Ảnh hƣởng của Âm dƣơng, Ngũ hành tới đời sống văn hóa thể

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng học thuyết âm dương, ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người việt hiện nay (Trang 42 - 59)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.1. Ảnh hƣởng của Âm dƣơng, Ngũ hành tới đời sống văn hóa thể

thể hiện qua tƣ duy lý luận

2.2.1.1. Tính cách ngƣời Việt

Trong khi Đông Bắc Á là trung gian giữa Đông Nam Á và phƣơng Tây thì Việt Nam là trung gian giữa phần còn lại của Đông Nam Á với Đông Bắc Á. Việt Nam vừa nằm trong Đông Nam Á là cái nôi sinh ra học thuyết Âm dƣơng nguyên thủy, lại vừa nằm trong vòng ảnh hƣởng của Trung Hoa là nơi tạo nên học thuyết Âm dƣơng hoàn thiện nên tính cách của ngƣời Việt thể hiện ảnh hƣởng của tƣ duy âm dƣơng rất mạnh. Sự ảnh hƣởng này đƣợc thể hiện qua những đặc điểm sau:

Tính ưa hài hòa

Tính ƣa hài hòa thể hiện ở chỗ, ngƣời Việt Nam nắm rất vững quy luật “trong âm có dƣơng, trong dƣơng có âm”:

Do nắm vững quy luật “trong âm có dƣơng, trong dƣơng có âm” nên ở Việt Nam, mọi thứ thƣờng thể hiện theo cặp đôi tạo nên âm dƣơng hài hòa. Tổ quốc là “đất - nƣớc”, “non - nƣớc”, “non - sông”. Ngƣời Êđê có sông đực và sông cái (krông nôkrông ana). Trống đồng của ngƣời Ê-đê, Lô Lô có trống đực và trống cái. Câu hò trong dân gian có một vế trống và một vế mái (câu hò mái hai, mái ba có nghĩa là một câu trống đi với hai hoặc ba câu mái). Anh hùng dân tộc Trần Hƣng Đạo và nàng Liễu Hạnh vốn chẳng có liên quan gì với nhau và sống cách nhau tới ba thế kỷ, nhƣng khi đƣợc tôn lên làm thánh, nhân dân bèn ghép lại thành đôi Cha - Mẹ (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ - tục ngữ).

một ông Dangun (Đàn Quân) thì thủy tổ của ngƣời Việt là cặp đôi Lạc Long Quân và Âu Cơ biểu hiện cho Rồng và Tiên (cá sấu và chim); thủy tổ của ngƣời Mƣờng là chàng Hƣơu và nàng Cá, v.v..

Ngƣời Chăm có hai bộ tộc là tộc cau (đặc, dƣơng) và tộc dừa (rỗng, nƣớc, âm). Ngƣời Chân Lạp sống ở hai vùng là Thủy Chân Lạp (âm) và Lục Chân Lạp (dƣơng). Ở Tây Nguyên từng tồn tại trong một thời gian dài hai nhà nƣớc Thủy Xá (Pơtao Ia) và Hỏa Xá (Pơtao Pui).

Ngay cả những khái niệm đơn độc của dân tộc khác khi du nhập vào Việt Nam cũng đƣợc nhân đôi thành cặp: Thần mai mối ở Trung Hoa chỉ là một ông Tơ Hồng thì vào Việt Nam đƣợc nhân đôi thành ông Tơ Nguyệt. Ngƣời Hoa ở Chợ Lớn (Tp. Hồ Chí Minh) dựng lên hai miếu thờ Quan Công và Thiên Hậu riêng rẽ thì ngƣời Việt ở đây lập tức ghép hai nhân vật vốn không liên quan gì với nhau ấy thành một cặp và gọi hai miếu đó là “chùa Ông - chùa Bà” .

Triết lý sống quân bình

Nếu việc nắm vững quy luật “trong âm có dƣơng, trong dƣơng có âm” tạo nên tính ƣa hài hòa thì việc nắm vững quy luật “âm dƣơng chuyển hóa” đã giúp ngƣời Việt có đƣợc triết lý sống quân bình.Từ đó dẫn đến triết lý sống quân bình, vừa phải: Trong việc ăn, không ăn nhanh quá, không ăn chậm quá; không ăn hết sạch, không để thừa nhiều. Trong ứng xử thì ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê. Trong giao tiếp thì đề cao cách nói nƣớc đôi: Làm trai nước hai mà nói; người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo, v.v.. Ngay cả khi ƣớc vọng cũng không tham lam: Cầu sung vừa đủ xài.

Triết lý sống quân bình đƣợc thể hiện không chỉ nơi ngƣời sống mà cả nơi ngƣời chết: Trong mộ cổ ở Lạch Trƣờng (Thanh Hóa) vào thế kỷ III TCN., các đồ vật tùy táng bằng gỗ (dƣơng) đƣợc đặt ở phía Bắc (âm) và các

đồ vật bằng gốm (âm) đƣợc đặt ở phía Nam (dƣơng).

Trong khi biểu tƣợng âm dƣơng truyền thống của Trung Hoa là hai vạch ngắn “- -” với một vạch dài “¾” của bát quái và hình tròn chia hai nửa bằng chữ S của Đạo giáo thì biểu tƣợng âm dƣơng truyền thống khá bền vững của Việt Nam là cặp hình vuông - tròn. Ý niệm vuông - tròn với nghĩa là sự hài hòa, quân bình, do vậy mà viên mãn, hoàn chỉnh đƣợc thể hiện khắp nơi: Từ ý niệm (ví dụ: “cuộc vuông tròn” = hôn nhân), qua phong tục (bánh chƣng bánh dày), đến các hiện vật.

Cái cối giã gạo của ngƣời Kh‟mer có hình trong tròn, ngoài vuông . Trong tròn là để thuận tiện cho việc giã gạo, còn ngoài vuông thì mang ý nghĩa biểu tƣợng âm dƣơng thuần túy thể hiện sự hài hòa. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng hình “tròn ngoài vuông trong” ở rìa ngoài mặt trống đồng Thôn Mống (Nho Quan, Ninh Bình) của Việt Nam mà lâu nay đƣợc miêu tả là “trang trí bằng hình đồng tiền” có liên quan mật thiết với hình “vuông ngoài tròn trong” trên rìa trống Yên Bồng (Lạc Thủy, Hòa Bình) và chính là những hình biểu tƣợng âm dƣơng “tròn vuông” và “vuông tròn” lồng vào nhau. Tiền đồng cổ với lỗ vuông của Tần Thủy Hoàng xuất hiện sau đó.

Triết lý sống quân bình có nguồn gốc từ phƣơng Nam đƣợc Khổng Tử và Lão Tử tiếp nhận thành tƣ tƣởng trung dung, trung đạo và đƣợc xem nhƣ một phẩm chất mà nho sĩ, đạo sĩ phải rèn luyện để hƣớng đến. Chính bởi chứa đựng những tƣ tƣởng vay mƣợn khác thƣờng này mà Nho gia và Đạo gia nguyên thủy đều không đƣợc xã hội đƣơng thời đề cao. Về bản chất, văn hóa Trung Hoa (phƣơng Bắc) mang tính cực đoan hơn nhiều so với văn hóa phƣơng Nam: Nho giáo coi trọng lễ nghi một cách cực đoan; Đạo giáo vô vi một cách cực đoan; Phật giáo Thiền tông thì phá chấp một cách cực đoan.

Tính linh hoạt

chừng mực và linh hoạt. Trong khi gốc văn hóa du mục lại tạo nên ở ngƣời Hán tính cực đoan với quyết tâm cải tạo hoàn cảnh (vd: hình tƣợng Tinh Vệ lấp biển, Ngu Công dời núi) thì ngƣời Việt Nam có xu hƣớng thích nghi với mọi hoàn cảnh (ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy - tục ngữ). Nếu văn hoá Trung Hoa (phƣơng Bắc) coi trọng cuộc sống thế tục thì văn hoá Việt Nam coi trọng tương lai (tinh thần lạc quan): khi nhỏ mà khổ thì tin rằng về già sẽ sƣớng, suốt đời khổ thì tin rằng đời con mình sẽ sƣớng: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời; Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ (tục ngữ).

Tính cách ngƣời Việt với những biểu hiện mang tính dân gian nguyên thuỷ nhƣ trên cho thấy rõ ràng ảnh hƣởng sâu đậm của học thuyết Âm dƣơng. Chúng hoàn toàn khác xa với truyền thống văn hoá dân gian Trung Hoa tƣơng ứng. Đó cũng chính là những bằng chứng bổ sung, củng cố thêm cho kết luận về nguồn gốc Đông Nam Á của học thuyết Âm dƣơng.

Nhƣ đã nói, học thuyết Âm dƣơng là sản phẩm trừu tƣợng hoá từ ý niệm và ƣớc mơ của cƣ dân nông nghiệp về sự sinh sản của hoa màu và con ngƣời. Từ hai cặp đối lập gốc “ mẹ - cha” và “đất - trời”, ngƣời xƣa dần dần suy ra hàng loạt cặp đối lập nhƣ những thuộc tính của âm dƣơng. Lối tƣ duy đó tạo ra một quan niệm lƣỡng phân lƣỡng hợp có phần chất phát và thô sơ về thế giới ở ngƣời Đông Nam Á cổ đại.

Từ tƣ duy lƣỡng phân lƣỡng hợp, trên cơ sở các cặp đối lập rõ nét, ngƣời Đông Nam Á xƣa đã mở rộng ra để tìm cách xác lập bản chất âm dƣơng cho những khái niệm, sự vật biệt lập. Có lẽ từ quá trình này dẫn đến chỗ cảm nhận đƣợc tính hai mặt của âm dƣơng và quan hệ chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Và cũng từ những ý niệm còn hồn nhiên và chất phát này là tiền đề cho tổ tiên ngƣời Hán phạm trù hóa và hệ thống hóa thành triết lí âm dƣơng.

Đối với ngƣời Việt Nam, tƣ duy lƣỡng phân lƣỡng hợp bộc lộ rất đậm nét qua khuynh hƣớng cặp đôi ở khắp nơi: từ tƣ duy đến cách sống, từ các dấu vết cổ xƣa đến những thói quen hiện đại. Học thuyết Âm dƣơng ảnh hƣởng đến tính cách của ngƣời Việt trong mọi mặt của đời sống từ văn hóa giao tiếp, văn hóa ăn ở, lối suy nghĩ, tín ngƣỡng cho đến tƣ duy hình khối. Trong văn hóa giao tiếp, ngƣời Việt sống trọng tình cảm, trong ứng xử họ luôn coi trong cái lý cái tình.

Chính vì vậy, trong cuộc sống họ cố gắng không để mất lòng ai, học thuyết sống quân bình đã thấm nhuần trong máu thịt họ. Những quan niệm nhƣ “Trong rủi có may, trong dở có hay, trong họa có phúc…” hay những câu chuyện cổ dân gian về những ngƣời hiền sẽ gặp lành, kẻ ác thì phải chịu quả báo… là những minh chứng điển hình cho thấy học thuyết Âm dƣơng đã ảnh hƣởng sâu sắc đến tính cách của ngƣời Việt Nam. Chính việc chứa đựng tinh thần của học thuyết Âm dƣơng sâu sắc, mang đậm nét tổng hợp, tính cộng đồng của nền văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc của dân tộc mà nền văn hóa ẩm thực nƣớc ta vô cùng phong phú và đa dạng. Học thuyết Âm dƣơng đã tạo cho ngƣời Việt một lối sống linh hoạt với khả năng thích nghi cao trong mọi hoàn cảnh. Dù khó khăn đến đâu họ cũng không chán nản, họ sống bằng tinh thần lạc quan và hƣớng đến tƣơng lai. Đó là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần và tạo nên bản sắc riêng cho dân tộc Việt Nam.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, học thuyết Âm dƣơng luôn gắn bó mật thiết và sâu sắc trong đời sống văn hoá của dân tộc Việt Nam. Nó góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc và làm nên sức sống dẻo dai, bền bỉ, trƣờng tồn cũng nhƣ những nét tính cách độc đáo của ngƣời Việt.

Khái niệm “âm dƣơng” đối với một số ngƣời trong chúng ta ngày nay

là một khái niệm trừu tƣợng, mơ hồ thậm chí khó tin, nhƣng vào thời xa xƣa, học thuyết Âm dƣơng có ý nghĩa rất cụ thể và thiết thực trong nhận thức của

ngƣời Việt. Ý nghĩa ban đầu của chúng không phải cái gì khác mà chính là: “Mẹ cha - đất trời”. Chính từ quan niệm âm dƣơng với hai cặp đối lập gốc “mẹ - cha” và “đất trời” này, ngƣời xƣa đã dần suy ra vô số những cặp đối lập phổ biến khác và hình thành nên một hệ thống học thuyết gọi là học thuyết Âm dƣơng. Nội dung cơ bản của học thuyết Âm dƣơng là mọi sự vật, hiện tƣợng đều là sự kết hợp và chuyển hóa lẫn nhau của hai mặt đối lập theo quy luật: “Trong âm có dƣơng, trong dƣơng có âm; âm cực sinh dƣơng, dƣơng cực sinh âm”. Học thuyết Âm dƣơng, đến lƣợt nó lại là cơ sở cho sự nhận thức và hoạt động thực tiễn. Do phát sinh từ nền văn hoá Nam Á – Bách Việt nên học thuyết Âm dƣơng đã trở thành cơ sở hình thành tính cách ngƣời Việt sau này.

Học thuyết Âm dƣơng có nguồn gốc từ vùng nông nghiệp lúa nƣớc Đông Nam Á cổ đại. Sau đó, tổ tiên ngƣời Hán tiếp thu và phát triển nó lên thành một quan niệm, một tƣ tƣởng học thuật. Ngƣời Việt thấm nhuần sâu sắc học thuyết Âm dƣơng, thể hiện rất rõ trong tính cách và lối sống của ngƣời Việt.

Trong cơ cấu bữa ăn, ngƣời Việt cũng đã lựa chọn những món ăn thích hợp để điều hoà âm dƣơng trong cơ thể nhằm nâng cao sức khoẻ hoặc để chữa bệnh. Nguyên tắc âm dƣơng ở đây đƣợc biểu thị hài hoà theo hình thức phân loại thức ăn “Nóng” và “Lạnh”. Về lƣơng thực thực phẩm, những loại mang tính “nóng” nhƣ khoai mì, ngô, rƣợu... những loại thuộc tính “lạnh” nhƣ đậu phụ, đậu nành, đậu chao... Đối với các loại rau dƣa, rau có tính “nóng” là gừng, ớt, tỏi, cà rốt, rau thơm, loại rau có tính lạnh là rau dền, măng, dƣa leo, cà chua... Tƣơng tự, các loại hoa quả nhƣ nhãn, vải, nho...thuộc tính “nóng” và chuối, dứa... thuộc tính “lạnh”. Cũng vậy các loại thịt cá nhƣ: thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt bò, tôm, lƣơn... thuộc tính “nóng”, các loại thịt vịt, thịt thỏ, cá trèn, nghêu, ốc... thuộc tính “lạnh”. Trên cơ sở phân loại thực phẩm nhƣ vậy,

ngƣời ta khuyên ngƣời có “máu nóng” dùng thức ăn “lạnh” và ngƣợc lại. Chính nhờ lối tƣ duy mang đậm tính chất âm dƣơng và nhờ nắm vững hai quy luật của học thuyết Âm dƣơng mà ngƣời dân nông nghiệp Việt Nam có đƣợc triết lí sống quân bình.Với ngƣời Việt, quân bình âm dƣơng vừa biểu hiện cho sự hoàn thiện, viên mãn, mà “vuông tròn” là một biểu tƣợng Vái trời cho đặng vuông tròn”, “ Bavuông sánh với bảytròn, đời cha vinh hiển, đời con sang giàu”, vừa đƣợc xem nhƣ là nguyên tắc ứng xử: “Đừng ăn quá miệng, đừng diện quá sang ”, “ Nhọn gãy, cứng nát ”…. Trong cuộc sống cố gắng không làm mất lòng ai, trong việc ở, cố gắng tạo nên sự hài hoà với môi trƣờng thiên nhiên xung quanh. Cũng chính từ học thuyết quân bình âm dƣơng này mà ngƣời Việt có lối sống lạcquan, yêu đời: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, ứng xử linh hoạtvàkhả năng thích nghi cao: “Ăn theo thuở, ở theo thì”.

Từ xƣa cho đến nay, học thuyết Âm dƣơng vẫn luôn ảnh hƣởng sâu sắc trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Theo thời gian, những biểu hiện sinh động của nó vẫn hằn sâu trong nếp nghĩ truyền thống và hiện đại của ngƣời Việt. Sức ảnh hƣởng không cùng của học thuyết này là trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu của một nền văn hóa và chính nó đã tạo ra những nét tính cách độc đáo của con ngƣời Việt Nam.

2.2.1.2. Phong tục, tín ngƣỡng, văn học, nghệ thuật

- Phong tục

“Phong” tức là gió, “Tục” tức là thói quen. “Phong tục” là thói quen lan rộng. Nhƣ vậy có thể hiểu, phong tục là những thói quen ăn sâu vào trong đời sống xã hội và đƣợc hầu hết mọi ngƣời thừa nhận và làm theo. Nói nhƣ thế thì phong tục có trong mọi lĩnh vực của xã hội, cực kỳ rộng lớn. Nhƣng trên phạm vi hẹp, có thể tìm hiểu phong tục ở những khía cạnh chính yếu nhƣ các nghi lễ, tục lệ trong hôn nhân, tang ma, lễ hội, lễ Tết v.v...

+ Hôn nhân

Hôn nhân là một trong những lĩnh vực thể hiện đƣợc rõ nét tƣ tƣởng âm dƣơng trong phong tục tập quán của ngƣời Việt. Bản thân hôn nhân cũng là một sự kết hợp hài hòa giữa âm và dƣơng khi mà ngƣời con trai và ngƣời con gái quyết định chung sống và lập gia đình. Đó là cũng là lẽ thuận theo tự nhiên. Từ thời xa xƣa và cho đến tận bây giờ ta có thể thấy trong ngày cƣới, dù là nhiều hay ít mâm quả thì luôn phải có Bánh phu thê (Su Sê), Bánh vợ chồng, bánh này hình tròn, đƣợc bên bọc bằng hai vỏ có khuôn hình vuông úp khít vào nhau. Biểu hiện sự vuông tròn trong học thuyết Âm dƣơng. Hay nhƣ tục lệ “giã cối đón dâu” thời xƣa, chày và cối tƣợng trƣng cho sinh thực khí nam và nữ tức cũng là dƣơng và âm. Nhà trai sẽ bày cối trƣớc cổng, khi đón dâu về đến nơi thì nhà trai sẽ cầm chày và giã không vào cối mấy tiếng nhằm cầu chúc cho âm dƣơng hài hòa, trai gái thành đôi thành lứa và sinh con đẻ cái. Nhìn chung, trong hôn nhân, các nghi thức, lễ vật đều thể hiện rõ nét tƣ tƣởng âm dƣơng với các cặp đôi thể hiện âm và dƣơng.

+ Tang ma

Phong tục tang lễ của ngƣời Việt Nam thấm nhuần sâu sắc tinh thần triết lí Âm Dƣơng, Ngũ hành.Về màu sắc, tang lễ truyền thống dùng màu trắng là màu của hành Kim (hƣớng Tây) theo Ngũ hành, mọi thứ liên quan đến hƣớng Tây đều đƣợc xem là xấu, nơi để mồ mả thƣờng là hƣớng Tây của làng. Sau màu trắng là màu đen của hành Thủy. Chỉ khi chắt chút để tang cụ, kị (là tốt, bởi đó là bằng chứng cho thấy các cụ sống lâu) thì mới dùng các màu tốt nhƣ màu đỏ và vàng. Tất cả đều theo đúng trình tự ƣu tiên của Ngũ hành.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng học thuyết âm dương, ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người việt hiện nay (Trang 42 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)