Quy hoạch phát triển ngành thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 110 - 113)

7. Kết cấu luận văn

3.1.4. Quy hoạch phát triển ngành thủy sản

* Định hướng, mục tiêu phát triển

a) Định hướng phát triển

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa và phát triển bền vững gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch

vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển thuỷ sản.

b) Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đến năm 2025:

- Tốc độ tăng GTSX thủy sản giai đoạn 2021-2025 đạt 7,5%/năm.

- Cơ cấu GTSX thủy sản: Khai thác 47%, nuôi trồng 43%, dịch vụ 10%. - Tỷ trọng ngành thủy sản toàn ngành nông nghiệp đạt 22% năm 2025. - Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 220 nghìn tấn; trong đó sản lượng khai

thác đạt 140 nghìn tấn (trong đó khai thác xa bờ 104 nghìn tấn), sản lượng nuôi trồng đạt 80 nghìn tấn.

* Về khai thác thuỷ sản

- Chuyển đổi mạnh cơ cấu khai thác thủy sản theo hướng giảm tàu cá

khai thác vùng biển ven bờ (có công suất dưới 20CV) tăng tàu có công suất lớn trên 90CV khai thác xa bờ, viễn dương, trong đó khuyến khích phát triển tàu khai thác hải sản hoạt động xa bờ có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên. Cơ cấu tàu khai thác ven bờ giảm từ 67% năm 2015 xuống còn 57% năm

2020 và 47% năm 2025; tàu khai thác xa bờ tăng từ 21% lên 29% năm 2020 và 37% năm 2025.

* Về nuôi trồng thuỷ sản

Tổng diện tích nuôi thuỷ sản năm 2020 là 24.000 ha,trong đó nuôi thủy sản nước ngọt là 16.300ha, nuôi thủy sản mặn lợ 7.700 ha; Đến năm 2025 là 29.000ha. Tổng sản lượng năm 2020 đạt 65.000 tấn, năm 2025 đạt 80.000 tấn. a) Đối với nuôi nước mặn

Mở rộng và ổn định diện tích nuôi ngao Bến Tre lên 1.500 ha, năng suất đạt 10 tấn/ha trở lên; sản lượng đạt 15 nghìn tấn trở lên. Nuôi ngao tập trung ở các vùng bãi triều.

- Tôm he chân trắng: Diện tích tôm he chân trắng năm 2020 đạt 500 ha, năm 2025 tăng lên 750; năng suất bình quân 15 tấn/ha; sản lượng năm 2020 đạt 7,5 nghìn tấn, năm 2025 đạt 11,25 nghìn tấn.

- Tôm sú: Diện tích tôm sú giảm năm 2020 còn 3.573ha, năng suất đạt 0,39 tấn/ha, sản lượng đạt 1,8 nghìn tấn; năm 2025 giảm còn 3.323ha, năng

suất đạt 0,5 tấn/ha, sản lượng đạt 1,5 nghìn tấn

- Đầu tư nuôi cua chủ yếu xen canh, luân canh sau vụ nuôi tôm sú xuân hè ở vùng nội đê, vùng có hạ tầng đảm bảo qui trình kỹ thuật nuôi. Diện tích nuôi ổn định đến năm 2025 là 2.000ha.

- Ngoài các đối tượng nuôi chủ lực có thể phát triển nuôi tôm rảo, cá vược, bống bớp, trồng rau câu…ở những nơi có điều kiện.

c) Đối với nuôi nước ngọt

- Đẩy mạnh chuyển dịch diện tích ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản; từ nay đến năm 2025 mỗi năm chuyển đổi khoảng 1.000 ha, nâng diện tích nuôi trồng nước ngọt lên 16.300ha năm 2020 và 21.300ha năm 2025.

- Phát triển nuôi cá rô phi tập trung thâm canh xuất khẩu đến năm 2020 đạt 1.000ha, năng suất 18 tấn/ha, sản lượng 18 nghìn tấn; năm 2025 đạt 1.500 ha, năng suất 20 tấn/ha, sản lượng 30 nghìn tấn.

- Phát triển nghề nuôi cá lồng truyền thống trên các lưu vực sông, suối, eo ngách, vụng của các hồ chứa lớn...Tăng từ 1.800 lồng năm hiện nay lên 2.500 lồng năm 2020 và ổn định đến năm 2025.

* Quy hoạch chế biến thuỷ sản

- Tiếp tục chuyển đổi hiệu quả cơ cấu sản phẩm trong lĩnh vực chế biến, giảm mạnh các sản phẩm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng, các sản phẩm bán thẳng vào các siêu thị tại các nước công nghiệp phát triển

- Đến năm 2020, chế biến nội địa đạt 60.200 tấn, chế biến xuất khẩu đạt 45.590 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 110 triệu USD; Đến năm 2025 chế biến nội địa đạt 76.000 tấn, chế biến xuất khẩu đạt 65.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 135 triệu USD.

* Xây dựng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá ở khu vực hai bên bờ các cửa lạch lớn và đảo Mê.

- Đầu tư nâng cấp xây dựng hệ thống chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm tại các khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung, cảng cá tại Tĩnh Gia, Sầm Sơn, Hậu Lộc, quy mô 10.000m2/chợ.

- Quy hoạch sắp xếp lại hệ thống hệ thống cung ứng dịch vụ vật tư nhiên liệu nghề cá như cơ sở đóng sửa tầu thuyền, cung ứng ngư cụ và các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)