TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khách trường hợp điểm đến du lịch đà nẵng (Trang 94 - 95)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mục đích của nghiên cứu là mở rộng hiểu biết về trải nghiệm du lịch đáng nhớ và tác động của nó đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đến Đà Nẵng. Tác giả đã đưa ra các giả thuyết liên quan đến tác động trực tiếp của các thành phần trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khách.

Đầu tiên, tác giả đã điều tra các yếu tố liên quan đến nhân khẩu học và đặc điểm chuyến đi để bao quát đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Sau đó, tác giả tiến hành kiểm định mô hình giả thuyết đã đặt ra nhằm xem xét các tác động liên quan. Trong đó, thang đo trải nghiệm du lịch đáng nhớ được ứng dụng từ kết quả nghiên cứu của Kim và cộng sự (2012) và nghiên cứu định tính.

Kết quả mô hình nghiên cứu lý thuyết cho ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khách được đo lường bởi 29 biến quan sát với 8 nhân tố. Nhưng qua thực tế khảo sát và xử lý dữ liệu mô hình có sự thay đổi. Từ 29 biến quan sát ban đầu, sau khi phân tích còn lại 28 biến hợp lệ, loại đi biến quan sát VH5 của nhân tố Văn hóa địa phương. Kết quả sau khi kiểm định nhân tố khẳng định CFA đã xác nhận sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thị trường cũng như giá trị phân biệt và hội tụ của các nhân tố được đưa vào nghiên cứu.

Kết quả kiểm định giả thuyết cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định quay trở lại của du khách bao gồm: sự mới lạ (β= 0,366), sự tham gia (β= 0,187), sự hưởng thụ (β= 0,163), văn hóa địa phương (β= 0,119),tác động thuận chiều đến ý định quay trở lại của du khách. Trong đó, sự mới lạ có tác động mạnh nhất đến ý định quay trở lại của du khách nội địa đối với điểm đến du lịch Đà Nẵng. Kiến thức (β= -0,237) tác động ngược chiều đến ý định

quay trở lại của du khách, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Kim và Ritchie (2014). Ngoài ra, kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình của từng chỉ báo cho thấy mức điểm trung bình mà du khách đánh giá chưa cao, đặc biệt là các chỉ báo cho thang đo sự mới lạ. Do đó, để thu hút du khách nội địa quay trở lại điểm đến du lịch Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng cần định vị nguồn lực một cách phù hợp, tập trung nâng cao trải nghiệm của du khách, đặc biệt là các giải pháp đưa ra cần ưu tiên cho việc phát triển tính mới lạ của trải nghiệm, tiếp đến là các yếu tố liên quan đến sự tham gia và sự hưởng thụ, và cuối cùng là văn hóa địa phương. Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện ra nhân tố trải nghiệm liên quan đến kiến thức có tác động ngược chiều với ý định quay trở lại của du khách. Điều này có thể được giải thích bởi động cơ tìm kiếm sự mới lạ của du khách, nghĩa là khi du khách càng có hiểu biết về điểm đến du lịch thì họ sẽ càng ít có ý định quay trở lại. Hai nhân tố còn lại là sự thư giãn và sự ý nghĩa không đảm bảo ý nghĩa thống kê (với p > 0,05) nên bị loại ra khỏi mô hình. Có thể trên thực tế các nhân tố này có ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến của du khách ở quốc gia khác, tuy nhiên, do thời điểm khảo sát hoặc đặc điểm của mẫu nghiên cứu, các nhân tố này không có ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khách trường hợp điểm đến du lịch đà nẵng (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)