NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA HỌC THUYẾT ÂM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng học thuyết âm dương, ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người việt hiện nay (Trang 67 - 71)

6. Tổng quan tài liệu

2.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA HỌC THUYẾT ÂM

DƢƠNG - NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI VIỆT

Học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành ra đời thể hiện trình độ tƣ duy triết học cao của ngƣời phƣơng Đông.Thuyết Âm dƣơng thể hiện tƣ tƣởng biện chứng sơ khai còn thuyết Ngũ hành thể hiện quan điểm duy vật trực quan cảm tính về thế giới. Khẳng định thế giới tự nhiên có trƣớc sau đó mới hình thành nên loài ngƣời, có loài ngƣời mới có sinh hoạt xã hội. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống tinh thần xã hội, mở ra một bƣớc nhằm giải phóng tƣ tƣởng con ngƣời thoát khỏi sự chi phối của thế giới quan thần truyền thống trị

mà còn góp phần phủ nhận quan điểm siêu hình, xem sự vật là vĩnh viễn không thay đổi đƣợc. Sau khi 2 thuyết này ra đời đã trang bị cho con ngƣời tƣ tƣởng duy vật khá sâu sắc và độc đáo nên đã trở thành lý luận, nền tảng cho một số ngành khoa học cụ thể, đƣợc sử dụng vào nhiều lĩnh vực: y học, bói toán, chiêm tinh học, phong thủy

Ngày xƣa cũng nhƣ ngày nay, thuyết tƣơng đối âm dƣơng vẫn gắn bó mật thiết và sâu sắc với văn hóa phƣơng Đông, trong đó có Việt Nam. Nó đƣợc biểu hiện cụ thể, chân phƣơng từ nhiều góc độ trong đời sống. Về mặt tƣ duy, dân gian vẫn nhận thức theo kiểu: “Chim sa, cá nhảy chớ mừng; nhện sa, xà đón xin đừng có lo”. Đây là cách diễn đạt quy luật “trong âm có dƣơng” và “trong dƣơng có âm”. Ngày xƣa, ông cha ta còn hình thành lối tƣ duy theo quan hệ nhân quả, chẳng hạn: “Sƣớng lắm khổ nhiều” hay “Trèo cao ngã đau”. Đây là cách diễn đạt kín đáo của quy luật “Âm dƣơng chuyển hóa”. Ngày nay, lối tƣ duy âm dƣơng này đƣợc ngƣời Việt vận dụng và kết hợp khéo léo trong đời sống văn hóa. Điều này đƣợc phản ánh qua học thuyết sống quân bình: Coi trọng, đề cao sự hài hòa âm dƣơng trong cơ thể và sự hài hòa trong giới tự nhiên. Đặc trƣng quân bình các yếu tố đời sống tạo ra khả năng thích nghi cao trƣớc mọi biến cố, hoàn cảnh của dân tộc Việt từ ngàn đời. Về mặt đời sống, học thuyết Âm dƣơng đƣợc biểu hiện khá rõ từ ba nhu cầu cơ bản nhất: Ăn, mặc và ở. Với nhu cầu ăn, ngƣời Việt nhấn mạnh tính cộng đồng, tính mực thƣớc truyền thống. Trong đó, tính cộng đồng đƣợc phản ánh từ việc ăn tổng hợp, ăn chung; còn tính mực thƣớc là biểu hiện của khuynh hƣớng quân bình âm dƣơng. Nó đòi hỏi ngƣời ăn không ăn quá nhanh hay quá chậm, không ăn quá nhiều hay quá ít, không ăn hết hay ăn còn. Đây đƣợc xem là lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khác hẳn tính cách cực đoan, lối giao tiếp trực khởi của ngƣời phƣơng Tây: Khách phải ăn kỳ sạch để tỏ lòng biết ơn chủ nhà. Tính cộng đồng và tính mực thƣớc trong bữa ăn thể hiện tập trung qua nồi

cơm và chén nƣớc mắm. Nồi cơm ở đầu mâm và chén nƣớc mắm ở giữa mâm là biểu tƣợng cho cái đơn giản mà thiết yếu: Cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết từ cá là tinh hoa của nƣớc – chúng giống nhƣ hành Thủy và hành Thổ là cái khởi đầu và cái trung tâm trong Ngũ hành.

Khuynh hƣớng cặp đôi Ở Việt Nam, học thuyết Âm dƣơng đã ăn sâu vào đời sống tinh thần và lối tƣ duy về vạn vật. Ngƣời Việt quan niệm hễ có mẹ thì phải có cha, có âm thì phải có dƣơng, từ đó hình thành nên lối tƣ duy lƣỡng phân lƣỡng hợp, khuynh hƣớng „cặp đôi‟ cũng hình thành từ đó. Ở Việt Nam mọi thứ thƣờng đi từng đôi từng cặp theo nguyên tắc âm dƣơng hài hòa nhƣ ông Đồng - bà Cốt, đồng Cô - đồng Cậu… Tổ quốc đối với ngƣời Việt cũng là một khối âm dƣơng, là Đất-Nƣớc. Hay khi nhắc đến Cha-Mẹ, có cha thì phải có mẹ thế nên mới có câu: Công Cha nhƣ núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra. Ngay cả những khái niệm vay mƣợn đơn độc của nƣớc ngoài cũng đƣợc ngƣời Việt nhân đôi lên thành cặp: Ở Trung Quốc, thần mai mối là ông Tơ Hồng thì vào Việt Nam đƣợc biến thành ông Tơ - bà Nguyệt, hay ông Phật ở Ấn Độ vào Việt Nam cũng biến thành ông Phật - bà Phật…

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao ngƣời Việt lại có tính cách lạc quan ở mọi tình huống và lối sống tôn sùng “cặp đôi”? Tìm hiểu về học thuyết Âm dƣơng, bạn sẽ lý giải đƣợc rất nhiều điều độc đáo về đời sống văn hóa và tinh thần của dân tộc ta. Học thuyết Âm dƣơng là sản phẩm trừu tƣợng hóa từ ý niệm và ƣớc mơ của cƣ dân nông nghiệp về sự sinh sản của vạn vật và con ngƣời, chƣa có một khái niệm cụ thể để định nghĩa học thuyết này, ngƣời ta chỉ biết rằng vũ trụ, vạn vật đƣợc cấu thành từ những cặp mang bản chất đối lập là một âm và một dƣơng nhƣ mẹ - cha, đất - nƣớc, vuông - tròn… Không có gì hoàn toàn âm, cũng không có gì hoàn toàn dƣơng, trong âm có dƣơng trong dƣơng có âm – chúng quan hệ mật thiết và chuyển hóa cho nhau tạo nên

một thể thống nhất.

Học thuyết Âm dƣơng đã ảnh hƣởng đến tính cách của ngƣời Việt trong mọi mặt của đời sống từ văn hóa giao tiếp, văn hóa ăn ở, lối suy nghĩ, tín ngƣỡng cho đến tƣ duy hình khối. Trong văn hóa giao tiếp, ngƣời Việt sống trọng tình cảm, trong ứng xử họ luôn coi trong cái lý cái tình. Chính vì vậy, trong cuộc sống họ cố gắng không để mất lòng ai, học thuyết sống quân bình đã thấm nhuần trong máu thịt họ. Những quan niệm nhƣ “Trong rủi có may, trong dở có hay, trong họa có phúc…” hay những câu chuyện cổ dân gian về những ngƣời hiền sẽ gặp lành, kẻ ác thì phải chịu quả báo… là những minh chứng điển hình cho thấy học thuyết Âm dƣơng đã ảnh hƣởng sâu sắc đến tính cách của ngƣời Việt Nam. Trong nghệ thuật ẩm thực của nƣớc ta, ngƣời Việt luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy luật bù trừ và chuyển hóa âm dƣơng khi chế biến. Điều này thể hiện ngay trong cách chế biến bánh chƣng – món bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh chƣng hình vuông tƣợng trƣng cho âm, nhân bánh hình tròn tƣợng trƣng cho dƣơng. Bên trong bánh có nếp - đậu - thịt heo, nếp đƣợc trồng dƣới nƣớc là âm, đậu đƣợc trồng trên cạn là dƣơng. Nó không chỉ là một món ăn bình thƣờng mà còn là biểu trƣng ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Chính việc chứa đựng tinh thần của học thuyết Âm dƣơng sâu sắc, mang đậm nét tổng hợp, tính cộng đồng của nền văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc của dân tộc mà nền văn hóa ẩm thực nƣớc ta vô cùng phong phú và đa dạng. Học thuyết Âm dƣơng đã tạo cho ngƣời Việt một lối sống linh hoạt với khả năng thích nghi cao trong mọi hoàn cảnh. Dù khó khăn đến đâu họ cũng không chán nản, họ sống bằng tinh thần lạc quan và hƣớng đến tƣơng lai. Đó là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần và tạo nên bản sắc riêng cho dân tộc Việt Nam.

Từ năm 1986 đến nay Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc. Cơ chế kinh tế kinh tế mới thực sự kích thích tính năng động sáng tạo tiềm

năng của con ngƣời. Tuy nhiên trong tâm thức ngƣời Việt quy luật của học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành về sự cân bằng hài hòa giữa Âm và Dƣơng, về quá trình Tƣơng sinh - Tƣơng khắc đã tạo ra một động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Ngƣời Việt Nam đã kế thừa, tiếp thu vận dụng vào đời sống tâm linh để mục đích cuối cùng là đƣa cuộc sống đạt tới sự “quân bình”. Nếu nhƣ quá tuyệt đối về đời sống vật chất dẫn tới sự tha hóa về đạo đức, coi trọng lợi ích, danh lợi con ngƣời sẽ sa vào lối sống thực dụng, đánh mất giá trị văn hóa truyền thống. Do vậy, trở về với cõi tâm linh chính là cách tốt nhất đƣa con ngƣời trở về cuộc sống hài hòa vật chất - tinh thần, trở về cội nguồn dân tộc và giữ lại những gì là “cao quý”, thiêng liêng nhất trong nét đẹp văn hóa ngƣời Việt. Dù ở những hình thức nào: tín ngƣỡng, tôn giáo, đi chùa, xem lễ, ... trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh đều có giá trị tích cực và ý nghĩa quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay, đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh giúp ngƣời Việt Nam sống khoan dung, lòng vị tha và thƣơng ngƣời.

2.4. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT ÂM DƢƠNG - NGŨ HÀNH TỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN Ở NGƢỜI VIỆT.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng học thuyết âm dương, ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người việt hiện nay (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)