NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT ÂM DƢƠNG,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng học thuyết âm dương, ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người việt hiện nay (Trang 71 - 79)

6. Tổng quan tài liệu

2.4. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT ÂM DƢƠNG,

Thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành bắt nguồn từ triết học Trung Quốc cổ đại vào thời điểm lực lƣợng sản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có những hạn chế do những điều kiện lịch sử đƣơng thời quy định. Đặc biệt, sự phát triển của nó chƣa gắn với những thành tựu của khoa học hiện đại, vẫn mang dấu ấn của tính trực giác và tính kinh nghiệm. Quan điểm duy vật về sự biến đổi vạn vật còn mang tính chất trực quan và máy móc, mới chỉ nêu lên đƣợc quy luật biến đổi một cách chung chung, theo 1 vòng tròn lặp lại mà không thấy sinh ra cái mới, bàn đến sự vận động mà chƣa bàn đến điều kiện, chƣa vạch ra đƣợc động lực tiến hóa của xã hội. Ngoài ra, học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành vẫn còn có những yếu tố chủ nghĩa duy tâm huyền bí. Quan niệm cho rằng trật tự xã hội thống trị và bị trị, sang hèn, quý

tiện là tuân theo luật kiền khôn, trời đất; đẳng cấp xã hội là gắn với tự nhiên. Những tƣ tƣởng này đã bị tầng lớp quí tộc thống trị trong xã hội đƣơng thời lợi dụng bảo vệ cho quyền thống trị của mình và dần về sau trở thành một thứ học thuyết mang tính chất thần học.

Trong một thời gian gần đây, một thực tế không thể phủ nhận đó là sự xuất hiện nhiều hiện tƣợng văn hóa tâm linh lệch lạc trong đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Việt. Một bộ phận ngƣời Việt Nam đã tiếp thu học thuyết Âm dƣơng Ngũ hành 1 chiều, phiến diện dẫn đến chỗ đã truyền bá những tƣ tƣởng sai lầm, làm phức tạp, thần bí hóa một học thuyết vốn có nhiều điểm tích cực của nó. Một số ngƣời cho rằng: thế kỷ XXI là thế kỷ của thế giới tâm linh đầy huyền bí. Vì vậy, nhiều hiện tƣợng vốn dĩ chỉ nên dừng lại ở sự nghi vấn đã đƣợc thổi phồng lên, tô đậm màu sắc huyền bí không có cơ sở khách quan, khoa học. Những câu chuyện về một lực lƣợng siêu nhiên, bí ẩn lẽ ra phải đƣợc xem xét một cách nghiêm túc, lý trí lại bị bao trùm bởi một màu đen của mê tín, dị đoan. Không thể “duy vật” đơn giản, tầm thƣờng nhƣng cũng không thể khẳng định một điều mới lạ chỉ bằng những lời đồn, đoán của chủ quan một số ngƣời nào đó.

Đặc biệt, có rất nhiều ngƣời dân đã tin vào thần linh thƣợng đế một cách mù quáng, họ xa rời cuộc sống thực tại. Chức năng của tôn giáo là dẫn dắt các tín đồ theo một học thuyết sống không hành động, không đấu tranh trong cuộc sống. Họ lấy tu dƣỡng làm tâm tính, làm điều cốt yếu để mau chóng đƣợc giải thoát. Theo cách nhìn của tâm linh tôn giáo cuộc đời này đầy cám dỗ, tội lỗi “lành ít, dữ nhiều”, ô uế, tội lỗi. Muốn đến đƣợc cõi Niết bàn, nơi thiên đƣờng, con ngƣời phải từ bỏ mọi ham muốn dục vọng, diệt trừ tham, sân, si. Con ngƣời quan niệm cuộc sống là bể khổ và nơi trần thế chỉ là tạm bợ còn nơi thiên đƣờng là vĩnh cửu. Ai rồi cũng phải chết “cát bụi trở về với cát bụi” do đó sống không cần phấn đấu, cố gắng… Chính những tƣ tƣởng

này đã thui chột đi ý chí của con ngƣời trong cuộc sống họ luôn phó mặc vào số phận, thần linh. Do đó, khi bị bệnh hiểm nghèo đe dọa tính mạng hay khi gặp tai ƣơng khó khăn trong cuộc sống nhiều ngƣời chạy đến bàn thờ, kêu thần linh giúp đỡ phù trợ. Một thực tế đáng nói hiện nay là hiện tƣợng đi thầy bói để giải bùa, xem tƣớng số, nhân duyên, giải hạn tràn lan khắp nơi. Đây chính là điều kiện, cơ sở của lối sống mê tín, dị đoan, phi văn hóa

Mê tín dị đoan là tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi biểu hiện thái quá lòng tin mù quáng vào những điều huyền bí không có thật, từ đó có những suy đoán khác thƣờng, dẫn đến cách ứng xử mang tính chất cuồng tín, hành động trái với những chuẩn mực của xã hội, gây hậu quả xấu đến sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân, đến an ninh trật tự.

Mê tín, dị đoan là tệ nạn rơi rớt lại từ chế độ cũ, nhƣng đến nay vẫn dai dẳng 'ăn sâu, bám rễ' trong suy nghĩ của nhiều ngƣời. Hiện tƣợng mê tín xuất hiện ở nhiều đối tƣợng, nhiều thành phần, lứa tuổi khác nhau. Chẳng hạn, việc xem ngày, giờ tốt xấu rất phổ biến, không chỉ với những việc lớn nhƣ làm nhà, cƣới hỏi mà tất thảy mọi việc lớn nhỏ, nhiều ngƣời vẫn có thói quen chọn 'ngày lành, tháng tốt'. Cá biệt, có ngƣời kiêng khem đến mức cắt tóc, cạo râu cũng tránh những ngày đầu tháng. Nhà nƣớc tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng của ngƣời dân, song không khuyến khích mọi ngƣời tin và làm theo những điều mê muội. Cán bộ, đảng viên cần phải gƣơng mẫu trong việc đẩy lùi tệ mê tín, dị đoan. Có cán bộ lãnh đạo khi tuyển chọn, cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ không căn cứ vào năng lực, phẩm chất mà lại lựa chọn ngƣời hợp tuổi, hợp mạng. Việc ký kết hợp đồng làm ăn nhiều khi cũng máy móc chọn ngày, giờ, địa điểm theo phong thủy.

Ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đời sống của ngƣời dân còn nghèo, trình độ dân trí hạn chế, cho nên trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của tệ nạn mê tín, dị đoan. Khá nhiều hủ tục lạc hậu, man rợ vẫn tồn

tại ở một số bản, làng có nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Không ít nơi, việc tổ chức ma chay, cƣới xin vẫn tiến hành theo thủ tục rƣờm rà, rắc rối, thậm chí mê muội. Có nơi, đến nay còn duy trì hủ tục chôn cất ngƣời chết ngay trong nhà; ngƣời ốm, ngƣời mắc bệnh không đến trạm y tế, bệnh viện mà phó mặc số phận cho thầy mo, thầy cúng, thầy tƣớng số. Đội ngũ thầy lang bốc thuốc, trị bệnh xuất hiện ở nhiều địa phƣơng. Có thầy lang chữa bệnh bằng các biện pháp rất thiếu cơ sở, nhƣ làm bùa ngải, cho ngƣời bệnh uống nƣớc lã, giẫm đạp lên ngƣời...

Không chỉ những ngƣời lớn tuổi mà nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên cũng bị ảnh hƣởng nặng nề của tệ mê tín, dị đoan. Đầu năm mới, nhiều sinh viên không chú tâm việc học mà chăm chỉ lên chùa lễ bái, rút thẻ cầu may với mong muốn thi cử trót lọt, quay cóp không bị phát hiện. Nhiều em cầu kỳ tìm chọn ngƣời xông nhà, nhắn tin chúc năm mới với hy vọng gặp may cả năm. Có em duy trì việc ăn kiêng cẩn thận trƣớc kỳ thi, khi đi thi thì lựa chọn giờ xuất hành, tìm ngƣời đón ngõ để nhằm đạt điểm cao. Tệ nạn mê tín, dị đoan lây lan, phát triển trong lớp trẻ hiện nay là rất đáng lo ngại. Cần tích cực tuyên truyền để thế hệ trẻ tránh xa và nâng cao ý thức trách nhiệm cùng cộng đồng đấu tranh, đẩy lùi tệ nạn này.

Nhƣ vậy, sự phân tích trên cho chúng ta thấy bên cạnh mặt tích cực của nó ở một mức độ nhất định, đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh cũng là cơ sở nuôi dƣỡng những tƣ tƣởng mê tín dị đoan tầm thƣờng và thấp kém. Ngay cả trên một số phƣơng tiện thông tin đại chúng thỉnh thoảng lại có những thông tin giật gân, đầy màu sắc hoang đƣờng đến mức khiến ngay cả những đầu óc duy tâm và mê tín cũng phải nghi ngờ tính xác thực của chúng.

Một điều đáng buồn là những nơi linh thiêng nhất lại là môi trƣờng thuận lợi cho kẻ xấu lợi dụng “làm địa bàn thu lợi nhuận”, là nơi con ngƣời thực hiện những hành vi thiếu văn hóa. Nhiều ngôi chùa, nhà thờ, miếu mạo

mọc lên phát ra những thông tin hƣ ảo nhƣ thần linh xuất hiện, cứu ngƣời này, cứu ngƣời kia rồi ban phát độ trì. Không biết từ đâu mọc ra những ông thầy xem tƣớng số, giải nạn những ông “thầy bói xem voi” này đã vận dụng học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành đƣa ra những quẻ bói ứng với mỗi quẻ là tính cách, tƣớng số, nói chuyện với ngƣời âm…. và cứ thế ngƣời dân tuyệt đối tin theo, thậm chí họ có thể bán hết tài sản trong nhà để đi thầy, theo thầy. Số liệu thống kê cho biết, hàng năm cứ vào dịp cuối năm hay đầu năm hiện tƣợng văn hóa tâm linh trở thành “ngày hội” truyền thống Việt Nam. Hầu khắp mọi miền trên đất nƣớc ngƣời dân đều đi thắp hƣơng, khấn lễ. Có những gia đình chỉ vì nghe 1 lời tiên đoán của thầy bói: “Gia đình con năm nay gặp hạn chết ngƣời hoặc mất tài sản lớn, con phải đi giải hạn thì mới thoát khỏi khó khăn, bế tắc”. Hay cũng có những lời phán nhƣ: “Con muốn thành đạt năm nay phải thƣờng xuyên lên chùa thắp hƣơng”… Tất cả đều đƣợc “giải hạn” bằng cách bỏ một số tiền lớn, có tiền, lễ vật thì thầy mới phán đúng, thầy mới có thể nói chuyện đƣợc với vong linh, thần thánh… Một cô trung niên ở Hà Nội, có trình độ đại học, cán bộ văn hóa mà còn cuống tín với gieo quẻ âm dƣơng. Bất cứ việc gì to nhỏ liên quan đến danh lợi cô ta là cô ấy đều phán xét bằng gieo âm dƣơng. Từ đó, dẫn đến hậu quả là cô ta lảng tránh cả bạn thân, anh em ruột khi tin rằng họ sẽ lừa mình, không tốt với mình. Ai bị hoạn nạn làm sao, cô ta nghĩ ra trăm lí do quả báo và xin âm dƣơng rồi tin vào nguyên nhân đã báo nhất âm nhất dƣơng. Cô ta trở nên vô cảm và không còn biết thƣơng ai nữa. Xin gì chƣa đƣợc là cô ta kể lể, cầu xin vật vã hàng tiếng đồng hồ đến khi đƣợc nhất âm nhất dƣơng mới thôi. Đồng âm dƣơng đã điều khiển mọi suy nghĩ, hành động của cô ta. Đây chỉ là một ví dụ có thật trong muôn ngàn ngƣời cuồng mê nhƣ thế.

Ở một số ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, có nhiều khách đến lễ ( kể cả cán bộ, sinh viên) cũng nhờ chủ nhang khấn bái và xin âm dƣơng, bị chủ nhang lôi vào ma trận với nhiều thủ tục rƣờm rà từ những quẻ âm dƣơng mà

bà ta gieo theo những câu hỏi bà ta tự nghĩ ra. Chỉ đơn giản vậy mà chủ nhang có thể dễ dàng kiếm tiền cao ngất ngƣởng hơn cả dân chạy chợ bạc mặt từ sáng sớm ra nội thành. Ai có việc hệ trọng không qua tay bà chủ nhang là bị bà ta hạch sách, dọa dẫm khiến họ sợ mà phải theo. Một ngƣời chủ nhang tà tâm nhƣ vậy làm sao linh ứng?

Trên đây chỉ là một vài ví dụ trong thực tế là rất nhiều mà ai cũng có thể đã gặp, mong sao mọi ngƣời có thái độ tích cực và làm chủ đƣợc ý chí, đức tin của mình!

Đúng nhƣ Mác đã từng khẳng định “ tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân...” [49, tr. 14], chỉ mang lại đền bù hƣ ảo. Chừng nào trên trái đất còn khổ đau và bất hạnh thì chừng đó con ngƣời còn có nhu cầu hƣớng về thế giới tâm linh. Vì vậy, dù suy xét ở góc độ nào, chúng ta cần thiết phải đứng trên lập trƣờng duy vật Mác xít, khoa học. Bàn về giá trị văn hóa tâm linh là một vấn đề phức tạp và tế nhị. Do đó từ lí luận học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành chúng ta áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để tìm hƣớng giải quyết, góp phần khẳng định những giá trị văn hóa tinh thần đích thực trong đời sống văn hóa tâm linh dƣới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Ngày nay, học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành vẫn tiếp tục đƣợc nghiên cứu và vận dụng ở nhiều lĩnh vực của đời sống nhƣ trong lĩnh vực kiến trúc và y học... Và gần đây, trên thị trƣờng xuất hiện ngày càng nhiều tài liệu, sách vở về “quy luật âm dƣơng”, “tìm hiểu nguyên tắc âm dƣơng trong cuộc sống con ngƣời”... ngoài ra, trong bối cảnh đất nƣớc ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều điều trong nhận thức và ứng xử của ngƣời Việt – vốn trƣớc đây là ƣu điểm, nay cũng đã bộc lộ những hạn chế. Đó là từ trọng sự quân bình, đƣa đến tƣ tƣởng bình quân chủ nghĩa và thái độ nƣớc đôi theo kiểu: “hòa cả làng; dĩ hòa vi quý;chín bỏ làm mƣời”. Đó là bên cạnh sự linh hoạt, giỏi ứng phó là sự tùy tiện, đại khái, làm không đến nơi đến

chốn, thờ ơ, vô trách nhiệm và hậu quả của nó là nhiều công trình dang dở, thiếu đồng bộ. Tính lạc quan cũng nhiều khi đƣa đến sự tự mãn, thiếu thực tế. Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu để thấy giá trị của học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành thì những hạn chế nêu trên cũng cần đƣợc nghiên cứu và có các giải pháp nhằm điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nƣớc trong tình hình hiện nay. Để những giá trị truyền thống tốt đẹp mãi đƣợc tôn vinh nhƣng vẫn dung hòa với vẻ đẹp hiện đại trong mỗi nếp nghĩ, nếp nhà của ngƣời Việt.

Kết luận chƣơng 2

Nhƣ vậy, sự phân tích trên cho chúng ta thấy bên cạnh mặt tích cực của nó ở một mức độ nhất định, đời sống văn hóa tâm linh cũng là cơ sở nuôi dƣỡng những tƣ tƣởng mê tín dị đoan tầm thƣờng và thấp kém.

Rõ ràng, nếu nhìn nhận vấn đề tâm linh, tín ngƣỡng bằng cặp mắt duy vật tầm thƣờng bằng lối tƣ duy siêu hình máy móc thì dẫn đến những sai lầm nguy hiểm có thể dẫn tới 2 khuynh hƣớng: Một mặt thổi phồng tuyệt đối hóa vai trò của đời sống tâm linh. Mặt khác, cũng đáng sợ và nguy hiểm đó là dƣơng cao ngọn cờ duy vật lại bỏ quên tính biện chứng đã vội vàng quy kết rằng, tất cả những gì thuộc về đời sống tâm linh đều đồng nghĩa duy tâm, đều gắn với mê tín dị đoan do đó phải xóa bỏ. Đã có thời kỳ ngƣời ta rầm rộ đập phá đình chùa, miếu mạo và việc làm đó đồng nghĩa với việc xóa bỏ tàn tích chủ nghĩa duy tâm, dị đoan của phong kiến cổ hủ.

Ngoài ra, trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tƣ bản, sự khó khăn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, một số ngƣơi mất niềm tin và chạy theo lối sống tƣ bản chủ nghĩa. Nhiều giá trị truyền thống trong các nếp sống phong tục tập quán, lễ nghi của ngƣời Việt Nam bị mai một. Chúng ta đang xây dựng nền vãn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khôi phục những hình thức văn hoá truyền thống đẹp. Tuy nhiên, lối sống tiêu thụ phƣơng Tây, những biểu hiện lai căng trong hành vi và ngôn ngữ giao tiếp, kiểu mẫu thời

trang và nếp sinh hoạt đang trở thành thời thƣợng. Lối sống ngoại lai có chiều hƣớng lấn át lối sống truyền thống. Quan hệ ngƣời - ngƣời, tình làng nghĩa xóm, lòng bao dung độ lƣợng dƣờng nhƣ mờ nhạt đi rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày. Hoạt động giao tiếp hiện nay chủ yếu diễn ra ở cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp, trƣờng học, nơi công việc kiếm sống, hối hả làm giàu. Sự đùm bọc cƣu mang cần đến sự kêu gọi, ít diễn ra một cách tự nguyện từ đáy lòng. Quan hệ mật thiết của truyền thống xã hội nông nghiệp xƣa kia không còn đậm nét.

Có thể nói nếp sống công nghiệp và hiện đại đã làm xơ cứng lối sống tình cảm, mất đi những cảnh sinh hoạt thanh bình của làng quê, tình cảm gắn bó con ngƣời với thiên nhiên. Thế giới tinh thần, tình cảm không những ít đƣợc quan tâm, mà ngày còn bị nghèo đi, thậm chí còn bị què quặt. Đây là sự mất mát to lớn đối với lối sống của ngƣời Việt Nam hiện nay. Tƣ tƣởng tuyệt đối hoá điều kiện vật chất và kỹ thuật, lấy phƣơng tiện sống làm thƣớc đo sự phát triển con ngƣời và xã hội hết sức sai lầm của không ít ngƣời do không

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng học thuyết âm dương, ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người việt hiện nay (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)