang lại kết quả gì mà trái lại gây tâm lý hoang mang, làm lỡ mất thời điểm tốt cần thực hiện công việc.
+ Ứng dụng ngũ hành trong phong thủy
Phong thủy Ngũ hành dựa vào các quy luật trên để cân bằng sự sinh – diệt giúp con ngƣời có thể thuận theo tự nhiên, cân bằng chúng để có thể phát triển và ứng dụng trong cuộc sống nhƣ: Chọn hƣớng hợp tuổi mệnh; Chọn màu hợp tuổi mệnh; Chọn vật liệu hợp tuổi mệnh; Chọn số hợp mệnh ngũ hành; Kết hợp làm ăn giữa ngƣời với ngƣời cũng tuân theo quy luật này.
Không có ngày nào tốt với tất cả mọi ngƣời, cũng không có hƣớng nhà tốt hoặc xấu với tất cả mọi ngƣời. Cơ sở để chọn hƣớng nhà theo phong thủy là âm dƣơng, ngũ hành. Âm dƣơng ngũ hành có tính biện chứng, trong âm có dƣơng, trong dƣơng có âm, mầm dƣơng ở trong âm và mầm âm có sẵn trong dƣơng. Chọn hƣớng nhà là để tăng sự thuận lợi, tốt lành, giảm sự bất lợi rủi ro nếu có hoặc sẽ xảy ra.
Mục đích của việc chọn hƣớng nhà là để tăng sự thuận lợi, tốt lành, giảm sự bất lợi rủi ro nếu có hoặc sẽ xảy ra. Trong phong thủy, hƣớng tốt là hƣớng thuận hợp môi trƣờng, đất đai và con ngƣời. Có hƣớng thích hợp với ngƣời này, có hƣớng lại thích hợp với ngƣời khác
+ Phƣơng pháp đặt tên theo ngũ hành
Ngày nay trong các phƣơng pháp đặt tên, thịnh hành nhất vẫn là đặt tên theo ngũ hành.
Tƣ tƣởng của con ngƣời là sản phẩm của xã hội. Hình thái ý thức của xã hội không lúc nào ngừng khắc dấu ấn vào trong não ngƣời. Mà tƣ tƣởng con ngƣời có quan hệ mật thiết với nhận thức về tự nhiên, xã hội. Sự thịnh hành của học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành khiến cho ngƣời ta ràng buộc vinh nhục, phúc họa trong cuộc đời vào ngũ hành sinh khắc. Cho nên, khi đặt tên, đều hết sức mong cầu đƣợc âm dƣơng điều hòa, cƣơng nhu tƣơng tế. Họ cho rằng nhƣ thế trong cuộc sống có thể gặp hung hóa cát, thuận buồm xuôi gió. Đây có lẽ là nguyên do mà mấy ngàn năm nay, mọi ngƣời vẫn luôn lấy lý luận ngũ hành làm căn cứ để đặt tên.
Đặt tên theo lý luận Ngũ hành có lẽ bắt đầu từ thời Tần Hán. Khi đó, ngƣời ta chủ yếu đem phép đặt tên theo can chi từ thời Thƣơng Ân lồng ghép với quan điểm ngũ hành để đặt tên. Ở thời đại Chu Tần, ngƣời ta ngoài cái “Tên” còn đặt thêm “Tự”. Do đó, chủ yếu phối hợp thiên can với ngũ hành, đặt ra “Tên” và “Tự”. Nhƣ công tử nƣớc Sở tên là Nhâm Phu, tự là Tử Thiên Tân, tức là lấy Thủy phối hợp với Kim, tức là lấy Thủy sinh Kim, cƣơng nhu tƣơng trợ cho nhau.
Đến đời Tống, phép đặt tên theo ngũ hành càng trở nên thịnh hành. Tuy nhiên, thời đó có khiếm khuyết là không coi trọng bát tự, chỉ lấy ý nghĩa của ngũ hành tƣơng sinh để đặt tên. Đời Tống ứng dụng ngũ hành tƣơng sinh vào phép đặt tên nhƣ sau:
- Mộc sinh Thủy: tên cha thuộc Mộc thì tên con phải thuộc Hỏa. - Hỏa sinh Thổ: tên cha thuộc Hỏa thì tên con phải thuộc Thổ. - Thổ sinh Kim: tên cha thuộc Thổ thì tên con phải thuộc Kim. - Kim sinh Thủy: tên cha thuộc Kim thì tên con phải thuộc Thủy. - Thủy sinh Mộc: tên cha thuộc Thủy thì tên con phải thuộc Mộc.
Đến nay, trải qua mấy ngàn năm ứng dụng, phƣơng pháp đặt tên theo ngũ hành đã đƣợc hoàn thiện rất nhiều, phối hợp chặt chẽ với 81 linh số và giờ, ngày, tháng, năm sinh…để đạt hiệu quả đặt tên ở mức cao nhất.
- Ứng dụng vào một số lãnh vực đời sống xã hội, y học
+ Tổ chức công việc và sinh hoạt hàng ngày
Dựa theo tính chất của từng hành trong Ngũ hành: Sinh (Mộc), Trƣởng (Hỏa), Hóa (Thổ), Thu (Kim), Tàng (Thủy) và qui luật của Ngũ hành mà tổ chức công việc, sinh hoạt thƣờng ngày.
Ví dụ 1: khởi đầu một ngày, công việc luôn có tính chất Mộc cần có thời gian để Sinh.
Ví dụ 2: máy chạy một chút cho trơn máy, ngƣời tập thể dục hít thở để khởi động cho một ngày.
Kế tiếp là Hỏa (Trƣởng): đẩy mạnh tiến độ công việc, đây là lúc năng suất công việc cao nhất.
Công việc có kết quả, có sản sinh ra một cái gì mới mẻ thì công việc mới tồn tại {Thổ (Hóa)}.
Khi đã có kết quả cần biết thu lại, rút lui từ từ về, nghỉ ngơi dần {Kim (Thu)}.
Và ẩn, chứa lại, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mới {Thủy (Tàng)}, chuẩn bị cho quá trình Sinh Trƣởng Hóa Thu Tàng kế tiếp. Tránh làm ngƣợc lại hoặc làm rối loạn quá trình đó.
bị, tập trung (Mộc); sau đó đi vào vấn đề bàn luận (Hỏa); việc bàn luận đó phải đi đến một kết quả, kết quả hữu ích (Thổ); rồi có đúc kết lại vấn đề (Kim), ra quyết định tiến hành công việc và chấm dứt cuộc họp (Thủy). Mối quan hệ của từng giai đoạn nêu trên cũng có Sinh, Khắc, Thừa, Vũ. Việc tiến hành một công việc bất kỳ nào cũng tƣơng tự. Có nhƣ vậy công việc mới thành công vì diễn tiến phù hợp với qui luật Ngũ hành.
+ Trong quản lý nhân sự
Theo quan niệm của ngƣời xƣa, vũ trụ là một thái cực, thái cực sinh ra lƣỡng nghi (âm dƣơng), âm dƣơng lại đƣợc sử dụng trong công việc quản lý. Ngày nay, khoa học hiện đại cũng cho rằng, nhà nƣớc, xí nghiệp cho đến cá nhân đều là một thái cực hoàn chỉnh. Trong quản lý xí nghiệp, ngƣời quản lý và ngƣời bị quản lý làm việc với nhau, sản sinh quan điểm vận động đối lập nhau và bổ sung cho nhau, một vật này tiến tất phải có một vật khác lui mới có thể sản sinh trung hòa cân bằng. Ngƣời quản lý chỉ có nhận rõ nguyên lý thái cực, trong quá trình xử lý sự việc và quản lý ngƣời dƣới mới có thể tự giác vận dụng hiện tƣợng tiến lui của dƣơng và âm trong vòng thái cực. Không nên dùng lợi nhuận tối đa làm nguyên tắc duy nhất của việc quản lý kinh doanh, mà coi thƣờng tính tự tôn và quan niệm giá trị của bản thân con ngƣời. Nên thừa nhận bất cứ ai cũng đều là một thái cực, bản thân nó dung hòa, đối xử với con ngƣời phải vì con ngƣời và có phân biệt ở giá trị kết quả lao động, trƣớc sau duy trì tính tự tôn đó, khiến cho tổ chức tràn đầy hòa khí, giống nhƣ một gia đình, một sân khấu âm nhạc hài hòa. Phƣơng thức tổ chức công nhân viên lại nhƣ gia đình, lấy hòa làm quý, phát huy năng lực chủ quan của công chức, có thể nói là phù hợp với học thuyết thái cực ở Kinh Dịch. Vì Kinh Dịch cho rằng, chỉ có thái cực hoàn chỉnh, mới có thể sinh sinh hóa hóa, phồn vinh thịnh vƣợng, cho nên điều gọi là hòa khí sinh ra của cải, chính là đạo lý này.
+ Ở lĩnh vực Y học
Ở ngƣời Việt Nam, học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành không chỉ thể hiện qua nhận thức, mà còn đƣợc sử dụng cụ thể trong đời sống con ngƣời. Nhƣ Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã vận dụng học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành vào công việc chữa bệnh. Ông nói: “Nghề làm thuốc đâu có thể vƣợt ra ngoài nguyên lý Âm dƣơng, Ngũ hành mà cứu chữa đƣợc những bệnh nguy nan” [67, tr. 20]. Qui luật quân bình âm dƣơng cũng đƣợc ông vận dụng vào việc chữa bệnh. Ông nói: “Dƣơng làm hại âm thì tinh huyết khô cháy, âm làm hại dƣơng thì thần khí lặng tắt. Phàm mọi bệnh sinh ra không một bệnh nào không phải vì âm dƣơng hại nhau mà mất điều hòa [68, tr. 43]; “ Phàm trăm bệnh của ngƣời ta không gì là không do âm dƣơng chênh lệch nhau, điều đó quan hệ đến sống chết” [67, tr. 18];
Âm dƣơng cốt thăng bằng, không nên thiên lệch về một bên. Thủy hỏa trong thân thể của ngƣời ta cũng nhƣ là cán cân, nếu bên này nặng thì bên kia nhẹ, nếu bên này nhẹ thì bên kia nặng. Phƣơng pháp chữa bệnh là, nếu bên kia nặng thì bổ cho bên này, nếu bên này nặng thì bổ cho bên kia, quyết không để sai nhau một ly thì mới thăng bằng [68, tr. 34].
Hay là Nguyễn Hữu Trác cho rằng khi chữa bệnh phải chú ý đến thời tiết, “không nên quá câu nệ vào thuyết vận khí vì bệnh phát sinh do cả nguyên nhân bên ngoài, cảm nhiễm tùy theo thời tiết” [68, tr. 56]; “Nói đến thời khí thì phải tùy cơ ứng biến, tức là trƣớc phải theo khí hậu từng năm, nếu năm ấy mƣa nhiều thì bệnh phần nhiều do thấp, phải dùng loại thuốc cay, đắng, ấm...” [67, tr. 102].
Qua thực tế, Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác biết rất rõ, cơ thể con ngƣời cần phải thích hợp với khí hậu bốn mùa biến đổi. Bốn mùa biến đổi tức là âm dƣơng chuyển hóa. Bởi vì một năm có bốn mùa, bắt đầu là mùa xuân,
rồi đến các mùa: hạ, thu, đông. Mùa xuân, mùa thu khí hậu ôn ấm, khí đất bay nổi, dƣơng sinh âm trƣởng (lớn lên), muôn vật đều nảy sinh. Đến mùa thu, mùa đông, khí hậu rét lạnh, khí trời chìm lắng, dƣơng sát âm tàng, muôn vật đều tiềm ẩn. Khí tiết hết thăng lại giáng, hết giáng rồi thăng nhƣ một vòng tròn không có đầu mối, chuyển hóa muôn vật. Khí trời nhƣ vậy, con ngƣời cũng ứng với nó. Cái mới thay thế cái cũ, sinh sinh hóa hóa không ngừng. Khí hậu bốn mùa thay đổi, mỗi mùa đều có đặc điểm khác nhau, do đó, ngoài bệnh tật nói chung, còn nảy sinh một số bệnh do thời tiết, nhƣ mùa xuân mọi ngƣời dễ mắc bệnh cảm mạo, tỷ lệ trẻ em viêm phổi cũng đột nhiên tăng lên cao. Viêm não phần nhiều nảy sinh ở mùa hè. Bệnh viêm phế quản mạn tính phần nhiều phát sinh ở mùa thu, mùa đông...
Tóm lại, ngƣời xƣa đã nghiên cứu và ứng dụng học thuyết Âm dƣơng – Ngũ hành vào trong mọi lĩnh vực của đời sống, xem nó nhƣ là kim chỉ nam dẫn đƣờng, nhƣ chiếc chìa khoá mở cánh cửa cho con ngƣời đi sâu vào tìm hiểu những quy luật phát sinh phát triển và tồn tại của vạn vật, để tìm hiểu những quy luật vận động, biến hoá của Vũ trụ và Trái đất. Đó là những quy luật phản ánh thế giới tự nhiên và xã hội, trong đó, có con ngƣời.