Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 54)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2.2. Đặc điểm xã hội

* Dân tộc

Cộng đồng dân cư trong tỉnh hiện có 28 dân tộc anh em, gồm: Dân tộc Kinh có 2.858,9 nghìn người (chiếm 81,73% dân số), Dân tộc Mường có 372,2 nghìn người (10,64% dân số), Dân tộc Thái 227,7 nghìn người (6,51% dân số), Dân tộc Mông 15 nghìn người (0,43% dân số), Dân tộc Thổ 11,9 nghìn người (0,34% dân số) và 23 dân tộc thiểu số khác có khoảng trên 11 nghìn người.

* Tôn giáo

Trên địa bàn Thanh Hóa hiện có 4 tôn giáo đã được công nhận về tổ chức gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài với số lượng chức sắc, tín đồ các tôn giáo chiếm khoảng 6,4% dân số toàn tỉnh.

* Tài nguyên du lịch văn hóa và lịch sử

Thanh Hóa có nhiều di tích lịch sử văn hóa (hơn 1.535 di tích), nổi bật là Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, khu di tích lịch sử Hàm Rồng và 145 di tích cấp quốc gia.

* Dân số và nguồn nhân lực

a) Dân số

Giai đoạn 2011- 2014, tốc độ tăng dân số tự nhiên của Thanh Hóa bình quân hàng năm gần 0,68%, tuy nhiên quy mô dân số chỉ tăng bình quân 0,67%. Nguyên nhân chủ yếu là do có một bộ phận dân số di chuyển ra ngoài

học tập, lao động. Năm 2014, dân số toàn tỉnh ước khoảng 3.498 nghìn người, trong đó dân số thành thị khoảng 454,7 nghìn người chiếm 13%; dân số nông thôn 3.043,3nghìn người, chiếm 87%.

b) Nguồn nhân lực

Thanh Hóa có nguồn nhân lực trong tuổi lao động khá dồi dào. Từ năm 2010 đến 2014, lao động 15 tuổi trở lên tăng từ 2.115 nghìn người lên 2.283 nghìn người (chiếm 65,3% dân số), trong đó lao động từ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi chiếm 54,7%. Hầu hết lao động từ 18 - 35 tuổi đều đã qua giáo dục THCS, THPT, có điều kiện thuận lợi để tổ chức đào tạo, dạy nghề và thu hút vào thị trường lao động.

Lao động ở thành thị hầu hết đã qua đào tạo, dạy nghề từ sơ cấp trở lên, lao động ở nông thôn phần lớn chưa qua đào tạo. Từ 2010 đến 2014, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% lên 52% (ở mức tương đương cả nước), trong đó qua đào tạo nghề chiếm khoảng 37,4%. Hiện tại, cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa hợp lý, tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề trở lên còn thấp. Lao động có tay nghề kỹ thuật cao, giáo viên đại học, giáo viên dạy nghề có trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Với tình hình nguồn nhân lực như hiện nay thì tỉnh cần phải có những chủ trương chính sách để hoàn thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)