6. Tổng quan tài liệu
1.2.2. Thuyết Ngũ hành
Thuyết Ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết Âm dƣơng, nhƣng bổ sung và làm cho thuyết Âm dƣơng hoàn bị hơn, để xem xét mối tƣơng tác và quan hệ của vạn vật. Ngũ hành xây dựng là mô hình 5 yếu tố về cấu trúc không gian vũ trụ, cho thấy rõ nguồn gốc nông nghiệp của Ngũ hành, khi đặt hành Thổ làm trung tâm với ngụ ý xem đất là tài nguyên quan trọng nhất. Đƣợc sinh ra từ tƣ duy số lẻ, đặc thù của ngƣời nông nghiệp phƣơng Nam, phát triển qua thuyết Tam tài tạo
nên 2 bộ ba: Kim – Mộc – Thổ và Thủy – Hỏa – Thổ, thuyết Ngũ hành đã vận dụng tự nhiên một cách triệt để trong bản thân mình.
Ngũ hành là : Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Ngƣời xƣa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên. Theo tính chất thì Thuỷ là lỏng, là nƣớc thì đi xuống, thấm xuống. Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên. Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng. Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay. Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống đƣợc.
Về mặt ngôn ngữ, chữ Ngũ thƣờng chỉ hiểu là số 5 hoặc là thứ Năm, nhƣng đó mới là lối hiểu thông thƣờng. Còn một nghĩa nữa sâu hơn chỉ Thiên Địa. Lúc đó 5 là số thành của 3+2 tức là "tam thiên lƣỡng địa" 3 Trời, 2 Đất. Hiểu nhƣ thế mới đúng với Đạo Âm Dƣơng một lẻ một chẵn, một Đất một Trời, có ra mà cũng có vô. Do đó số 5 đƣợc dùng làm số trung tâm bao hàm ý Tiềm Thể Tâm Linh.
Hành là đi, đi là ra nên phải có hƣớng có nơi tìm về (phản phục). Đi ra phải hƣớng về trung tâm. Trung tâm là Tròn là Trụ, còn đi ra là Vuông là Vũ; hiểu nhƣ thế mới đúng lƣợc đồ căn cơ hai chữ vũ trụ của quan niệm thời gian uyên nguyên, tức là ý thức tầm quan trọng của Thổ. Có hiểu đƣợc tầm quan trọng của Thổ mới nắm đƣợc then chốt; nếu không sẽ gây lộn xộn, đánh mất yếu tố căn cơ nhƣ thƣờng thấy.
Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản còn gọi là tƣơng sinh và tƣơng khắc trong mối tƣơng tác và quan hệ của chúng. Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Nhƣ vậy tƣơng sinh, tƣơng khắc, tƣơng thừa, tƣơng vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.
hƣởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của ngƣời Trung Hoa từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực nhƣ hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự v.v. Ngũ hành đƣợc ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách đƣợc coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.
Mối quan hệ giữa các hành trong ngũ hành đƣợc bao quát sau đây: Mọi vật trong vũ trụ đều đƣợc cấu tạo từ năm yếu tố khởi thuỷ đó là:
Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ
Một là, đây là năm yếu tố khởi nguyên của vạn vật. Vạn vật biến đổi vô cùng đa dạng nhƣng đều có thể quy về năm yếu tố này.
Hai là, mỗi yếu tố trong năm yếu tố đều có thể khái quát những đặc tính:
Kim thì cứng, trắng, khô, cây, phƣơng Tây.
Thuỷ tƣợng trƣng cho tính chất đen, mặn phía Bắc. Mộc tƣợng trƣng cho tính chất xám, chua, phía Đông. Hoả tƣợng trƣng cho tính chất đỏ, phía Nam.
Thổ thì trì trụ, vàng phƣơng chính giữa.
Ba là, năm yếu tố không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hƣởng sinh - khắc với nhau theo hai quy luật thiên nhiên:
+ Quy luật thứ nhất:
Luật tƣơng sinh: Tƣơng sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nƣơng tựa lẫn nhau. Trong luật tƣơng sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phƣơng diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.
Kim sinh thuỷ (Kim loại vào lò chảy nƣớc đen). Thuỷ sinh mộc (Nhờ nƣớc cây xanh mọc lên) Mộc sinh hoả (Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ) Hoả sinh thổ (Tro tàn tích lại đất vàng thêm)
Đây là mối quan hệ ngũ hành tƣơng sinh đƣợc biểu thị bằng mũi tên hình vòng cung màu xanh.
+ Quy luật thứ hai
Luật tƣơng khắc: Tƣơng khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tƣơng khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhƣng nếu tƣơng khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thƣờng. Trong tƣơng khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tƣơng khắc, bàn rộng thêm ta có tƣơng thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tƣơng vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại).
Mộc khắc thổ (Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày) Thổ khắc thuỷ (Đất đắp đê ngăn nƣớc lũ)
Thuỷ khắc hỏa (Nƣớc dội nhiều nhanh dập lửa) Hoả khắc kim (Lửa lò nung chảy đồng sắt thép) Kim khắc mộc (Thép cứng rèn dao chặt cây cỏ).
Sự tƣơng sinh hay tƣơng khắc bao giờ cũng qua yếu tố thổ. Nói cách khác, thổ giữ vai trò trung gian, thống nhất bốn yếu tố: kim, mộc, thuỷ và hoả. Ngoài hai quy luật trên trong mối quan hệ giữa ngũ hành còn có Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tƣợng tƣơng sinh và tƣơng khắc. Hai hiện tƣợng này gắn liền với nhau.
Hiện tƣợng tƣơng sinh, tƣơng khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tƣơng khắc luôn có mầm mống của tƣơng sinh, trong tƣơng sinh luôn có mầm mống của tƣơng khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.
Tóm lại, tinh thần cơ bản của thuyết Ngũ hành bao gồm hai phƣơng diện giúp đỡ nhau gọi là tƣơng sinh và chống lại nhau gọi là tƣơng khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tƣợng chế hoá, tƣơng thừa, tƣơng vũ. Tƣơng sinh, tƣơng khắc, chế hoá, tƣơng thừa, tƣơng vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.
Theo luật tƣơng sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ nhƣ vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng. Trong luật tƣơng sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ về hai phƣơng diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ.
Trong quan hệ tƣơng sinh lại có quan hệ tƣơng khắc để biểu hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau.
Trong qui luật tƣơng khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ nhƣ vậy lại tiếp diễn mãi. Trong tình trạng bình thƣờng, sự tƣơng khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhƣng nếu tƣơng khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thƣờng.Trong tƣơng khắc, mỗi hành cũng lại có hai quan hệ: Giữa cái
thắng nó và cái nó thắng,đƣợc hiểu là quan hệ Thắng-Thua .
Ví dụ: hành Mộc (kẻ thắng) khắc hành Thổ (kẻ thua) nhƣng lại bị hành Kim khắc nó (Kim thắng Mộc). Hiện tƣợng tƣơng khắc không tồn tại đơn độc; trong tƣơng khắc đã có ngụ ý tƣơng sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển.
Trong quy luật chế hoá bao gồm cả hiện tƣợng tƣơng sinh và tƣơng khắc. Hai hiện tƣợng này gắn liền với nhau. Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tƣơng phản, tƣơng thành với nhau.
Quy luật chế hoá ngũ hành là:
Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc. Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả. Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc khắc thổ. Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim. Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ.
Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tƣợng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thƣờng. Coi bảng trên đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc.
Ví dụ: Mộc khắc thổ nhƣng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy nhƣ nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là kim tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu nhƣ con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó. Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế
cân bằng trong thiên nhiên.
Cũng trong bảng quan hệ chế hoá, chúng ta thấy mộc sinh hoả; nếu chỉ nhìn hành mộc không thôi, thì nhƣ mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hoả, nhƣng nhờ có hoả mạnh, hạn chế bớt đƣợc sức của kim là một hành khắc mộc. Nhƣ vậy, mộc sinh con là hoả, nhƣng nhờ có con là hoả mạnh mà hạn chế bớt kim làm hại mộc do đó mộc giữ vững cƣơng vị.
Nhƣ vậy, qui luật chế hoá của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa thuyết Âm Dƣơng. Vì vậy, không thể không có Ngũ hành tƣơng sinh mà cũng không thể không có Ngũ hành tƣơng khắc. Không có sinh thì có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Do đó quy luật Ngũ hành tƣơng sinh tƣơng khắc không thể tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới tồn tại, phát triển hài hoà trong mối quan hệ với nhau.Thuyết Ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết Âm dƣơng nhƣng bổ sung và làm cho thuyết Âm dƣơng hoàn bị hơn.