Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 44)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp của một số

số tỉnh

Nền nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân vận hành theo cơ chế của thị trường có sự QLNN. Cũng giống như các phương pháp quản lý về kinh tế nói chung, QLNN về KTNN cũng sử dụng hệ thống các công cụ QLNN. Ở mỗi địa phương đều có điều kiện tự nhiên kinh tế và quá trình lịch sử phát triển KTNN riêng. Song dù là địa phương nào đi chăng

nữa, sự phát triển đó cũng có thể mang lại địa phương khác những vấn đề cần nghiên cứu, học hỏi, rút kinh nghiệm một cách sáng tạo trong thực tế và suy ngẫm trong tương lai. Vì vậy, việc tìm hiểu kinh nghiêm của các địa phương khác có những ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định, từ đó giúp Thanh Hoá tránh được những hạn chế trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển.

* Kinh nghiệm của Thái Bình

Thái Bình là tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã giành được nhiều thắng lợi tương đối toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế biển, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển KTXH cả nước. Từ những năm 1966, Thái Bình đã đạt thành tích 5 tấn thóc/ha dẫn đầu toàn miền Bắc. Trong giai đoạn gần đây, sau mỗi bước đột phá, kinh tế nông nghiệp Thái Bình lại đặt ra những mục tiêu cao hơn về GTSX và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của thị trường.

Bằng những chính sách hợp lý như: chính sách chuyển hướng công nghiệp hóa đa dạng nền kinh tế hướng vào xuất khẩu, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hoá các công đoạn trong nông nghiệp, gia tăng quyền tự chủ của tỉnh trong việc bố trí ngân sách đầu tư, ban hành chính sách phát triển kinh tế địa phương…. Thái Bình cũng là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha, tiến đến đạt từ 100 - 400 triệu đồng/ha. Ðặc biệt, trong những năm gần đây, Thái Bình đã xây dựng nhiều mô hình cánh đồng mẫu, áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ ở các khâu sản xuất, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Cùng với đó, Thái Bình đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp khi giảm giá trị trồng trọt, tăng GTSX chăn nuôi, thủy sản. Sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển mạnh từ số lượng sang chất lượng, sản lượng lương thực

được giữ vững, cơ cấu lúa chất lượng cao được mở rộng, sản xuất cây màu, cây vụ đông được tiếp tục phát triển, đã hình thành được những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất hang hóa được thể hiện rõ nét ở sự phát triển kinh tế hộ, nhất là kinh tế trang trại với hiệu quả sản xuất ngày càng được nâng cao, đã hoàn thành xong quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, cây màu và cây vụ đông, các dự án chuyển đổi sang thủy sản tập trung với kết quả sản xuất bước đầu đạt khá cao. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đầu tư nâng cấp, đời sống nông dân được cải thiện một bước.

* Kinh nghiệm Vĩnh Long

Với địa thế ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp. Tỉnh có sản phẩm nông nghiệp đa dạng như: lúa gạo, trái cây, gia súc, gia cầm và thủy sản… những sản phẩm này gần như có quanh năm và luôn đạt năng suất cao.

Qua những Chủ trương đúng đắn và kịp thời của trung ương và địa phương như: đề án tái cơ cấu nông nghiệp tạo tiền đề xây dựng nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đúng hướng, áp dụng nông sản chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hình thành nhiều mô hình chăn nuôi sản xuất có giá trị cao, kết hợp với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Bằng những hành động cụ thể, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi, điển hình như: năm 2015 tỉnh đã hình thành các mô hình kiểu mẫu như cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích hơn 11.000ha tại 7 huyện, sản xuất từ 1 - 2 giống chất lượng cao và đã có 5 mô hình đạt chứng nhận VietGAP với diện tích trên 180ha. Bên cạnh, nhiều chính sách tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết, thị trường nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa nông sản. Trên cây lâu

phát huy thế mạnh cây trồng chủ lực như bưởi Năm Roi (Bình Minh), cam sành Tam Bình, chôm chôm Tích Thiện (Trà Ôn). Vùng rau màu khuyến khích sản xuất mô hình chuyên canh, luân canh theo hướng an toàn cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các huyện: Bình Tân, Bình Minh, Long Hồ... đem lại lợi nhuận cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa. Chăn nuôi tuy gặp khó khăn về dịch bệnh nhưng nhìn chung vẫn có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhất là chăn nuôi bò, heo. Thủy sản phát triển rất mạnh, tốc độ tăng bình quân 43,35%/năm với đa dạng chủng loại, có thế mạnh cạnh tranh. Đáng chú ý, nhiều khâu sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, với 100% khâu thu hoạch và hơn 96% khâu làm đất. Nhiều giống cây trồng - vật nuôi mới đưa vào sản xuất, từng bước đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Cùng với đó, Trong báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ X, địa phương đã xác định lấy công nghiệp làm hướng đột phá, nhưng vẫn ưu tiên công nghiệp chế biến từ nguyên liệu của ngành nông nghiệp - thủy sản; công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp. Điều này cho thấy, trong 5 năm tới, phát triển kinh tế vẫn phải dựa không nhỏ vào nông nghiệp. Tuy nhiên, có thực tế đáng lo ngại là GTSX ngành này hiện vẫn tăng trưởng nhưng với chiều hướng chậm lại. Nếu giai đoạn 2006-2010, GTSX

tăng bình quân 6,7% thì đến giai đoạn 2010-2015 chỉ tăng gần 3%. Theo định hướng giai đoạn 2015 - 2020, GTSX nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 3,5%. Và để đạt chỉ tiêu đề ra, tỉnh Vĩnh Long cần có những kế hoạch phát triển đồng bộ. Đặc biệt, đề án tái cơ cấu nông nghiệp cần đi vào trọng tâm, có định hướng

Hiện nay, Vĩnh Long đã xây dựng được một ngành nông nghiệp khá toàn diện, phát triển theo hướng không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng. Nhờ đó mà đời sống của bà con nông dân tỉnh nhà đã được cải thiện và nâng cao đáng kể.

* Bài học kinh nghiệm cho Thanh Hoá

Mỗi địa phương sẽ có những điều kiện tự nhiên KTXH giống và khác nhau, vì vậy mà từ những bài học kinh nghiệm trong công tác QLNN về KTNN thì ta có thể thấy rằng: nhìn chung các tỉnh đều rất coi trong KTNN. Để làm được điều đó, tỉnh Thanh Hoá phải chú trọng tới công tác QLNN trên các vấn đề sau:

Thứ nhất, luôn quan tâm chỉ đạo, ban hành và triển khai hệ thống luật pháp, chính sách phát triển nông nghiệp và cùng với đó tạo điều kiện phát triển công nghiệp nông thôn nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Đây là hướng đi chung mà Thái Bình và Vĩnh Long đã thực hiện.

Thứ hai, cần phải xác định đúng và đưa ra được những chính sách tạo liên kết giữa công nghiệp, thương mại với phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến. Gắn công nghiệp chế biến với các vùng nguyên liệu, sản xuất nông nghiệp giúp giảm chi phí vận chuyển nông sản và đảm bảo chất lượng của sản phẩm nông sản.

Thứ ba, quan tâm hơn nữa đến công tác đầu tư cơ sở hạ tầng cho kinh tế nông thôn, chú trọng vào việc đầu tư: đường xá, thuỷ lợi, kho, bến bãi, điện, thông tin liên lạc…. Cùng với đó là đầu tư cho việc đào tạo, phát triển tri thức doanh nghiệp cho lao động nông thôn. coi các khoản chi tiêu này là đầu tư dài hạn, cho tương lai.

Cuối cùng, cần tạo cơ chế giao thương mở, giúp tỉnh có thể giới thiệu sản phẩm, tạo đầu ra thông thoáng cho nông sản của. Đây là vấn đề chung mà Thái Bình và Vĩnh Long thực hiện chưa thực sự hiệu quả.

Qua đó, từ điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, nội lực hiện tại của Thanh Hoá mà Đảng và nhà nước sẽ tìm ra yếu tố, phương hướng, giải pháp QLNN hiệu quả, sáng tạo giúp cho quá trình phát triển KTNN riêng và phát triển đất nước nói chung được mạnh mẽ và bền vững

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HOÁ 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Đặc điển tự nhiên

2.1.1.1. Địa hình địa lý tỉnh Thanh Hoá

Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước. Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện. [8]

Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và nước bạn như sau: - Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km.

- Phía Nam : giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km

- Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km.

- Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192km.

Thanh hoá nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta. Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Địa hình Thanh Hoá khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây - Đông. Từ phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong tổng diện tích 11.129,48 km2 thì địa hình núi, trung du chiếm 73,3% ; đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%.

Thanh Hoá bao gồm 3 dạng địa hình: núi và trung du; đồng bằng; ven biển.

Vùng miền núi và trung du: Gồm 11 huyện (Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành) diện tích tự nhiên 7.993,19 km2, dân số (2014) khoảng 880,8 nghìn người chiếm 71,8% diện tích và 25,2% dân số toàn tỉnh.

Vùng đồng bằng : Gồm 10 huyện, thị xã, thành phố (TP Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn và các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung) diện tích tự nhiên 1.955,5 km2, dân số 1.585,5 nghìn người chiếm 17,6% diện tích và 45,3% dân số toàn tỉnh. Vùng có địa hình bằng phẳng, đất đai chủ yếu là phù sa bồi đắp bởi hệ thống sông Mã và sông Yên.

Vùng ven biển: Gồm 06 huyện, thị xã giáp biển, diện tích tự nhiên 1.180,8 km2, dân số khoảng 1.031,7 nghìn người chiếm 10,6% diện tích và 29,5% dân số toàn tỉnh. Vùng ven biển có địa hình khá bằng phẳng chủ yếu là đất sa bồi và đất cát, gần bờ có một số đảo (Hòn Mê, Hòn Nẹ,...)

Về địa hình của Thanh Hoá rất phong phú, đa dạng và đây cũng là điều kiện để Thanh Hoá phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện và cho phép chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành.

2.1.1.2. Tài nguyên khí hậu

Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 - 230C.

Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, có một số vùng đồi núi, lượng mưa lại rất cao. Ở vùng đồi núi, tốc độ gió tương đối đều trong năm, dao động trung bình từ 1 - 2m/s.

Tỉnh có nhiều vùng có chế độ khí hậu khác nhau, tạo điều kiện phát triển các cây trồng nhiệt đới và cả các cây trồng á nhiệt đới, tạo nên sự đa dạng của hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, khí hậu vùng núi Thanh Hoá cũng thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối, sương giá vào mùa đông, bão, lụt, áp thấp nhiệt đới về mùa mưa và hạn hán về mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống con người.

2.1.1.3. Tài nguyên nước và mạng lưới sông ngòi

* Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Thanh Hoá khá phong phú. Tổng lượng nước mưa rơi xuống lãnh thổ hàng năm là 19 tỷ mét khối, lượng bốc hơi trung bình là 9 tỷ mét khối, còn lại 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra dòng chảy mặt và 0,3 tỷ mét khối sinh ra dòng chảy ngầm. Hàng năm hệ thống sông đổ ra biển 20 tỷ mét khối nước.

* Mạng lưới sông suối

- Các hệ thống sông chính: Thanh Hoá có 5 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Lạch Bạng và sông Chàng và 173 sông suối nhỏ tạo ra một mạng lưới thuỷ văn dày đặc và phân bố khá đều trên địa bàn, bình quân mật độ song suối đạt 0.5-0.5km/km2

Ngoài các sông tự nhiên trên đây, Thanh Hoá còn có một hệ thống các sông và kênh, mương nhân tạo, công trình thuỷ lợi như: đập Bái Thượng, các công trình thuỷ lợi Bắc sông Mã, Nam sông Mã, sông Quảng Châu, v.v...

2.1.1.4. Tài nguyên đất đai

Thanh Hóa là tỉnh phong phú về đất đai, bao gồm 10 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau, các nhóm đất diện tích tương đối lớn có thể khai thác vào mục đích nông nghiệp gồm có:

+ Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 637.074 ha

+ Nhóm đất phù xa, bồi tụ: Diện tích 142.371 ha + Nhóm đất mặn: Diện tích 12.004 ha

+ Nhóm đất cát, diện tích 15.961 ha

Ngoài các nhóm đất nêu trên, còn một số nhóm khác có diện tích khá như đất bạc mầu (26.500 ha), đất lầy thụt than bùn (10.959 ha), đất bị sói mòn trơ sỏi đá (9000 ha).

2.1.1.5. Tài nguyên biển

Vùng biển Thanh Hoá có diện tích 17.000 - 18.000km2, gấp 1,6 lần diện tích đất liền. Đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102km. Bờ biển tương đối phẳng, nhưng bị chia cắt bởi 7 cửa lạch.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Trong những năm gần đây, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, cùng với sự nổ lực phấn đấu của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình KTXH của tỉnh Thanh Hóa đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiệt rõ rệt. Quy mô nền kinh tế năm 2014 ước đạt 31.275 tỷ đồng, gấp 1,53 lần năm 2010, duy trì vị trí đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2014 ước đạt bình quân 11,37%/năm. Tuy chưa đạt mục tiêu tăng trưởng theo quy hoạch (17 - 18%/năm), nhưng gấp gần 2 lần so với cả nước (5,7%/năm),trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 3,9%/năm; công nghiệp- xây dựng tăng 13,9%/năm; dịch vụ tăng 11,8%/năm (mục tiêu giai đoạn 2011- 2015, tăng trưởng của các ngành tương ứng là 5%/năm - 21,4%/năm - 18,5%/năm).

Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 24,1% năm 2010 xuống 18,8% năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)