Đời sống văn hóa tinh thần truyền thống của ngƣời Việt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng học thuyết âm dương, ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người việt hiện nay (Trang 38 - 42)

6. Tổng quan tài liệu

2.1.2. Đời sống văn hóa tinh thần truyền thống của ngƣời Việt

Lịch sử dân tộc Việt Nam trƣớc đây là lịch sử “dựng nƣớc và giữ nƣớc” của các triều đại: Đinh, Lý, Trần, Lê đó là thời kỳ dân tộc ta chống sự xâm lƣợc phƣơng Bắc qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, đó là thời đại Hùng Vƣơng, Văn Lang, Âu Lạc,...Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, với nền kinh tế nông nghiệp quanh năm “bán mặt cho đất, bán lƣng cho trời”, kinh tế chủ yếu là “tự cung, tự cấp”. Đây cũng là thời kỳ đất nƣớc ta phải đối phó những tên xâm lƣợc lớn mạnh nhất. Song với tinh thần yêu nƣớc, ý chí quật cƣờng, tinh thần đoàn kết dân tộc ta đã bảo vệ chủ quyền dân tộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Một nét đặc thù của đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Việt Nam trƣớc đây mang tƣ tƣởng “quân bình” và tính “ xã hội”, “cộng đồng”.

Lịch sử hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử hình thành và phát triển lối sống ngƣời Việt Nam. Nó đƣợc vun đắp đƣợc làm phong phú và đậm đà thông qua hoạt đông lao động sản xuất, chiến đấu, học

tập, giao tiếp xã hội trong nội bộ quốc gia, trong đó quan trọng là sự giao lƣu văn hoá với các dân tộc khác. Trải qua quá trình giao lƣu, tiếp biến văn hoá mà văn hoá Việt Nam nói chung, lối sống ngƣời Việt Nam nói riêng đƣợc phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng đậm đà. Với bản sắc truyền thống của mình là nhẹ nhàng, tế nhị, kín đáo, giản đơn hoà với thiên nhiên, qua quá trình tiếp biến các lối sống văn hoá phƣơng Đông, phƣơng Tây và văn hoá xã hội chủ nghĩa. Những nét đặc sắc của lối sống dân tộc Việt Nam đƣợc nâng cao trên nền văn hoá tổng hợp có tính quốc tế và đầy trí tuệ của thời đại. Cũng nhƣ các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần, lối sống ngƣời Việt Nam cũng đƣợc làm giàu với tinh hoa văn hoá và lối sống của nhiều dân tộc. Dù là một đất nƣớc còn nghèo về kinh tế, nhƣng ở đó, nó đƣợc hội đủ các đặc điểm phẩm chất cũng nhƣ phong thái văn hoá, văn minh tiên tiến thế giới, tạo thành một lối sống vừa có tính nhân loại, vừa đậm đà bản sắc Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy, ở các làng, xã, thôn đều có tín ngƣỡng thờ vị thần mà nhân dân gửi gắm niềm tin. Vị thần ấy là nhân vật siêu phàm, bảo vệ lợi ích quyền lợi nhân dân, giúp họ “tai qua nạn khỏi” đối phó với tự nhiên, kẻ thù xâm lƣợc. Vì vậy ở thời điểm này phong tục, tín ngƣỡng rất phát triển với nhiều loại hình thờ cúng, tâm linh, lễ hội...

Nói chung đời sống tinh thần ngƣời Việt rất đơn sơ, thuần phác. Đó chính là nét đẹp, dấu ấn văn hóa dân tộc Việt Nam đến nay còn lƣu giữ và phát triển. Phải chăng, ở thời kỳ này đời sống kinh tế chƣa phát triển? Kinh tế còn lệ thuộc vào tự nhiên? Nƣớc ta chƣa có sự giao lƣu mở cửa văn hóa nƣớc ngoài?...

Ngày nay, đất nƣớc đang trên con đƣờng mở cửa và hòa nhập. Bên cạnh mặt tích cực cơ chế thị trƣờng là mặt trái của nó. Biểu hiện rõ nhất là đời sống văn hóa tinh thần có nhiều thay đổi cả về quy mô lẫn tính chất, đặc điểm. Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự thay đổi ấy, phải chăng những biểu

hiện đời sống văn hóa tâm linh chỉ mang tính chất cực đoan hay ẩn chứa trong nó vẫn là những giá trị “cao quý, linh thiêng” mà con ngƣời đang hƣớng tới.

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều tôn giáo lớn và nhiều loại hình tâm linh tín ngƣỡng: khoảng 80% ngƣời dân Việt Nam có đời sống tín ngƣỡng, các tín đồ tôn giáo tăng nhanh. Năm 2012, số tín đồ khoảng 24 triệu ngƣời tăng 8,5 triệu so với 1997, thuộc 6 tôn giáo lớn trong đó Phật Giáo 10 triệu, Công giáo 6,2 triệu, Cao đài 2,4 triệu, phật giáo Hòa Hảo 1,3 triệu, tin lành 1 triệu tín đồ, Hồi giáo 60.000 tín đồ.

Ngoài ra, còn hàng chục triệu ngƣời tin theo các tín ngƣỡng địa phƣơng nhƣ tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Kinh, tín ngƣỡng nguyên thủy của các dân tộc thiểu số. Khách du lịch và ngƣời nƣớc ngoài dễ dàng chứng kiến số ngƣời đi chùa, đến nhà thờ và dự lễ hội tăng lên.

Thực trạng ấy buộc chúng ta phải phân tích rõ nguyên nhân của nó để tìm ra mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế còn tồn tại.Với cách nhìn biện chứng, chúng ta thấy rằng tình hình sinh hoạt văn hóa tâm linh hiện nay vừa bình thƣờng vừa không bình thƣờng. Bình thƣờng vì đây là sinh hoạt tín ngƣỡng của nhân dân. Còn không bình thƣờng vì tình hình sinh hoạt tâm linh, tín ngƣỡng hiện nay có những yếu tố không đơn thuần “văn hóa tâm linh” có cả sự lợi dụng tôn giáo, tín ngƣỡng để hành nghề mê tín, dị đoan.

Dù là tôn giáo, tín ngƣỡng hay triết học đều cung cấp cho con ngƣời tri thức về thế giới. Đó là mối quan hệ giữa con ngƣời - con ngƣời, con ngƣời - xã hội, con ngƣời - tự nhiên, hay lí giải những hiện tƣợng nảy sinh xung quanh cuộc sống. Đứng về phƣơng diện triết học mà nghiên cứu tôn giáo, tôn giáo cũng là triết học. Vì thế, chúng ta không thể nhìn nhận đời sống tâm linh một cách đơn giản, ngây thơ, không thể nhìn nhận bằng quan điểm duy vật tầm thƣờng. Nói cách khác chúng ta phải xem từ góc độ thế giới quan duy vật biện chứng.

Đặc biệt, hiện nay xã hội đang nảy sinh, đang tồn tại và có xu hƣớng phát triển những hiện tƣợng trái với văn hóa, đạo đức, truyền thống. Đại hội X của Đảng chỉ rõ:

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất lẫn năng lực,... Thoái hóa, biến chất về chính trị tƣ tƣởng về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, lãng phí, sách nhiễu dân trong bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên chƣa đƣợc ngăn lại chƣa đƣợc ngăn chặn đẩy lùi [18, tr. 263-264] . Làm sao ngăn cản sự suy thoái đạo đức, lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền? Điều này cần có sự nỗ lực của toàn xã hội trên nhiều lĩnh vực trong đó không thể bỏ qua vai trò đạo đức văn hóa tâm linh. Đảng ta cũng thừa nhận rằng đạo đức tôn giáo, tín ngƣỡng có nhiều điều phù hợp công cuộc đổi mới xã hội.

Sức sống của thế giới tâm linh còn xuất phát từ những khía cạnh nội tại của nó. Đó chính là giá trị văn hóa sâu xa, ẩn chứa sau bức màn tâm linh sâu thẳm không biết từ bao giờ, những vấn đề thuộc về đời sống tâm linh đã đồng hành cùng con ngƣời và xã hội loài ngƣời.

Trong một thời gian khá dài, vấn đề đời sống văn hóa tâm linh với những khía cạnh văn hóa và những giá trị đích thực của nó đã đƣợc xem xét từ hai khuynh hƣớng cực đoan, có tính đối lập gay gắt và đƣa đến những kết quả sai lầm đáng tiếc.

Thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành đã có một ý nghĩa quan trọng, tác động không nhỏ tới đời sống văn hóa tinh thần con ngƣời Việt Nam. Dƣới góc độ tƣ duy khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác xít, học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành đã tác động tới đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam nhƣ thế nào?

2.2. SỰ BIẾN ĐỔI CÁC GIÁ TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI VIỆT DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA ÂM DƢƠNG, NGŨ HÀNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng học thuyết âm dương, ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người việt hiện nay (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)