Khái niệm văn hóa, đời sống văn hóa, văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng học thuyết âm dương, ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người việt hiện nay (Trang 36 - 38)

6. Tổng quan tài liệu

2.1.1. Khái niệm văn hóa, đời sống văn hóa, văn hóa tinh thần

Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Theo nghĩa rộng, văn hoá thƣờng đƣợc xem là bao gồm tất cả những gì do con ngƣời sáng tạo ra. Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết:

Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [42, tr. 431].

Khái niệm đời sống văn hóa

Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhƣng bộ mặt tinh thần ấy không phải là cái gì cao siêu, trừu tƣợng, mà lại đƣợc thể hiện ngay ra trong cuộc sống hằng ngày của mỗi ngƣời, rất dễ hiểu, dễ thấy. Đó chính là đời sống văn hóa. Đời sống văn hóa bao gồm các lĩnh vực hoạt động sống của con ngƣời và các dạng thực hoạt động khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con ngƣời. Đời sống văn hóa là tổng thể những yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần nằm trong cảnh quan văn hóa, hoạt động văn hóa của con ngƣời, sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra quan

hệ có văn hóa trong cộng đồng ngƣời, trực tiếp hình thành lối sống của con ngƣời trong xã hội. Đời sống văn hóa bao gồm những nội dung không tách rời của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nói cách khác, đời sống văn hóa là một phức thể hoạt động văn hóa diễn ra trong thực tiễn, từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần.

Nói đến đời sống văn hóa chủ yếu là nói về quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa và sự ứng dụng các giá trị văn hóa đó vào trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày, nếu nhƣ các giá trị văn hóa biểu hiện ra ở thể tĩnh thì đời sống văn hóa lại biểu hiện ra ở thể động, nghĩa là biểu hiện của văn hóa ở trong đời sống hằng ngày ở mọi lúc, mọi nơi, đời sống văn hóa bao gồm toàn bộ những hoạt động sản xuất và tiêu thụ, sáng tạo và hƣởng thụ các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần thông qua các thiết chế và thể chế văn hóa.

Đời sống văn hóa là một bộ phận cấu thành và không thể thiếu đƣợc của một nền văn hóa. Do đó, nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa không thể thiếu đƣợc việc nghiên cứu tƣ tƣởng của Ngƣời về đời sống văn hóa, hay chính là văn hóa đời sống. Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh không có một quan điểm rõ ràng về xây dựng đời sống văn hóa, nhƣng từ chính những tƣ tƣởng của Ngƣời trong việc xây dựng nền văn hóa mới, có thể nhận thấy rằng Ngƣời rất quan tâm tới việc xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân. Xét từ quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [41, tr. 448], thì đời sống văn hóa hiện diện ngay trên ngay trên những hoạt động văn hóa của con ngƣời, biểu hiện của con ngƣời trong cuộc sống từ ăn, mặc, ở, đi lại, cách ứng xử, hoạt động tinh thần và đời sống vật chất của mỗi ngƣời. Hồ Chí Minh đã xem xét văn hóa trên hai mặt: Một mặt là đời sống văn hóa, tinh thần xã hội nói chung, đó là tất cả những lĩnh vực trọng

yếu nhƣ: tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán, giáo dục, khoa học, văn học nghệ thuật, tôn giáo. Mặt khác là những giá trị văn hóa, đƣợc tạo ra từ chính đời sống văn hóa ấy.

Văn hóa tinh thần là gì?

Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngƣỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,... tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó.

Đời sống văn hóa tinh thần có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con ngƣời tác động vào đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hƣớng con ngƣời vƣơn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị chân, thiện, mĩ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hoá con ngƣời

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng học thuyết âm dương, ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người việt hiện nay (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)