thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Biến ‘Chuyên môn của TV BKS’ tương quan với biến phụ thuộc CONS với hệ số = 1,379 và p-value = 0,079 < 0,10. Như vậy tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn về kế toán tài chính có mối quan hệ tích cực với việc thực hiện ACC tại mức ý nghĩa 10%. Như vậy giả thuyết H5 mà luận án đề xuất được chấp nhận.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Madah & cộng sự (2016) về tác động thuận chiều của tỷ lệ thành viên ủy ban kiểm toán có chuyên môn kế toán tài chính với việc thực hiện ACC. Khi thành viên BKS có chuyên môn kế toán tài chính thì việc giám sát các hoạt động kế toán và tài chính trong DN sẽ đảm bảo tính hiệu quả. đảm bảo chất lượng thông tin công bố nói chung và việc thực hiện ACC nói riêng.
Theo Luật doanh nghiệp, BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trong trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trong thực tế, theo Đặng Thúy Anh (2016) nghiên cứu điển hình một số công ty niêm yết trên thế giới cho thấy đều quy định về kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm, đặc biệt phải có kiến thức chuyên môn trong việc áp dụng các chuẩn mực của BCTC và chính sách kế toán. Đồng thời BKS cần phải đánh giá được tất cả các loại rủi ro tại công ty (trong các tình huống không chắc chắn. Như vậy sự phân tích, đánh giá về mặt lý thuyết cho thấy khi thành viên BKS có trình độ, kỹ năng chuyên môn về kế toán tài chính thì sẽ giúp DN gia tăng việc thực hiện nguyên tắc kế toán. Yêu cầu về trình độ chuyên môn của
BKS đã được các cơ quan chức năng nhìn nhận và ban hành trong các văn bản như thông tư 121 năm 2012, luật DN 2014 và nghị định 71. Cụ thể: Tại điều 19 thông tư 121/TT- BTC đã quy định: ‘Trong Ban kiểm soát có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên; Trưởng Ban kiểm soát là người có chuyên môn về kế toán’. Tại điều 164 luật DN 2014 đã bổ sung thêm quy định về trình độ chuyên môn của kiểm soát viên trong các CTNY: ‘Kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết. công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên’. Tiếp theo đến năm 2017 tại điều 20 của Nghị định 71/NĐ-CP đã quy định cụ thể hơn cả hai nội dung về yêu cầu trình độ chuyên môn của BKS: ‘Đối với công ty niêm yết và công ty đại chúng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Kiểm soát viên phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên; Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty’.
Như vậy vai trò của thành viên BKS có chuyên môn kế toán tài chính đã được Nhà nước nhấn mạnh và ban hành quy định rõ ràng. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều CTNY không tuân thủ quy định này của Nhà nước. Tỷ lệ trung bình TV BKS có chuyên môn kế toán tài chính của mẫu nghiên cứu là 32,95%, trong đó có những công ty không có thành viên nào trong BKS có chuyên môn kế toán tài chính như công ty ABT, ANV, BBC, BBS… Theo nghiên cứu của tác giả, quy mô BKS của mẫu nghiên cứu từ 3-5 người, trong khi số lượng TV BKS có chuyên môn kế toán tài chính chỉ có 0,995 người. Trong 2.640 quan sát của mẫu nghiên cứu có 978 quan sát (tương ứng 37,05%) không có TV BKS có chuyên môn kế toán tài chính. Thực tế này là vi phạm quy định về chuyên môn BKS do bộ Tài chính và Chính phủ quy định. Bên cạnh đó, thực tế hiện nay vai trò giám sát của BKS chưa thực sự được coi trọng. Tác giả Nguyễn Ly (2010) cho rằng các công ty Việt Nam vô hiệu hóa BKS bằng cách lựa chọn các thành viên BKS là nhân viên trong công ty vì nhân viên trong công ty sẽ chịu sự quản lý của BGĐ và sẽ khó có thể khách quan khi đưa ra ý kiến, đôi khi có thể sẽ im lặng làm ngơ trước sai phạm của BGĐ. Thực tế lương, thưởng, hợp đồng lao động và các điều kiện thăng tiến của nhân viên cấp thấp đều trực tiếp do (tổng) Giám đốc hoặc gián tiếp do HĐQT quyết định. do đó thành viên BKS có thể trực tiếp hoặc giám tiếp phụ thuộc về lợi ích, quan hệ với các thành viên HĐQT hoặc ban điều hành. do đó chất lượng hoạt động của BKS chưa thực sự đảm bảo. Ngoài ra, quy định hiện hành không nếu rõ trách nhiệm mà BKS phải gánh chịu khi không làm tròn chức năng và nhiệm vụ của mình đối với công ty.