Quy hoạch phát triển lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 108 - 110)

7. Kết cấu luận văn

3.1.3. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp

* Định hướng, mục tiêu chính:

a) Định hướng phát triển

Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực canh tranh. Nâng cao chất lượng rừng, sớm hình thành vùng sản xuất rừng gỗ lớn, vùng luồng thâm canh tập trung, gắn với chế biến lâm sản và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích thực hiện các biện pháp thâm canh rừng; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su, trồng lại rừng bằng cây đa tác dụng, năng suất cao. Phát triển ngành chế biến sâu theo hướng công nghiệp hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu, thay thế dần các sản phẩm thô (dăm gỗ, nhựa thông, nứa thanh) như hiện nay. Đẩy mạnh thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

b) Mục tiêu phát triển:

- Giai đoạn 2016-2020 duy trì độ che phủ rừng từ 52,5-52,6%, giai đoạn 2021-2025 duy trì ổn định 52,6%.

- Tốc độ tăng trưởng GTSX (giá so sánh 2010) giai đoạn 2015-2020 đạt 12,1%, giai đoạn 2021-2025 đạt 11,8%.

2020 là 8%, năm 2025 là 10%.

* Quy hoạch phát triển lâm nghiệp

a) Quy hoạch phát triển 3 loại rừng chính

Về cơ bản ổn định theo kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng ban hành tại Quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày 12/9/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh tiến hành lập Quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020, trong đó việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo hướng tiếp tục ổn định lâm phận quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp như hiện nay: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

b) Quy hoạch các vùng sản xuất lâm nghiệp hàng hóa có lợi thế:

- Vùng kinh doanh gỗ lớn: Đến năm 2020 diện tích là 55.932 ha và ổn định diện tích này đến năm 2025, trong đó chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có

27.800 ha.

- Vùng luồng thâm canh tập trung: Đến năm năm 2020 là 29.982 ha, năm 2025 là 45.000 ha.

- Phát triển sản phẩm quế: tập trung đến năm 2020 có khoảng 7.500 ha, sản lượng khai thác 37,5 nghìn tấn; đến năm 2025 đạt 20.000 ha.

- Phát triển cây dược liệu: Nhu cầu dược liệu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là rất lớn. Tỉnh phấn đấu đến năm 2020 sản lượng khai thác 500 tấn/năm và ổn định khoảng 1.000 tấn/năm đến năm 2025.

- Cây mắc ca: Diện tích phù hợp trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 khoảng 2 nghìn ha, đến năm 2025 khoảng 5 nghìn ha.

c) Quy hoạch các sản phẩm lâm nghiệp khác

- Quy hoạch vùng kinh doanh gỗ nguyên liệu: Diện tích quy hoạch đến năm 2020 và 2025 là 88.662 ha. Các loại cây chính gồm: Keo lai, keo lá tràm, mỡ, bạch đàn và thông.

- Phát triển lâm sản ngoài gỗ, khai thác có hiệu quả lâm đặc sản; phát triển trang trại lâm nghiệp, góp phần nâng cao giá trị kinh tế.

* Công tác bảo vệ rừng

- Bảo vệ rừng: Bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất đến năm

2020 và 2025 là 609.012 ha.

- Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên; phát triển hệ sinh thái rừng đặc dụng, bảo vệ quỹ gen, bảo tồn đa dạng sinh học.

* Công tác khai thác rừng

Giảm khai thác rừng tự nhiên và tiến tới đóng cửa khai thác rừng tự nhiên; đẩy mạnh khai thác rừng trồng tập trung và cây trồng phân tán; khai thác có hiệu quả lâm sản ngoài gỗ với mục tiêu:

- Khai thác gỗ: Đến năm 2020 đạt 898 ngàn m3, năm 2025 đạt trên 988 ngàn m3.

- Khai thác tre, luồng: Đến năm 2020 đạt 54 triệu cây, năm 2025 đạt 61,5 triệu cây.

- Khai thác nguyên liệu giấy ngoài gỗ: đến năm 2020 đạt 72 ngàn tấn, năm 2025 đạt 80 ngàn tấn.

* Chế biến lâm sản

Đầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất các cơ sở chủ yếu sau: Ba nhà máy giấy (Mục Sơn, Lam Kinh, Lam Sơn tổng công suất: 75.500 tấn nguyên liệu/năm). Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Thành Nam (Như Xuân) 150 ngàn m3 sản phẩm gỗ công nghiệp/năm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)