7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.4. Mô hình nghiên cứu của Manthiou, Lee, Tang và Chiang (2014)
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm định ảnh hưởng của 4 thành phần thang đo nền kinh tế trải nghiệm của Pine và Gilmore (1998) lên ký ức sâu sắc (vivid memory) và lòng trung thành của người tham gia lễ hội VEISHEA.
Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu cho thấy trải nghiệm tổng thể của du khách tác động gián tiếp thông quan ký ức sâu sắc đến lòng trung thành. Trong nghiên cứu này, lòng trung thành được đo lường bởi các biến quan sát liên quan đến ý định quay trở lại. Ngoài ra, kết quả từ phân tích mô hình hồi quy đã chỉ ra ký ức sâu sắc chịu tác động trực tiếp của tất cả 4 thành phần thang đo nền kinh tế trải nghiệm. Tuy nhiên, chỉ có trải nghiệm thẩm mỹ và trải nghiệm giải trí ảnh hưởng thuận chiều đến lòng trung thành với hệ số β= 0,45 và β= 0,23.
1.4.5. Mô hình nghiên cứu của Tsai (2016) Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa trải nghiệm du lịch đáng nhớ, gắn kết địa điểm và ý định hành vi trong bối cảnh du lịch ẩm thực tại Đài Loan. Nghiên cứu đã ứng dụng thang đo trải nghiệm du lịch đáng nhớ của Kim và cộng sự (2012) vào mô hình nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã chứng minh trải nghiệm du lịch đáng nhớ ảnh hưởng tích cực ý định hành vi của du khách với β= 0,41. Bên cạnh tác động trực tiếp đến
Trải nghiệm du lịch đáng nhớ Sự phụ thuộc địa điểm Đặc trưng địa điểm Ý định hành vi H 1 H 2 H 3 H 4 H 5
ý định hành vi, trải nghiệm đáng nhớ liên quan đến thưởng thức ẩm thực địa phương tăng cường sự gắn kết địa điểm của khách du lịch, từ đó tác động đến ý định hành vi của du khách. Ý định hành vi trong nghiên cứu này bao gồm ý định quay trở lại và ý định giới thiệu điểm đến cho người khác.