Lý thuyết đại diện cho rằng hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý xảy ra khi có tách biệt về quyền sở hữu và quyền kiểm soát hay chính là mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông. Để làm giảm bớt sự xung đột lợi ích thì nên gắn kết với lợi ích của nhà quản lý với lợi ích chung của công ty. Jensen(1993) cho rằng các nhà quản lý có động cơ mạnh mẽ để điều hành hoạt động có lợi cho công ty khi có cổ phần đáng kể trong DN (được gọi là hiệu ứng liên kết). Tuy nhiên, nếu quyền sở hữu tập trung cao sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động kém hơn và chất lượng BCTC sẽ bị ảnh hưởng do có sự độc đoán và chuyên quyền của nhà quản lý (được gọi là hiệu ứng cố định) (Morck và cộng sự (1988), Jiang và Kim (2000)). Nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2014) cho thấy nhân tố đầu tiên thuộc cấu trúc sở hữu làm xuất hiện các mâu thuẫn lợi ích trong mối quan hệ đại diện là khi tồn tại cổ đông đa số (cổ đông điều khiển) và cổ đông thiểu số.
Đặc biệt, nếu những người trực tiếp điều hành công ty (thành viên Ban giám đốc) là cổ đông lớn của công ty (theo luật Chứng khoán hiện nay quy định cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết) thì họ sẽ có nhiều cơ hội, nguồn lực và khả năng tác động đến việc quản lý và ra quyết định của công ty (Roodposhti & Chasmi, 2011). Những cổ đông lớn thường nắm giữ cổ phần lâu dài, mang tính chất ổn định, có nhiều kiến thức và được coi như người giám sát các hành vi của nhà quản lý (Chen và cộng sự, 2007a). Vì vậy nếu BGĐ là các cổ đông lớn của công ty sẽ giảm chức năng giám sát của cổ đông lớn, ảnh hưởng đến quá trình lập và công bố thông tin BCTC nói chung và việc thực hiện ACC nói riêng.
Beekes và cộng sự (2004) nghiên cứu tại Anh không tìm thấy bằng chứng về sự gia tăng chất lượng kế toán trong các công ty có tỷ lệ sở hữu cao của nhà quản lý. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Xia & Zhu (2009) tại Trung Quốc, nghiên cứu của Jarboui
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TÁC
THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
4.1. Kết quả đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả thực hiện đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua việc tính toán giá trị biến phụ thuộc CONS trên cơ sở mô hình của Givoly và Hayn (2000) được phát triển bởi Ahmed & Duellman (2007) theo công thức (7) được trình bày trong mục 3.3.1.1. Theo đó, biến phụ thuộc CONS của mô hình hồi quy được tính theo công thức:
Trong đó:
A = (LNhđkd + CFKH – CFO)/ TSBQ
Giá trị A được tính cho từng công ty i trong khoảng thời gian từ năm (t-1) đến năm (t+1), t là năm tài chính trong khoảng thời gian nghiên cứu.
i: đại diện cho công ty i trong mẫu nghiên cứu
LNhđkd : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
TSBQ: Tổng tài sản bình quân (TSBQ = (TSđầu năm + TScuối năm)/2)
CFKH: Chi phí khấu hao
CFO: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Giá trị CONS được tác giả tính toán cho từng doanh nghiệp trong số liệu nghiên cứu (528 công ty niêm yết) theo từng năm trong khoảng thời gian 2012 – 2016 theo phương pháp số bình quân trượt di động cho nhóm 3 mức độ của Nguyễn Trần Quế và Vũ Mạnh Hà (Giáo trình thống kê kinh tế, 2004, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 116). Khi đó, giá trị CONS2012 được tính bình quân 3 mức độ trên cơ sở giá trị của hau năm 2012 và năm 2013; giá trị CONS2016 được tính bình quân 3 mức độ trên cơ sở giá trị của hau năm 2016 và năm 2015. Cụ thể công thức tính giá trị CONS cho mỗi DN theo từng năm như sau:
CONSit = Ai,t-1 + Ai,t + Ai,t+1
Với sự hỗ trợ của Microsoft excel, giá trị CONS được tính cho 2.640 quan sát trong dữ liệu nghiên cứu. Bảng 4.1 tác giả trích dữ liệu tính toán biến phụ thuộc CONS của 2 DN trong mẫu nghiên cứu có giá trị CONS lớn nhất và nhỏ nhất.
Bảng 4.1: Trích dữ liệu tính CONS của hai DN trong mẫu nghiên cứu Mã DN Năm LNHDKD (VND) CFKH (VND) CFO (VND) TSBQ (VND) A CONS KDC 2012 510.249.962.356 215.148.557.479 650.348.193.938 5.514.704.462.010 0,0136 -0,0184 KDC 2013 622.935.405.746 230.052.975.960 674.509.043.577 6.378.245.578.998 0,0280 -0,0070 KDC 2014 631.822.608.075 228.177.812.126 1.022.063.251.879 7.875.876.510.463 -0,0206 -0,3497 KDC 2015 6.675.693.813.606 174.976.445.311 -154.653.609.903 6.724.109.042.387 1,0418 -0,4042 KDC 2016 1.482.910.046.387 78.616.411.814 -130.755.977.353 8.849.020.189.978 0,1912 -0,4748 LAF 2012 -153.976.665.687 4.634.116.688 280.363.917.940 235.746.009.865 -1,8228 1,2981 LAF 2013 6.397.482.717 6.531.760.732 59.927.344.671 188.794.003.792 -0,2489 0,6481 LAF 2014 11.541.357.298 4.325.026.997 -14.739.359.594 240.187.457.828 0,1274 -0,0990 LAF 2015 25.120.516.418 6.020.239.057 -96.576.328.989 305.095.051.300 0,4186 -0,1128 LAF 2016 21.413.776.464 6.028.556.564 99.262.117.427 346.004.618.875 -0,2076 -0,0012
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu
Sau đó với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê STATA phiên bản 14, tác giả thực hiện thống kê mô tả giá trị CONS cho toàn mẫu nghiên cứu và thống kê mô tả cho từng nhóm ngành (phân theo nhóm ngành cấp 1 của Vietstock). Trên cơ sở kết quả đo lường biến phụ thuộc CONS tác giả đánh giá thực trạng việc thực hiện ACC tại các CTNY trên TTCK Việt Nam như sau:
Giá trị trung bình của việc thực hiện ACC tại các CTNY trên TTCK Việt Nam thuộc mẫu nghiên cứu là -0.031. Giá trị này trong nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (2002) là -0.003. trong nghiên cứu của Ahmed và Duellman (2007) là 0.01. Như vậy so với hai nghiên cứu trên. giá trị CONS trung bình của các CTNY trên TTCKVN thấp hơn rất nhiều.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến phụ thuộc theo tổng thể mẫu nghiên cứu
A2012x 2 + A2013 3 CONS2012 = x (-1) A2012+ A2013 + A2014 3 CONS2013 = x (-1) A2013+ A2014 + A2015 3 CONS2014 = x (-1) A2014 + A2015 + A2016 3 CONS2015 = x (-1) A2015 + A2016x 2 3 CONS2016 = x (-1)
số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất 25% Trung vị 75% Giá trị lớn nhất CONS 2.640 -0,031 0,091 -0,475 -0,078 -0,033 0,010 1,298
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu
Sự chênh lệch này do: thứ nhất. sự khác nhau về mẫu nghiên cứu (cả 2 nghiên cứu
nước ngoài đều nghiên cứu tại các công ty trong S&P 500). thứ hai. các CTNY của Việt Nam
chưa hiểu và chưa áp dụng đầy đủ các nội dung của nguyên tắc thận trọng kế toán. hoặc có thể các CTNY của Việt Nam sử dụng ACC như một công cụ để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận như cố ý không trích lập dự phòng nhằm điều chỉnh tăng lợi nhuận….
Nhằm kiểm tra xu hướng thực hiện ACC của các DN trong mẫu nghiên cứu qua các năm. tác giả tiến hành tính toán giá trị CONS trung bình của cả mẫu nghiên cứu cho từng năm cụ thể trong khoảng thời gian nghiên cứu. Kết quả giá trị trung bình. trung vị. giá trị lớn nhất và giá trị bé nhất của CONS từng năm được biểu diễn qua đồ thị 4.1
Hình 4.1: Giá trị CONS trung bình qua các năm
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu
Theo Givoly & Hayn (2000) thì giá trị dồn tích không hoạt động có xu hướng giảm dần theo thời gian làm cho giá trị tuyệt đối của phần tổng kế toán dồn tích tăng dần theo thời gian, cho thấy thận trọng kế toán ngày càng gia tăng. Trong nghiên cứu của Ahmed & Duellman (2007) giá trị CONS càng cao thì thận trọng kế toán tại các DN càng lớn và ngược lại. Thực tế kết quả đo lường CONS theo từng năm của các DN trong mẫu nghiên cứu thể hiện ở đồ thị 4.1 cho thấy giá trị trung bình và trung vị qua các năm gần như không có sự chênh lệch và đều nằm ở mức âm (nhỏ hơn 0). Trong khi đó độ biến thiên của các giá trị CONS là rất cao.
-0.6 -0.4 -0.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 2012 2013 2014 2015 2016 Mean Min Max
Kết quả thực tế này cho thấy tại các CTNY trên TTCK Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các nội dung của kế toán thận trọng (kế toán thận trọng ở mức thấp).
Thực tế này được chứng minh thông qua thực trạng kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCKVN trong giai đoạn 2012 – 2016. Theo thống kê của Vietstock chỉ tính từ năm 2012 đến nửa đầu năm 2015, đã có hơn 40 công ty niêm yết phải công bố lại BCTC sau kiểm toán. Con số này năm 2012 là 80% trong đó có hơn một nửa nguyên nhân là do việc không tuân thủ nguyên tắc thận trọng kế toán. Qua số liệu của 20 DN có LNST công ty mẹ biến động liên tục sau kiểm toán từ năm 2012 - 2015 cho thấy rất ít trường hợp điều chỉnh tăng lợi nhuận mà nguyên nhân chủ yếu của việc phải điều chỉnh giảm lợi nhuận đó là: không tuân thủ nguyên tắc thận trọng kế toán (không trích lập dự phòng, ghi nhận doanh thu quá cao, không tính trước chi phí dự kiến…). ghi nhận doanh thu và chi phí không đúng kỳ…Điều này khiến các đối tượng sử dụng thông tin BCTC nghi ngờ về tính hữu ích và đáng tin cậy của thông tin do các CTNY công bố. Đồng thời, từ thực tế này đòi hỏi các đối tượng sử dụng thông tin BCTC cần quan tâm hơn đến việc tuân thủ ACC của DN. Bảng 4.3 thể hiện 20 DN có lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ biến động liên tục sau kiểm toán qua nhiều năm:
Bảng 4.3: Top 20 DN có LNST cổđông công ty mẹ biến động liên tục sau kiểm toán qua nhiều năm
(ĐVT: Triệu đồng)
Việc trích lập dự phòng tổn thất tài sản. dự phòng phải trả hay trích trước chi phí. đặc biệt là trích lập quỹ phát triển KH&CN phụ thuộc nhiều vào ngành nghề kinh doanh cũng như đặc thù DN. Vì vậy tác giả tiến hành tính toán giá trị biến phụ thuộc CONS cho từng nhóm DN theo ngành cấp 1 như sau:
Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến phụ thuộc CONS theo ngành cấp 1
Ngành Số DN Số Giá trị CONS quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Sản xuất 185 925 -0,038 0,091 -0,475 1,298 Xây dựng& BĐS 149 745 -0,014 0,079 -0,269 0,311 Thương mại 54 270 -0,027 0,121 -0,342 0,914 Dịch vụ & Tiện ích 110 550 -0,043 0,077 -0,273 0,386 Khai khoáng 30 150 -0,027 0,119 -0,302 0,876 Tổng cộng 528 2.640 -0,031 0,091 -0,475 1,298
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu
Giá trị CONS càng lớn cho thấy mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán càng cao. So sánh giá trị CONS trung bình của các ngành cho thấy mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán tại các CTNY trên TTCK Việt Nam đều không cao (giá trị trung bình đều nhỏ hơn 0), trong đó giá trị CONS trung bình của ngành Xây dựng & Bất động sản là cao nhất (-0,014), giá trị CONS của ngành Dịch vụ & Tiện ích là thấp nhất (-0,043). Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của CONS đều nằm ở ngành sản xuất, trong đó công ty KDC (CTCP tập đoàn KIDO – chuyên sản xuất bánh kẹo, thực phẩm) có giá trị CONS thấp nhất vào năm 2016, công ty LAF (CTCP chế biến hàng xuất nhập khẩu Long An – chuyên sản xuất nông nghiệp) có giá trị CONS cao nhất vào năm 2012. Độ lệch chuẩn giá trị CONS của các DN ngành Thương mại là lớn nhất cho thấy các sự chênh lệch về mức độ thực hiện ACC của các DN trong ngành này khá cao.
4.2. Thống kê mô tả biến độc lập và mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu hình nghiên cứu
4.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập
Trong mô hình hồi quy xem xét tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tác động đến việc thực hiện ACC có 7 biến độc lập gồm: Quy mô HĐQT (BO_SIZE), Sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và CEO (DUAL), Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành (BO_NED), tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính (BO_EXPERT), tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về kế toán tài chính (CO_EXPERT), Tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc (OWN_MAN), Tỷ lệ sở hữu của Nhà
nước (OWN_GOV). Tác giả thực hiện thống kê mô tả giá trị các biến độc lập với các giá trị nhỏ nhất, trung vị, lớn nhất, trung bình và độ lệch chuẩn được thể hiện trong bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến độc lập Tên biến Số quan sát Trung bình Độchu lệch
ẩn Giá tr ị nhỏ nhất Giá tr ị lớn nhất BO_SIZE 2.640 5,456 1,097 3 11 DUAL 2.640 0,295 0,456 0 1 BO_NED 2.640 0,607 0,196 0 1 BO_EXPERT 2.640 0,330 0,232 0 1 CO_EXPERT 2.640 0,329 0,308 0 1 OWN_MAN 2.640 0,277 0,447 0 1 OWN_GOV 2.640 0,234 0,424 0 1
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu
Quy mô HĐQT (BO_SIZE): Là tổng số thành viên trong HĐQT tại thời điểm cuối năm trong giai đoạn nghiên cứu từ 2012 – 2016. Quy mô trung bình của HĐQT của các CTNY thuộc mẫu nghiên cứu là 5,456 người với độ phân tán là 1,097. Số lượng thành viên HĐQT tối đa là 11 người. tối thiểu là 3 người. phù hợp với quy định của Luật DN 2014 về số lượng thành viên trong HĐQT.
Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT (DUAL): Đây là biến giả nhận giá trị 1 hoặc 0. trong đó nếu trong CTNY có Chủ tịch HĐQT đồng thời là (tổng) giám đốc điều hành (CEO) (có sự kiêm nhiệm) thì nhận giá trị 1. trong CTNY không có sự kiêm nhiệm thì nhận giá trị 0. Do đó giá trị nhỏ nhất của biến này là 0 và giá trị lớn nhất là 1. Giá trị trung bình của biến DUAL là 0,295 với độ biến thiên là 0,456 nghĩa là trong số 2.640 quan sát có trung bình 29,5% công ty có sự kiêm nhiệm hai chức danh chủ tịch HĐQT và CEO.
Thành viên HĐQT không điều hành (BO_NED): Được đo bằng tỷ lệ giữa tổng số TV HĐQT không điều hành (không nằm trong BGĐ, không phải là kế toán trưởng hoặc không phải là những cán bộ quản lý do HĐQT bổ nhiệm) trên tổng số thành viên HĐQT. Trong 2.640 quan sát có những DN tỷ lệ này là 1 (giá trị lớn nhất). nghĩa là tất cả TV HĐQT đều không giữ các chức vụ quản lý quan trọng. Tuy nhiên cũng có những DN tỷ lệ này là 0 (giá trị nhỏ nhất), nghĩa là trong tổng số TV HĐQT thì không có thành viên nào không giữ chức vụ quản lý. Điều này là trái với điều 11 thông tư 121/2012/TT- BTC quy định tỷ lệ này ít nhất là 1/3 (tương đương 33,33%). Tính tổng thể mẫu nghiên cứu thì tỷ lệ TV HĐQT không điều hành là 0,607 (60,7%) với độ lệch chuẩn là 0,196. Việc đảm bảo tỷ lệ TV HĐQT không điều hành sẽ giúp giám sát nhà quản lý trong quá
trình hoạt động cũng như lập BCTC nhằm đảm bảo việc thực hiện ACC đầy đủ và hợp lý.
Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính (BO_EXPERT): Được đo bằng tỷ lệ giữa tổng số TV HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính (có văn bằng. chứng chỉ về chuyên môn thuộc nhóm ngành kinh tế hoặc đã làm việc liên quan đến kế toán và tài chính) trên tổng số thành viên HĐQT. Trong 2.640 quan sát có những DN tỷ lệ này là 1 (giá trị lớn nhất), nghĩa là tất cả TV HĐQT đều có chuyên môn về kế toán tài chính. Tuy nhiên cũng có những DN tỷ lệ này là 0 (giá trị nhỏ nhất) nghĩa là trong tổng số TV HĐQT thì không có thành viên nào có chuyên môn hay kinh nghiệm về kế toán tài chính. Tính tổng thể mẫu nghiên cứu thì tỷ lệ TV HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính là 0,330 (33%) với độ lệch chuẩn là 0,232. Khi TV HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính thì họ sẽ có am hiểu về các nội dung liên quan đến ACC (nội dung, cách thức áp dụng, mức độ áp dụng), từ đó giám sát nhà quản lý trong quá trình hoạt động cũng như lập BCTC nhằm đảm bảo việc thực hiện ACC đầy đủ và hợp lý.
Tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính (CO_EXPERT): Được đo bằng tỷ lệ giữa thành viên BKS có chuyên môn về kế toán