CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng học thuyết âm dương, ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người việt hiện nay (Trang 79 - 81)

6. Tổng quan tài liệu

3.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII) đã nêu rõ: Nền văn hóa tiên tiến bao gồm những đặc trƣng: yêu nƣớc và tiến bộ; có nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nhằm mục tiêu tất cả vì con ngƣời v.v…

Bản sắc văn hóa dân tộc của văn hóa Việt Nam gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa đƣợc vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, Đó là lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý chí tự cƣờng dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…[12, tr. 67].

Nhà nƣớc Việt Nam nhìn nhận tự do tín ngƣỡng tôn giáo là 1 nhu cầu chính đáng tinh thần của con. Tôn trọng vào bảo đảm tự do tín ngƣỡng và không tín ngƣỡng của nhân dân là chính sách nhất quán của Đảng văn kiện hội nghị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX ) đã khẳng định: “ Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, theo hoặc không theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động khuôn

khổ pháp luật và bình đẳng trƣớc pháp luật…”[17, tr. 112].

Để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, “tốt đời đẹp đạo”, “kính chúa yêu nƣớc” cũng nhƣ phát huy giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời chống lại lối sống thực dụng, mê tín, lợi dung tôn giáo để “bòn rút” tiền của dân làm đời sống nhân dân “mê muội”. Yếu tố đầu tiên chúng ta phải làm là hoạch định chính sách, phƣơng hƣớng cụ thể.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 9 (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết về“xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Đây là Nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đề ra đƣờng lối, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam trƣớc yêu cầu tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững đất nƣớc. Nghị quyết Trung ƣơng lần thứ 9 (khóa XI) đã đề ra:

Xây dựng nền văn hóa và con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, hƣớng đến Chân - Thiện - Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [22, tr. 67].

Cân nhắc yêu cầu, điều kiện cụ thể của đất nƣớc trong những năm tới, kế thừa có chọn lọc Văn kiện Đại hội XI và tiếp thu những định hƣớng đƣợc nêu trong Nghị quyết Trung ƣơng 9 (khoá XI) về văn hoá, Văn kiện Đại hội XII lựa chọn, nhấn mạnh một số nội dung mới về xây dựng nền văn hóa, con ngƣời Việt Nam hiện nay:

Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hoá và hệ giá trị chuẩn mực của con ngƣời Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; tạo môi trƣờng và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách

nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi ngƣời Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hoá dân tộc; khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thƣợng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn; Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hƣởng xấu đến xây dựng nền văn hoá, làm tha hoá con ngƣời; ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con ngƣời Việt Nam [25, tr. 126].

Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu để thấy giá trị của học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành thì những hạn chế của học thuyết này cũng cần đƣợc nghiên cứu và có các giải pháp nhằm điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nƣớc trong tình hình hiện nay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng học thuyết âm dương, ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người việt hiện nay (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)