Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 64)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1.2. Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp đã chuyển từ khai thác, lợi dụng rừng tự nhiên là chủ yếu sang trồng rừng kinh tế, khoán nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng. Công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được các ngành, các cấp phối hợp chỉ đạo có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng xảy ra; tình hình an ninh rừng trên địa bàn toàn tỉnh ổn định theo hướng bền vững.

Bảng 2.5 : Một số chỉ tiêu về sản xuất lâm nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng

ST Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

T Tổng GTSX 829.134 925.612 1.056.233 1.127.416 1.350.301 Trồng và 107.612 126.690 102.462 110.925 119.274 1 chăm sóc rừng 2 Khai thác gỗ 663.412 744.518 898.489 958.343 1.183.298 và lâm sản 3 Thu nhặt sản 14.325 10.619 8.744 10.944 5.653 phẩm từ rừng 4 Dịch vụ lâm 43.785 43.785 46.538 47.204 42.076 nghiệp

Nguồn : Niêm giám thống kê Thanh Hoá Tăng trưởng GTSX lâm nghiệp bình quân thời kỳ 2011-2015 ước đạt 9,6%/năm, nâng tỷ trọng lâm nghiệp trong GTSX nông nghiệp của tỉnh từ 4,3% năm 2010 lên 6,9% năm 2015. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đến năm

Ngành thuỷ sản đã có bước phát triển nhanh và khá toàn diện trên các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần. Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân thời kỳ 2011-2015 ước đạt 6,6%/năm. Tổng sản lượng thủy sản tăng từ 108.715 tấn năm 2011 lên 143.405 tấn năm 2015.

Bảng 2.6: Sản lượng thuỷ sản Đơn vị: Tấn

ST Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 T

1 Nhà nước 79 2 3 7 6

2 Ngoài nhà nước 108.715 116.241 123.902 133.041 143.399 3 Vốn nước ngoài 0 0 0 0 0

Nguồn : Niêm giám thống kê Thanh Hoá Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2014 đạt 123.800 tấn, tăng 20.420 tấn so với năm 2010 và năm 2015 đạt 142.000 tấn. Giá trị xuất khẩu năm 2013 đạt 55,6 triệu USD, tăng 7,7 triệu USD so với năm 2010, năm 2014 đạt 65 triệu USD và năm 2015 đạt 68 triệu USD.

2.2.1.4. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

Các thành phần kinh tế trong nông, lâm, thủy sản chuyển dịch đúng hướng, chuyển từ kinh tế nông hộ sang kinh tế trang trại, HTX và doanh nghiệp; tuy nhiên, tốc độ dịch chuyển còn chậm, GTSX kinh tế nông hộ đang còn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm gần 90%.

* Hộ gia đình

Hình thức tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình là hình thức tổ chức chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng GTSX kinh tế nông hộ giảm dần qua các năm, từ 91,5% năm 2010 xuống 89,8% hiện nay.

* Kinh tế trang trại

Tỷ trọng GTSX kinh tế trang trại tăng từ 5,36% năm 2010 lên 6,8% hiện nay. Đến nay toàn tỉnh có 587 trang trại (Theo tiêu chí mới - Thông tư 27/TT- BNN ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); trong đó

có 51 trang trại trồng trọt (chiếm 8,7%), 342 trang trại chăn nuôi (chiếm 58,3%), 124 trang trại nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 21,1%), 70 trang trại tổng hợp (chiếm 11,9%). Số lượng trang trại tập trung chủ yếu ở vùng ven biển với 280 trang trại (chiếm 47,7%), khu vực đồng bằng chiếm 42,6%, miền núi chiếm 9,7% so với tổng số trang trại toàn tỉnh.

* Tổ hợp tác

Đến nay, tỉnh có 22.932 tổ hợp tác nông nghiệp trong tổng số trên 26.000 tổ hợp tác các loại thuộc các dạng hình như tổ chăn nuôi, tổ trồng trọt, tổ tương trợ, câu lạc bộ làm vườn, tổ dịch vụ… thu hút thành viên tham gia là hội viên các đoàn thể nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh…

* Hợp tác xã nông nghiệp

Mô hình tổ chức HTX đang là xu hướng phát triển ở Thanh Hoá cũng như nhiều địa phương khác trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 13 NQ/TW hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Theo số liệu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,đến nay toàn tỉnh có 522 HTX nông nghiệp (chiếm trên 54% số HTX cả tỉnh), Tỷ trọng GTSX kinh tế HTX tăng từ 0,8% lên 0,9%. 100% HTX đã chuyển sang hoạt động theo luật HTX năm 2003. Trong đó các huyện miền xuôi có 450 HTX, chiếm 84,94% HTX toàn tỉnh, bình quân 1,18 HTX / xã; các huyện miền núi có 80 HTX, chiếm 15,09% HTX toàn tỉnh.

* Doanh nghiệp

Toàn tỉnh hiện có 737 cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 95%. Tỷ trọng GTSX của doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 2,37% lên 2,5%. Đây là loại hình cơ sở mang tính phát triển nhanh, tính tự quyết và chịu trách nhiệm cao, trong thời gian vừa qua nhiều HTX, tổ hợp tác, hộ cá thể đã chuyển sang doanh nghiệp hoạt động rất có hiệu quả.

* Các tổ chức hiệp hội trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

Trong những năm qua, UBND tỉnh đã cho phép thành lập các hiệp hội ngành nghề trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển như: hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệp hội mía đường, hiệp hội chiếu cói Nga Sơn, hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ Thanh Hoá …

2.2.1.5. Tình hình tiêu thụ nông, lâm nghiệp, thủy sản

- Đối với thị trường trong nước: Thanh Hoá hiện nay vẫn đang cung cấp một số mặt hàng nông sản cho nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng gồm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, các tỉnh: Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình...Các sản phẩm chính gồm thịt lợn, sản phẩm cói các loại, đường mía, hải sản, đồ gỗ, các sản phẩm từ luồng.... là các mặt hàng mà Thanh Hoá có ưu thế trong sản xuất.

- Đối với thị trường nước ngoài: Với xu hướng mở cửa và hội nhập của cả nước, giá trị xuất khẩu hàng nông lâm nghiệp thủy sản ngày càng tăng. Năm 2013 tổng giá trị xuất khẩu đạt 72,5 triệu USD, năm 2015 ước đạt trên 85 triệu USD, chiếm khoảng 8% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm cao su, cói chẻ, tinh bột sắn, hải sản đông lạnh,

dưa chuột, súc sản, hàng tre đan...Thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản chính gồm Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ…

2.2.2. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàntỉnh Thanh Hoá tỉnh Thanh Hoá

2.2.2.1. Những mặt đạt được

Những năm gần đây sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng đối với phát triển KTXH của tỉnh Thanh Hóa trên các mặt: đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, xây dựng được những vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hàng năm đóng góp trên 30% tổng giá trị sản phẩm của tỉnh, sản xuất nông nghiệp ngày càng được cải thiện về chất

lượng, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động nhất là khu vực nông thôn,… và quan trọng nhất là góp phần xóa đói giảm nghèo.

Để đạt được những kết quả nêu trên, KTNN tỉnh Thanh Hoá đã có những cố gắng, nỗ lực và nó được thể hiên qua một số điểm sau:

- Việc quan tâm đến công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tạo nên những thành tựu mới góp phần đưa năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng cao, đồng thời nâng cao được chất lượng sản phẩm.

- Mạnh dạn thay đổi cơ chế quản lý đối với sản xuất nông nghiệp, tạo động lực, kích thích sự sáng tạo của bà con nông dân từ đó tạo nên sự phát triển mạnh mẽ trong KTXH nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. - Chương trình NTM được đẩy mạnh, trọng tâm là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân, đầu tư phát triển thuỷ lợi theo hướng đa

dạng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống cho nhân dân.

- Duy trì và phát triển ổn định diên tích nuôi trồng thuỷ hải sản, hạn chế ở mức thấp nhất tình trạng chặt phá rừng trái phép

Từ kết quả hoạt động hiệu quả, thì ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm dồi dào và đang tin cậy của cả nước. Vấn đề an ninh lương thực trên đề bàn tỉnh đã được thực hiện, đang dần chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

2.2.2.2. Những khó khăn hạn chế và thách thức

- Điều đầu tiên phải nhắc đến đó là sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá vẫn chưa thực sự gắn chặt với công nghiệp chế biến, sản phẩm tiêu thụ chủ

yếu là sản phẩm thô. Khâu bảo quản lưu trữ đang còn kém.

- Công tác ứng dụng khoa học đã được áp dụng có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn yếu kém, bị tụt hậu so với các tỉnh bạn làm cho năng suất, chất lượng

nông sản hàng hoá còn bị hạn chế.

- Sản xuất nông nghiệp tuy đa dạng do có đặc điểm nhiều tiểu vùng, miền (ven biển, đồng bằng, trung du miền núi) nhưng vẫn còn mang tính tự

cấp tự túc, manh mún, kém hiệu quả và không bền vững. Chưa chú trọng đến nhiều sản xuất hàng hóa và tăng giá trị thu nhập trên đơn vị đất canh tác. - Sự đổi mới và sự phát triển của các thành phần kinh tế còn chậm: Nhiều doanh nghiệp nhà nước hiệu quả hoạt động thấp. Kinh tế tập thể, mà chủ yếu là các HTX chưa có chuyển biến rõ nét. Quy mô sản xuất của đa số

doanh nghiệp còn bé nhỏ, chủ yếu làm dịch vụ đầu vào, chưa quan tâm nhiều đến dịch vụ đầu ra của sản phẩm.

- Kết cấu hạ tầng KTXH nông thôn còn yếu kém nhất là các huyện vùng trung du miền núi. Thủy lợi tuy được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Chất lượng đường giao thông nông thôn còn thấp, nhất là vùng núi. Hệ thống chợ đã được cải thiện đáng kể, nhưng phân bố không đều, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo.

- Sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã xây dựng nên nhiều nhà máy, sử dụng nhiều hoá chất công nghiệp… làm ô nhiễm môi trường gây

khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và làm chùn chân các nhà đầu tư.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp trên địabàn tỉnh Thanh Hoá bàn tỉnh Thanh Hoá

Dựa trên tình hình KTNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, ta có thể thấy sự tác động mạnh mẽ của QLNN vào nền KTNN. Sự tác động của QLNN đối với KTNN là quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nông nghiệp thông qua các công cụ kế hoạch, phát luật và các chính sách để tạo điều kiện và tiền đề thuận lợi cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh nông nghiệp hướng tới mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. Sau đây, tác giả sẽ phân tích những nội dung quan trọng của QLNN về KTNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

2.3.1. Ban hành và triển khai các văn bản pháp luật, chính sách hỗ trợphát triển kinh tế nông nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp

Dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển KTNN, lãnh đạo tỉnh đã ban hành và thực hiện các văn bản, chính sách theo từng giai đoạn, từng thời điểm dựa trên tình hình kinh tế chính trị chung của tỉnh và của đất nước. Điều đó được thể hiện qua các mặt sau:

2.3.1.1. Ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về nông nghiệp Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng và nhà nước UBND tỉnh với chức năng Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng và nhà nước UBND tỉnh với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình, đã ban hành một số văn bản để hỗ trợ phát triển KTNN như:

- Luật số 48/2010/QH12 của Quốc hội ngày 28/6/2010 về luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Thông tư số: 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 về hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Quyết định số: 4463/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 về việc ban hành quy định hạn mức giao đất ở, diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở

Bằng những văn bản chỉ đạo cụ thể, UBND tỉnh đã thể hiện rất rõ sự quan tâm, tạo điều kiện rất lớn tới phát triển KTNN tỉnh Thanh Hoá. Vấn đề giải quyết công ăn việc làm được cải thiện đáng kể, tình hình xoá đói giảm nghèo ở nông thôn dần được giải quyết tốt, hình thành các vùng, các khu khai thác chế biến nông – lâm – thuỷ sản quy mô và hiệu quả cao.

Tuy nhiên, việc triển khai ban hành các quyết định, chính sách về nông nghiệp vẫn còn một số tồn tại hạn chế nổi cộm:

* Công tác lên kế hoạch văn bản pháp luật còn yếu, đôi khi còn chưa phù hợp với thực tiễn.

động bên ngoài

* Các văn bản ban hành còn tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn, hoặc ban hành văn bản chậm nên gây khó khăn trong thực hiện công việc

* Một số văn bản từ trung ương chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương nên khi áp dụng dẫn đến lung túng tại các cấp cơ sở.

2.3.1.2. Thực thi các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

* Chính sách về đất đai

Đất đai là tài sản của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển KTXH, đất đai có vai trò là điều kiện lao động. Chính vì vậy, để khuyến khích cho các cá nhân, tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn và nhằm thực hiện Luật đất đai năm 2003, tỉnh Thanh Hoá đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, nổi bật như:

+ Quy hoạch xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, giai đoạn 2009-2013 theo Quyết định số 1304/2009/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBND tỉnh và được kéo dài thời gian thực hiện đến 31/12/2015 với nội dung: các xã nằm trong vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao được hỗ trợ kiên cố hoá kênh mương nội đồng 170 triệu đồng/km, hỗ trợ kiên cố hoá giao thông nội đồng 170 triệu đồng/km

Kết quả thực hiện: Đến nay, diện tích vùng lúa thâm canh đạt 59.722,9 ha; đã kiên cố hóa 636 km kênh mương, 965 km đường giao thông, mua 602 máy thu hoạch gặt đập liên hợp.

Tồn tại của chính sách:

- Diện tích vùng thâm canh lúa chưa đạt mục tiêu theo Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015

- Cơ sở hạ tầng vùng thâm canh lúa vẫn chưa được hoàn thiện, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa thâm canh còn chậm

- Sản xuất lúa gạo tuy tạo được sản lượng lớn song chưa có nhiều đầu mối tiêu thụ, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Ngoài ra, tỉnh có địa hình phức tạp vì vậy việc quy hoạch đất đai cho phát triển KTNN tương đối khó khăn, còn mang tính tuỳ tiện, sự kiểm soát của các cơ quan chức năng còn thiếu ảnh hưởng tới điều kiện tự nhiên.

Nhìn chung, khi chính sách đất đai còn chưa hiệu quả, việc thực thi chưa được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết thì người nông dân sẽ chưa yên tâm sản xuất và đầu tư , bởi lẽ phát triển KTNN thì đất đai là yếu tố cốt lõi.

* Chính sách về thuỷ lợi

Đối với ngành nông nghiệp, ngoài đất thì nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu được. Nước ở đây được hiểu là hệ thống nước hay với nông nghiệp đó là hệ thống thuỷ lợi cho ngành nông nghiệp. Ông cha ta đã nói “ nhất nước, nhà phân, tam cần, tứ giống”, điều này thể hiện sự quan trọng của nước cũng như tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi.

Nắm bắt được tình hình trên, UBND tỉnh đã ban hành các chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)