7. Kết cấu luận văn
2.2.1. Thực trạng kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hoá
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, trong những năm qua nông nghiệp Thanh Hóa đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần to lớn vào phát triển KTXH và ổn định an ninh, chính trị của tỉnh. Ngành sản xuất nông nghiệp phát triển với nhịp độ khá cao, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản
trong cơ cấu GTSX nông, lâm, thủy sản ngày càng tăng. Một số sản phẩm cây trồng, vật nuôi đã và đang trở thành hàng hóa chủ lực của tỉnh như: Lúa gạo, mía đường, thịt gia súc, gia cầm, luồng, gỗ nguyên liệu, thuỷ sản... bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, công nghiệp. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống từng bước được nâng cấp, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Bảng 2.1: GTSX nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
(theo giá so sánh năm 2010) Đơn vị : Tỷ đồng; %
STT
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng GTSX 22396,14 23052,61 23627,23 24380,41 25196,3 1 Nông nghiệp 18.192 18.544 18.758 19.186 19.436 Cơ cấu (%) 81,23 80,44 79,39 78,7 77,14 2 Lâm nghiệp 829,14 925,61 1056,23 1127,41 1350,3 Cơ cấu (%) 3,7 4,02 4,47 4,6 5,36 3 Thuỷ sản 3375 3583 3813 4067 4410 Cơ cấu (%) 15,07 15,54 16,14 16,7 17,5
Nguồn: Niêm giám thống kê Thanh Hoá GTSX nông lâm nghiệp phát triển khá ổn định, tổng GTSX tăng đều theo từng năm. Tuy nhiên đối với GTSX nông nghiệp tỷ trọng có giảm nhẹ ( từ 81.23% năm 2011 xuống 77,14% năm 2015 ) bởi vì các khu công nghiệp được đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá nhiều hơn làm cho đất nông nghiệp giảm, người nông dân phải bán ruộng để xây dựng nhà máy hoặc bỏ làm nông nghiệp tham gia vào đội ngũ công nhân tại các khu công nghiệp. Cùng với đó là sự chuyển dịch của GTSX Lâm nghiệp (3,7% năm 2011 lên 5.36% năm 2015) và của Thuỷ sản ( 15,07% năm 2011
trong đó: nông nghiệp 3,4%/năm, lâm nghiệp 9,1%/năm, thủy sản 6,1%/năm. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản trong GDP toàn tỉnh chuyển dịch tích cực, giảm từ 24,1% năm 2010 xuống 18,8% năm 2014 và năm 2015 là 17,8%.
Nhiều mô hình sản xuất mới xuất hiện và đang được áp dụng rộng rãi đặc biệt là mô hình liên kết nông – công nghiệp giữa vùng nguyên liệu mía và nhà máy đường mía Lam Sơn đã làm thay đổi bộ mặt một vùng rộng lớn của các huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc, hay tại khu kinh tế Nghi Sơn đời sống bà con đã thay đổi rất nhiều… từ đó tạo chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế vùng nguyên liệu và kinh tế toàn tỉnh.