Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khách trường hợp điểm đến du lịch đà nẵng (Trang 50 - 55)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Xây dựng thang đo

a. Thang đo trải nghiệm du lịch đáng nhớ

Sự hưởng thụ

Sự hưởng thụ phản ánh những giá trị về mặt cảm xúc, thường được mô tả bởi những từ ngữ thể hiện cảm xúc tích cực và sâu sắc như: hạnh phúc, hào hứng, thích thú, vui vẻ, hài lòng, kích thích,… (Trauer và Ryan, 2005; Kim và cộng sự, 2012; Kim và Ritchie, 2014; Chandralal và Valenzuela, 2013; Chandralal và Valenzuela, 2015; Sthapit và Coudounaris; 2017)

Bảng 2.3. Thang đo nhân tố Sự hưởng thụ STT Nhân tố Biến

quan sát Chỉ báo Tác giả

1

Sự hưởng thụ

HT1

Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì có một trải nghiệm

mới tại Đà Nẵng Kim và cộng sự

(2012); Kim và Ritchie (2014); Chandralal và Valenzuela (2015); Sthapit và Coudounaris (2017)

2 HT2 Tôi rất ham mê các hoạt

đông du lịch tại Đà Nẵng

3 HT3 Tôi rất thích chuyến du lịch

Đà Nẵng

4 HT4

Tôi cảm thấy hào hứng trong chuyến du lịch tại Đà Nẵng

Sự mới lạ

Sự mới lạ đề cập đến nhận thức của du khách về sự mới mẻ của trải nghiệm. Theo Chandralal và Valenzuela (2013), sự mới lạ xuất phát từ trải

nghiệm những thứ mới lạ (như ẩm thực, phong cách sống,…) và tham gia vào những loại hình tour du lịch khác nhau.

Bảng 2.4. Thang đo nhân tố Sự mới lạ STT Nhân tố Biến

quan sát Chỉ báo Tác giả

1

Sự mới lạ

ML1

Tôi đã có một trải nghiệm tại Đà Nẵng được xem như chỉ có một lần duy nhất trong đời Kim và cộng sự (2012); Kim và Ritchie (2014); Chandralal và Valenzuela (2015); Sthapit và Coudounaris (2017)

2 ML2 Tôi đã có một trải nghiệm

độc đáo

3 ML3

Những trải nghiệm tại Đà Nẵng khác biệt với những trải nghiệm trước đây

4 ML4 Tôi đã trải nghiệm một vài

điều mới tại Đà Nẵng

Văn hóa địa phương

Văn hóa địa phương phản ánh nhận thức của du khách được hình thành thông qua sự tương tác giữa du khách với người dân địa phương, đời sống thường nhật của địa phương, văn hóa đặc thù, ẩm thực đặc trưng của địa phương (Kim và Ritchie, 2014; Chandralal và Valenzuela, 2013).

Bảng 2.5. Thang đo nhân tố Văn hóa địa phương STT Nhân tố Biến

quan sát Chỉ báo Tác giả

1

Văn hóa địa phương

VH1 Tôi có ấn tượng tốt về người

dân Đà Nẵng Kim và cộng sự (2012), Kim và Ritchie (2014), Chandralal và Valenzuela (2015), Sthapit và Coudounaris (2017) 2 VH2

Tôi đã trải nghiệm một cách gần gũi với văn hóa địa phương

3 VH3 Người dân Đà Nẵng rất thân

thiện

Sự thư giãn

Sự thư giãn mô tả trạng thái tinh thần của sự tự do, thoải mái, cảm giác thoát khỏi áp lực, buồn chán, thói quen trong đời sống thường ngày (Kim và cộng sự, 2012; Kim và Ritchie, 2014; Sthapit và Coudounaris, 2017)

Bảng 2.6. Thang đo nhân tố Sự thư giãn STT Nhân tố Biến

quan sát Chỉ báo Tác giả

1

Sự thư giãn

TGN1

Tôi thấy mình được giải tỏa căng thẳng trong chuyến du

lịch Đà Nẵng Kim và cộng sự (2012), Kim và Ritchie (2014), Sthapit và Coudounaris (2017) 2 TGN2

Tôi được tận hưởng cảm giác thoải mái và tự do trong chuyến du lịch Đà Nẵng

3 TGN3 Tôi cảm thấy tinh thần khoan

khoái và tươi mới

4 TGN4

Tôi cảm thấy mình được hồi sinh và tràn đầy năng lượng sau chuyến du lịch

Sự ý nghĩa

Sự ý nghĩa phản ảnh nhận thức về ý nghĩa và vai trò của những trải nghiệm du lịch nhất định đối với bản thân mỗi cá nhân, thường bao gồm các ý nghĩa như: tự hoàn thiện, phát triển bản thân

Bảng 2.7. Thang đo nhân tố Sự ý nghĩa STT Nhân tố Biến

quan sát Chỉ báo Tác giả

1

Sự ý nghĩa

YN1

Tôi cảm thấy mình đã làm điều gì đó có ý nghĩa cho bản thân thông qua chuyến du lịch

Đà Nẵng Kim và cộng sự (2012), Kim và Ritchie (2014), Sthapit và Coudounaris (2017) 2 YN2 Tôi cảm thấy mình đã làm điều gì đó quan trọng cho bản thân thông qua chuyến du lịch Đà Nẵng

3 YN3

Những trải nghiệm tại Đà Nẵng đã giúp tôi hiểu hơn về bản thân mình

Sự tham gia

Sự tham gia hàm ý rằng con người có xu hướng ghi nhớ lâu dài những trải nghiệm liên quan chặt chẽ với sở thích cá nhân, đó có thể là những hoạt động du lịch hoặc địa điểm tham quan (Kim và Ritchie, 2014; Sthapit và Coudounaris, 2017).

Bảng 2.8. Thang đo nhân tố sự tham gia STT Nhân tố Biến

quan sát Chỉ báo Tác giả

1

Sự tham gia

TGA1

Tôi đã đến thăm những địa điểm mà tôi thực sự muốn đi tại Đà Nẵng Kim và cộng sự (2012), Kim và Ritchie (2014), Sthapit và Coudounaris (2017) 2 TGA2

Tôi đã tham gia các hoạt động mà tôi yêu thích tại điểm đến Đà Nẵng

3 TGA3

Tôi quan tâm đến những hoạt động du lịch chính tại Đà Nẵng

Kiến thức

Kiến thức được xác định như là một khía cạnh thuộc về nhận thức liên quan đến việc học hỏi, nâng cao Kiến thức, kiến thức, kỹ năng (Kim và Ritchie, 2014; Sthapit và Coudounaris, 2017).

Bảng 2.9. Thang đo nhân tố Kiến thức STT Nhân tố Biến

quan sát Chỉ báo Tác giả

1

Kiến thức

KT1 Tôi đã khám phá nhiều điều mới trong chuyến du lịch

Kim và cộng sự (2012), Kim và Ritchie (2014), Sthapit và Coudounaris (2017) 2 KT2

Tôi đã có được những thông tin và kĩ năng mới từ chuyến du lịch

3 KT3 Tôi đã biết thêm về một nền

văn hóa mới

b. Thang đo ý định quay trở lại của du khách

Tác giả chọn lọc 3 chỉ báo cho thang đo ý định quay trở lại của du khách từ các thang đo của các nghiên cứu có trước, bao gồm nghiên cứu của Yoon và Uysal (2005), Manthiou và cộng sự (2014), Kim (2017).

Bảng 2.10. Thang đo nhân tố Ý định quay trở lại STT Nhân tố Biến

quan sát Chỉ báo Tác giả

1

Ý định quay trở

lại

QL1 Tôi có thể quay lại trở lại Đà Nẵng trong tương lai

Yoon và Uysal (2005), Manthiou và cộng sự (2014),

Kim (2017)

2 QL2 Tôi muốn quay trở lại Đà

Nẵng trong tương lai

3 QL3 Tôi dự kiến sẽ quay lại Đà

Nẵng trong tương lai

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khách trường hợp điểm đến du lịch đà nẵng (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)