Những khó khăn hạn chế và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 70)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2.2. Những khó khăn hạn chế và thách thức

- Điều đầu tiên phải nhắc đến đó là sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá vẫn chưa thực sự gắn chặt với công nghiệp chế biến, sản phẩm tiêu thụ chủ

yếu là sản phẩm thô. Khâu bảo quản lưu trữ đang còn kém.

- Công tác ứng dụng khoa học đã được áp dụng có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn yếu kém, bị tụt hậu so với các tỉnh bạn làm cho năng suất, chất lượng

nông sản hàng hoá còn bị hạn chế.

- Sản xuất nông nghiệp tuy đa dạng do có đặc điểm nhiều tiểu vùng, miền (ven biển, đồng bằng, trung du miền núi) nhưng vẫn còn mang tính tự

cấp tự túc, manh mún, kém hiệu quả và không bền vững. Chưa chú trọng đến nhiều sản xuất hàng hóa và tăng giá trị thu nhập trên đơn vị đất canh tác. - Sự đổi mới và sự phát triển của các thành phần kinh tế còn chậm: Nhiều doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hoạt động thấp. Kinh tế tập thể, mà chủ yếu là các HTX chưa có chuyển biến rõ nét. Quy mô sản xuất của đa số

doanh nghiệp còn bé nhỏ, chủ yếu làm dịch vụ đầu vào, chưa quan tâm nhiều đến dịch vụ đầu ra của sản phẩm.

- Kết cấu hạ tầng KTXH nông thôn còn yếu kém nhất là các huyện vùng trung du miền núi. Thủy lợi tuy được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Chất lượng đường giao thông nông thôn còn thấp, nhất là vùng núi. Hệ thống chợ đã được cải thiện đáng kể, nhưng phân bố không đều, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo.

- Sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã xây dựng nên nhiều nhà máy, sử dụng nhiều hoá chất công nghiệp… làm ô nhiễm môi trường gây

khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và làm chùn chân các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)