6. Tổng quan tài liệu
3.2.1. Nhóm giải pháp phát huy những giá trị tích cực
Để xây dựng đời sống văn hóa mới cho ngƣời Việt, một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở phát huy những giá trị tích cực của học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành, theo chúng tôi cần phải có những giải pháp thiết thực và cụ thể.
Thứ nhất, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu đƣợc
những giá trị tích cực của học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành, qua đó nâng cao lòng tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cha ông, từ đó tự giác tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng.
Triết học là hệ thống lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con ngƣời trong thế giới ấy. Lý luận và thực tiễn đã minh chứng rằng: Để chiếm lĩnh tri thức triết học, có thể mỗi học thuyết, mỗi triết gia hay một cá nhân nào
đó có đƣờng đi, phƣơng thức, hoạt động khác nhau. Song tất cả đều có một điểm chung là muốn nhận thức thế giới để từ đó phục vụ cuộc sống con ngƣời. Học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành cũng không nằm ngoài mục đích ấy.
Học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành là một trƣờng phái triết học phƣơng Đông đƣa ra sau khi đã quan sát lâu đời sự biến hóa của tự nhiên. Nhƣng học thuyết này trƣớc nay lại đƣợc diễn đạt một cách rất khó hiểu, nhiều khi đƣợc bao phủ bởi một lớp vỏ đƣợm màu mê tín, vì học thuyết này đồng thời là cơ sở của nhiều ngành học cổ nhƣ môn địa lý, tử vi, bói toán, lịch pháp… Cho nên việc nghiên cứu, tiếp thu và diễn giải một cách dễ hiểu nhất những giá trị tích cực của học thuyết này đối với đại đa số nhân dân là một bài toán nan giải. Sự thực thì sau khi tƣớc bỏ lớp ngoài đƣợm màu mê tín, huyền bí do ngƣời đời sau thêm thắt xuyên tạc, chúng ta sẽ thấy học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành chứa đựng những chân lý khách quan và giúp ta một phƣơng pháp suy luận mới khác với những suy luận quen thuộc.
Chính vì học thuyết này có vai trò to lớn, ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt, đời sống tinh thần hàng ngày của nhân dân nên để cho nhân dân dễ tiếp thu và ứng dụng trong thực tiễn chúng ta cần hệ thống khái quát những giá trị của học thuyết Âm dƣơng - Ngũ hành trên một số nội dung sau:
- Giá trị lịch sử cũng nhƣ giá trị phổ biến của thuyết Âm dƣơng - Ngũ hành đã thể hiện rõ qua những ứng dụng rõ nét của học thuyết trong các lĩnh vực chuyên sâu nhƣ: Thiên văn học, lịch pháp, xã hội học... của Trung Hoa trong thời cổ đại và đặc biệt giai đoạn sau. Trong các ngành chuyên sâu nhƣ vậy Trung Hoa đã đạt tới phán đoán chính xác đôi khi vƣợt thời đại.
- Các luận điểm của quy luật Âm dƣơng - Ngũ hành từ xƣa đến nay đã và đang ứng dụng khá phổ biến trong một số lĩnh vực trong đời sống. Sau đây là một vài ví dụ điển hình ứng dụng học thuyết liên quan đến giới tự nhiên, sức khoẻ và bệnh tật con ngƣời.
Ví dụ 1: Khi xem xét vòng đời của con ngƣời cũng đƣợc quy về Ngũ hành: kể từ lúc mới sinh ra đó là thời kỳ của Kim. Cha mẹ nuôi dƣỡng, cho học hành là quá trình tích luỹ năng lƣợng, quá trình hình hành một đối tƣợng mang tính Kim. Học đƣợc thành tài bắt đầu vào đời đó là trạng thái Thuỷ. Làm đƣợc một việc gì đó là Mộc. Nhân rộng nó ra là Hoả. Qua công việc con ngƣời có danh tiếng, địa vị, đó là lúc bừng lên của Hoả. Nếu gặp rủi ro trong công việc “thân bại danh liệt” con ngƣời gặp vận Thổ. Nhƣ vậy, một đời ngƣời có thể phân thành nhiều vòng ngũ hành.
Ví dụ 2: Sự hình thành của phóng điện sét là một ví dụ điển hình về ngũ hành tự nhiên.
Nắng nóng làm hơi nƣớc bốc lên tạo thành mây. Có điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, gió làm cho các phần tử nhỏ bé trong đám mây cọ xát nhau tạo thành các điện tích. Lúc đó là quá trình tích tụ điện tích của đám mây - hành Kim. Khi Kim (điện tích đám mây) đã tích tụ đủ lớn thì có sự cảm ứng điện tích trái dấu đáng kể ở mặt đất bên dƣới đám mây. Các tia trên đạo phóng điện nhỏ lẻ dần dần hình thành và vƣơn dài ra - hành Thuỷ. Khi nghe thấy tiếng sét nổ - hành Mộc hình thành. Nếu sự bảo vệ chống sét không tốt, cú sét đánh lại rơi trúng vào một mái nhà gỗ, thì căn nhà sẽ bốc lửa cháy. Đó là hành Hoả. Giả sử căn nhà bị cháy rụi hoàn toàn - hành Thổ. Tro tàn sẽ sinh ra từ Hoả.
Qua hai ví dụ trên cho thấy thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành đƣợc vận dụng vào quy luật tự nhiên, xã hội cũng nhƣ cuộc sống con ngƣời.
- Ngƣời Việt Nam có triết lí sống quân bình là do lối tƣ duy âm dƣơng đã thấm sâu vào máu thịt. Với triết lí này dẫn đến hình thành tính cách ngƣời Việt: trong cuộc sống gắng không làm mất lòng ai, trong việc ăn ở gắng giữ sự hài hòa âm dƣơng trong cơ thể và hài hoà với môi trƣờng thiên nhiên… Và triết lí này không chỉ vận dụng cho ngƣời sống mà cho cả ngƣời chết. Chính triết lí quân bình âm dƣơng này tạo ra ở ngƣời Việt một khả năng thích nghi
cao với mọi hoàn cảnh (lối sống linh hoạt), không chán nản dù khó khăn, tinh thần lạc quan: thời trẻ khổ thì tin rằng về già sẽ sƣớng, suốt đời khổ thì tin rằng đời con mình sẽ sƣớng (không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời…). Nhận thức quy luật cân bằng âm-dƣơng đã giúp cuộc sống con ngƣời trở nên hài hòa, giúp con ngƣời luôn có ý chí vƣơn lên để hoàn thiện bản thân trở thành ngƣời có ích cho gia đình, xã hội. Những lời khuyên gắn với tâm lí, tình cảm giúp con ngƣời tránh khỏi tai ƣơng, khó khăn cũng nhƣ giúp họ xoa dịu nỗi đau trong cuộc sống thoát khỏi khủng hoảng, cân bằng hài hòa cuộc sống.
- Từ tính chất biện chứng của học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành: Trong mọi sự vật tự nhiên, xã hội, con ngƣời đều tồn tại hai yếu tố, hai mặt trái ngƣợc nhau Âm - Dƣơng, Tƣơng sinh - Tƣơng khắc. Song những yếu tố ấy chỉ mang tính chất tƣơng đối và hỗ trợ nhau trong quá trình tồn tại, phát triển. Nếu nhƣ không có sự cân bằng hài hòa thì tất yếu sẽ dẫn tới mặt trái của nó. Do đó, cùng với sự phát triển khoa học công nghệ thông tin ngƣời Việt Nam vẫn tin về đời sống tinh thần, tâm linh đó là cách giúp con ngƣời sống lƣơng thiện hơn xa lánh điều ác.
Thứ hai, phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của
học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành trong đời sống tinh thần ngƣời Việt: phong tục, tín ngƣỡng, nghệ thuật, lối sống... giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh với sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, phản tiến bộ.
Học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần, nó góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, làm nên sức sống dẻo dai, bền bỉ và trƣờng tồn của ngƣời Việt. Ngày nay, học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành vẫn tiếp tục đƣợc nghiên cứu và vận dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Và gần đây, trong xu thế “phục hƣng” các giá trị văn hóa phƣơng Đông, học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành cũng đƣợc chú ý nghiên cứu và vận dụng nhiều hơn, nhất là ở lĩnh vực nhân tƣớng học, kiến
trúc và y học.
Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên cái đặc thù của một dân tộc. Nó đƣợc hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đƣợc đúc kết từ kinh nghiệm sống, đƣợc lƣu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con ngƣời. Nó tồn tại tự nhiên không thể ép buộc nhƣng đòi hỏi phải biết giữ gìn, bảo lƣu. Nó có thể đƣợc biểu hiện ra bề ngoài nhƣng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con ngƣời.
Ngƣời Việt Nam có những biểu hiện bản sắc văn hóa trong giao tiếp, ứng xử; đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống rất nhân văn, nhân ái đã đƣợc tổng kết thành ngạn ngữ, thành ngữ, lời ca nhƣ: “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”,“Tôn sư trọng đạo”, “Kính già yêu trẻ”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”,“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Những nét bản sắc văn hóa ấy đã góp phần to lớn làm nên sức mạnh vô địch của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nƣớc Việt Nam là thành trì vững bền trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc.
Thế giới ngày càng vận động đến xu hƣớng hội nhập. Ảnh hƣởng và giao lƣu văn hóa ngày càng mạnh mẽ. Ngày nay chúng ta không thể không tiếp nhận văn hóa thế giới bởi lẽ nếu không tiếp nhận văn hóa thế giới thì tình trạng lạc hậu, chậm phát triển càng thêm trầm trọng và nặng nề. Điện thoại di động, máy vi tính, ti vi cũng nhƣ rất nhiều những sản phẩm điện tử, công nghệ sinh học, hóa học, lý học đang tràn ngập thế giới và trở thành những điều không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời Việt Nam. Bên cạnh mặt tốt bởi ích lợi của nó cũng biểu hiện rất nhiều lo ngại về ảnh hƣởng mặt trái của nó. Một số biểu hiện cần phải đƣợc quan tâm suy ngẫm để làm sao những giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc văn hóa Việt Nam đƣợc lƣu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống của con ngƣời
Việt Nam:
Nghệ thuật văn hóa Việt Nam truyền thống với nhiều thể loại, loại hình hiện đang bị mai một. Sở dĩ những thể loại, loại hình đó tồn tại lâu đời và có sức hấp dẫn mạnh mẽ vì nó là văn hóa đƣợc xây dựng trên nền tảng của nền nông nghiệp lúa nƣớc. Ngày nay khi công nghiệp tác động mạnh mẽ vào đời sống thì các thể loại đó không còn khả năng hấp dẫn, cuốn hút mạnh mẽ. Thanh niên ngày nay và cả tầng lớp trung lƣu không thích xem tuồng, chèo, hát ca trù vì tạm gọi là diễn tiến nghệ thuật lúc nghệ sĩ biểu diễn thƣờng diễn ra chậm trong khi diễn tiến của cuộc sống đã có nhiều ảnh hƣờng của nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Đảng, Nhà nƣớc, Bộ Văn hóa và những nghệ sĩ, những nhà nghiên cứu tâm huyết với các loại hình văn hóa truyền thống đang hết sức quan tâm, bảo lƣu, giữ gìn và cố gắng phát triển nhƣng cần phải đƣợc sự quan tâm của đông đảo các ngành, các cấp và nhân dân thì mong muốn ấy mới có thể thực hiện đƣợc.
Giữ gìn bản sắc văn hóa không có nghĩa là loại bỏ các yếu tố văn hóa ngoại lai. “Bảo tồn bản sắc văn hóa” khác với “bảo vệ bản sắc văn hóa”. “Bảo tồn bản sắc văn hóa” là giữ để cho không mất đi, còn “bảo vệ bản sắc văn hóa” là giữ không để cho xâm phạm. “Bảo tồn” không có nghĩa là chỉ giữ lấy mà còn phải làm cho nó phát triển lớn mạnh hơn, giàu có hơn và vẫn đƣợc bổ sung các yếu tố mới. Trong việc bảo tồn và phát triển cũng đòi hỏi phải biết lựa chọn, sàng lọc. Các yếu tố văn hóa bản địa trƣớc đây đã từng dung hợp với các yếu tố văn hóa ngoại nhập nhƣng vẫn tạo ra những nét văn hóa bản sắc. Vấn đề là phải dung hợp nhƣ thế nào và điều đó phải trở thành nhận thức, ý thức thƣờng trực trong tiếp nhận và sử dụng. Thực tế cho thấy nhiều ngƣời có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam rất quan ngại khi các yếu tố văn hóa ngoại nhập đã làm xâm phạm và làm lu mờ những giá trị văn hóa truyền thống. Gần đây trang phục và diễn xuất của nhiều ca sĩ, diễn viên trên sân
khấu đã tạo ra sự phản cảm, trở thành một vấn đề nhức nhối khiến cho một bộ phận không nhỏ khán giả quay lƣng với nghệ thuật sân khấu. Ngƣời Việt Nam thừa nhận và tiếp nhận cái tinh túy, đẹp đẽ của vũ Ba lê, của nhạc Rock, của kịch nói, của nghệ thuật điện ảnh nhƣng không chấp nhận phim ảnh khiêu dâm cùng những trò chơi bạo lực trên máy tính.
Bảo tồn cũng phải có sự lựa chọn để bảo tồn, sử dụng những yếu tố văn hóa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Lễ hội là văn hóa truyền thống nhƣng tình trạng ngày nay tổ chức quá nhiều lễ hội vừa tốn kém, vất vả và nguy cơ bị mê tín dị đoan hóa đấy là chƣa kể có những hiện tƣợng lợi dụng lễ hội cầu lợi và làm lợi cho cá nhân.
Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Có lẽ trƣớc hết mỗi cá nhân phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa theo đúng cách nghĩ: mọi cái sẽ đi qua, cái còn lại của mỗi dân tộc là văn hóa. Xã hội và nhà trƣờng phải tăng cƣờng giáo dục để mọi công dân hiểu đƣợc những giá tri, những biểu hiện truyền thống văn hóa … Nhiều hiện tƣợng gần đây càng làm mai một bản sắc văn hóa nhƣ việc trùng tu Chùa trăm gian ở xã Tiên Phƣơng huyện Chƣơng Mỹ. Ngƣời ta gọi đây là sự “xây mới” ngôi chùa chứ không phải trùng tu. Những gì là rƣờng cột của chùa với vật liệu bằng gỗ lim xƣa đã tự nhiên bị biến thành phế thải vất lăn lóc dƣới chân đồi, thay vào đấy là bê tông, gỗ lim Lào và đá Thanh Hóa.
Cần phải có kế hoạch và giải pháp đồng bộ về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Đây là công việc không phải của một ngành mà phải là của toàn xã hội. Phải có phƣơng châm giáo dục về văn hóa một cách quy củ, hệ thống. Hiểu đƣợc chỗ hay và biết cách thƣởng thức, thanh niên sẽ bớt thờ ơ với các loại hình sân khấu truyền thống của Việt Nam mà thế giới đang hết lời ca ngợi nhƣ chèo, tuồng, múa rối nƣớc, cải lƣơng… Biết đƣợc lí do tồn tại và phạm vi sử dụng của một nhiện tƣợng văn hóa nƣớc ngoài, thanh niên sẽ
không học đòi chạy theo đến mức mù quáng. Hiểu đƣợc về văn hóa sẽ hạn chế đƣợc hàng loạt sai sót đáng tiếc xảy ra khá thƣờng xuyên trong cuộc sống và trên các báo đài.
Trong lịch sử dân tộc, Việt Nam chƣa bao giờ có cơ hội tiếp thu những giá trị từ nhiều nền văn hóa nhƣ bây giờ, nhƣng cũng chƣa bao giờ chứa đựng nhiều nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc nhƣ hiện nay. Do vậy, khi xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải kết hợp đƣợc giữa tính nguyên tắc với tính linh hoạt, nghĩa là việc bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc phải trên cơ sở chủ động tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ, tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới. Muốn phát triển vững chắc, ngoài yếu tố mang tính quyết định là dựa vào nội lực, tức là bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, thì đồng thời phải quan tâm chú trọng đến nhân tố ngoại lực, tức là tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Việc giao lƣu văn hóa, hợp tác quốc tế là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa Việt Nam. Thông qua giao lƣu và hợp tác văn hóa mà Việt Nam tiếp thu, nắm bắt đƣợc những thành tựu văn minh, những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Mở rộng giao lƣu văn hóa, hợp tác quốc tế, Việt Nam có điều kiện để phát huy lợi thế so sánh của mình, đánh giá