Hoàn thiện công tác quy hoạch định hướng phát triển kinh tế nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 124 - 126)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3. Hoàn thiện công tác quy hoạch định hướng phát triển kinh tế nông

nông nghiệp

Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020. Việc hoàn thiện quy hoạch, định hướng phát triển KTNN ở tỉnh Thanh Hoá cần phải đảm bảo các yêu cầu và thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

Đầu tiên đó là công tác quy hoạch phát triển KTNN phải đảm bảo các yêu cầu là quy hoạch sản xuất phải gắn với quy hoạch chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, gắn với quy hoạch kết cấu hạ tầng tỉnh Thanh Hoá. Bên

cạnh đó, việc phát triển vùng nguyên liệu phải được gắn với việc quy hoạch chế biến. Các vùng nguyên liệu chính như: mía đường Lam Sơn, cói Nga Sơn…phải được quy hoạch chặt chẽ trên cơ sở đảm bảo các yếu tố thuận lợi: giao thông nội đồng, có cơ sở cung cấp giống, có tổ chức phòng ngừa sâu bênh, thực hiện hợp đồng mua bán chặt chẽ giữa nhà máy với hộ nông dân và chủ trang trại để đảm bảo lợi ích kinh tế cho bà con yên tâm sản xuất. Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất thuộc nông nghiệp phải dựa trên cơ sở sinh thái, gắn chặt mối quan hệ hữu cơ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phục vụ lợi ích cộng đồng lâu dài và ổn định.

Trong quá trình quy hoạch nên lấy ý kiến người dân trong vùng quy hoạch, quan tâm đến việc phân tích các dữ liệu dự báo, có luận cứ khoa học và đặc biệt là quan tâm đến ý kiến phản biện của các chuyên gia, các ngành liên quan để đảm bảo quy hoạch khả thi.

Thứ hai, cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung, hàng hóa đối với các sản phẩm có lợi thế như cây mía, sắn, dứa, cao su, thủy sản,... Đối với quy hoạch mía, sắn cần có quy hoạch tổng thể toàn tỉnh để thuận lợi cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất vì đây là những loại cây trọng tâm của phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Cùng với đó sẽ đưa ra những chính sách, quy hoạch tạo điều kiện cho các cây trồng có thế mạnh của tỉnh như: quy hoạch vùng lúa năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế cao tỉnh Thanh Hóa, quy hoạch vùng sản xuất lạc vùng ven biển tập trung, vùng sản xuất cây dược liệu tại khu vực trung du miền núi…

Thứ ba, các địa phương trên cơ sở các quy hoạch phải được phê duyệt, phát huy các tiềm năng, lợi thế xây dựng vùng sản xuất hàng hóa cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Muốn đạt được điều này và khắc phục hạn chế của quá trình chuyển

đổi cần nhanh chóng thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, khuyến khích các hộ nông dân có ruộng cùng một xứ đồng hợp tác để xây dựng vùng chuyên canh, sản xuất cùng một loại sản phẩm phù hợp với đặc điểm của địa phương và nhu cầu của thị trường. Các hộ trong vùng quy hoạch không có lao động, thiếu thốn, thiếu tư liệu sản xuất có thể chuyển nhượng đất cho hộ các điều kiện tích tụ ruộng đất để đầu tư sản xuất hàng hóa lớn; các hộ cho thuê, góp vốn bằng đất, chuyển nhượng đất chuyển sang sản xuất các ngành nghề phù hợp khác.

Sau cùng, các cấp chính quyền địa phương với tư cách là người quản lý, định hướng, nắm giữ trong tay các tiềm lực, thông tin về thi trường, nhất thiết phải đảm bảo thực hiện cân đối cung – cầu ngay từ khâu bố trí sản xuất, nhất là đối với các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao. Thông qua hệ thống khuyến nông và hệ thống các cơ quan, trung tâm nghiên cứu khoa học, thực hiện khuyến cáo, địn hướng sản xuất, hỗ trợ, giúp đỡ các chủ hộ sản xuất hàng hóa. Quan tâm hơn nữa đến việc bố trí sản xuất chứ không để người dân tự quyết và chạy theo nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng thiếu, thừa sản phẩm,ảnh hưởng đến vùng hoạch vùng nguyên liệu hay những yêu cầu về hệ sinh thái và môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)