Tình hình kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 52)

Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi xưa nay, trải qua nhiều thế kỷ, đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cổ truyền quý báu. TP Quảng Ngãi vốn bao gồm nhiều làng quê trù phú, còn lưu lại nhiều kiến trúc nhà rường - là di sản quý, rất đáng để bảo tồn. Văn hóa làng xã vẫn còn dấu ấn đậm nét, nhất là vùng ven, gồm các xã phía đông và các thôn ở phía tây TP. Các tập tục, lễ hội, tín ngưỡng của cư dân nơi đây không khác mấy với các làng quê khác trong tỉnh Quảng Ngãi. Trong di sản văn hóa phi vật thể trên địa hạt TP Quảng Ngãi ngày nay, đáng chú ý có các tri thức, kinh nghiệm của các làng nghề đường kẹo đặc sản, các món ăn đặc sản: đường phèn, đường phổi, kẹo gương, cá bống sông Trà kho tiêu,...

Trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, địa bàn TP Quảng Ngãi cũng để lại nhiều di tích quý báu như di tích Nhà lao Quảng Ngãi thời Pháp thuộc, di tích 4 dũng sĩ Nghĩa Dũng, di tích 68 liệt sĩ Xuân Mậu Thân... Trong kháng chiến chống Pháp, thành Quảng Ngãi được san phẳng để thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, địa bàn TP Quảng Ngãi là nơi có trung tâm đầu não của địch ở tỉnh Quảng Ngãi, nhưng phong trào yêu nước và cách mạng vẫn phát triển: phong trào bí mật hoạt động ngay trong nội thị, vùng ven, các phong trào đấu tranh công khai chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn, cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, cuộc biểu tình lớn năm 1974, là nơi giam cầm nhiều chiến sĩ cộng sản, trong đó có nhiều người là cán bộ lãnh đạo, kể từ 1930, trong số đó có đồng chí Nguyễn Nghiêm - Bí thư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh và nhiều người đã hy sinh tại đây. Bên cạnh đó, TP Quảng Ngãi cũng là một trong những nơi sản sinh các văn nghệ sĩ có tên tuổi trong nước như họa sĩ Đường Ngọc Cảnh, Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang, Nghệ sĩ nhân dân Lệ Thi, Nghệ sĩ ưu tú Văn Khánh, Giáo sư Tiến sĩ Lâm Tô Lộc, nhà thơ Nguyễn Viết Lãm.

Ngày nay, bên cạnh việc bảo tồn và tiếp tục xây dựng văn hóa TP theo hướng dân tộc, hiện đại, TP Quảng Ngãi đang nổ lực thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã, phường; các thiết chế văn hóa: thư viện, đài truyền thanh, khu sinh hoạt văn hóa ở phường, xã đang được đầu tư xây dựng; phong trào văn nghệ, phong trào thể dục, thể thao quần chúng ở TP Quảng Ngãi được duy trì và phát triển. Các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh lần lượt được lập hồ sơ xếp hạng, tôn tạo. Cơ sở hạ tầng đô thị từng bước được cải thiện. Các công viên, quảng trường, nơi vui chơi giải trí đã được xây dựng như Công viên Ba Tơ, đê bao sông Trà, Quảng trường tỉnh, Khu thể thao Diên Hồng. Với bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử đó, TP Quảng Ngãi đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân vào năm 2000. Hiện nay toàn TP Quảng Ngãi có 40 bà mẹ được phong tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Là trung tâm kinh tế, xã hội của Tỉnh, trong những năm qua, kinh tế, xã hội của TP Quảng Ngãi liên tục phát triển, năm sau cao hơn năm trước. Trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14,09%, trong đó thương mại - dịch vụ tăng 16,59%, công nghiệp - xây dựng tăng 12,1%, nông nghiệp tăng 0,25% . Giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế đạt 10.479 tỷ đồng, tăng 5.327 tỷ đồng so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế: thương mại - dịch vụ chiếm 53,81%; công nghiệp - xây dựng chiếm 44,79%; nông nghiệp chiếm 1,4%. Cơ cấu lao động: dịch vụ 59,72%, công nghiệp - xây dựng 33,51%, nông nghiệp 6,77%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.550 USD/người/năm (NQ 2500 - 2600 USD/người/năm). Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn đạt 18.728 tỷ đồng, thu hút 44.694 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 9.640 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố đạt 3.453 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 20.746 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị là 9.140,872 tỷ đồng.

Các vấn đề an sinh xã hội, môi trường cũng luôn được thành phố quan tâm. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, chính sách an sinh xã hội được tập

trung thực hiện và đạt nhiều kết quả tốt, bình quân hàng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 3.147 lao động.

Hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ và sản xuất, đồng thời, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình giao thông vận tải: Đường bộ, đường sắt và đường biển gắn với sân bay Quốc tế Chu Lai và cảng biển nước sâu Dung Quất đã thuận lợi trong việc giao với các tỉnh, thành phố trong cả nước và Quốc tế. [7, tr 35 - 36].

Có được những thành quả trên là do chính sách thông thoáng của TP, do chủ trương phát triển kết cấu hạ tầng vững mạnh để tạo lập môi trường đầu tư thích hợp đối với các nhà đầu tư. Nhiều công trình trọng điểm, công trình công cộng, văn hoá, y tế, giáo dục, giao thông, thương mại, hạ tầng kỹ thuật đô thị, các khu tái định cư đã hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 2.2. Thực trạng công chức cấp xã thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi TP

Quảng Ngãi hiện nay có 9 phường và 14 xã. Số lượng và chất lượng đội ngũ CC cấp xã ở TP Quảng Ngãi được thể hiện rõ qua một số tiêu chí cụ thể như: Số lượng, giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước,...

2.2.1. Số lượng công chức cấp xã

Tính đến tháng 12 năm 2016, toàn TP có 253 CC cấp xã. Số lượng CC cấp xã có biến động qua các năm, cụ thể được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Số lượng công chức cấp xã ở TP Quảng Ngãi giai đoạn 2014 - 2016

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

238 252 253

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng CC cấp xã của TP Quảng Ngãi trong 3 năm (giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016) tương đối ổn định. CC cấp xã của TP hiện nay, phần lớn được tuyển dụng qua hình thức thi tuyển, một vài trường hợp là CC hiện đang công tác tại các cơ quan chuyên môn của TP được UBND TP tăng cường về xã, phường và bổ nhiệm giữ chức danh còn thiếu, yếu giúp UBND một số xã, phường thực hiện tốt công tác cải cách hành chính (Từ năm 2013 – 2016, UBND TP đã tăng cường 15 lượt công chức về xã, phường). Đặc biệt, trong năm 2016, do thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các xã, phường loại 2, loại 3 phải sắp xếp, bố trí 01 phó chủ tịch UBND làm công chức chuyên môn. Theo thống kê của Phòng Nội vụ TP cho thấy, cho thấy có 11 xã, phường phải thực hiện việc bố trí 01 đồng chí phó chủ tịch UBND cấp xã xuống làm CC cấp xã.

2.2.2. Cơ cấu giới tính của công chức cấp xã

Cơ cấu giới tính của CC cấp xã ở TP Quảng Ngãi có sự biến động theo hướng tính cực, tỷ lệ CC nữ tăng lên qua từng năm, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Tỷ lệ % cơ cấu giới tính công chức cấp xã ở TP Quảng Ngãi giai đoạn 2014 – 2016.

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số CC Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số

nữ CC nữ CC Tỷ lệ % nữ

238 37,82 252 38,10 253 38,3%

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Quảng Ngãi

Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng tỷ lệ CC nữ cấp xã của TP Quảng Ngãi tăng lên theo từng năm. Điều này cho thấy, đang có sự thay đổi theo hướng tích cực, dần tiến tới sự cân đối về giới tính trong đội ngũ CC cấp xã của TP Quảng Ngãi.

2.2.3. Sự biến động của công chức cấp xã theo độ tuổi

Bảng 2.3. Sự biến động theo độ tuổi của CC cấp xã ở TP Quảng Ngãi giai đoạn 2014 – 2016.

Độ tuổi Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Từ 30 tuổi trở xuống 13 13 14

Từ 31 đến 40 tuổi 142 150 152

Từ 41 đến 50 tuổi 39 41 47

Từ 51 đến 60 tuổi 44 48 40

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Quảng Ngãi Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng về cơ cấu độ tuổi chiếm phần lớn nhất là từ 31 đến 50 tuổi (trên 50%), số CC trong độ tuổi này cũng tăng lên theo từng năm. Số CC trong độ tuổi từ 31 đến 50 được xem là độ tuổi đạt đến độ chín của sự nghiệp, vì độ tuổi này có thâm niên và nhiều kinh nghiệm công tác.

Về độ tuổi dưới 30, chiếm tỷ lệ thấp, đây là lực lượng quan trọng trong mỗi tổ chức, họ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao; năng động, luôn có sự khát khao cống hiến, phấn đấu vươn lên trong công việc. Tuy nhiên, điểm hạn chế của CC trong độ tuổi dưới 30 là thiếu kinh nghiệm công tác thực tiễn.

Để thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ CC cấp xã, UBND TP Quảng Ngãi đã ban hành Đề án tiếp nhận và hợp đồng sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại UBND xã, phường giai đoạn 2012 – 2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 5662/QĐ-UBND ngày 14/9/2012) và định hướng sẽ tuyển dụng những sinh viên này làm CC cấp xã khi trống biên chế. Tuy nhiên, hiện nay số lượng CC cấp xã dưới 30 tuổi trên địa bàn TP Quảng Ngãi vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc đẩy mạnh thu hút và có chính sách thu hút CC độ tuổi dưới 30 về công tác tại UBND xã, phường là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm tạo nên lực lượng nhân sự kế cận có trình độ chuyên môn phù hợp, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của Chương trình Cải cách hành giai đoạn 2011 - 2020.

2.2.4.Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước của công chức cấp xã

Trình độ chuyên môn: Công chức cấp xã là lực lượng gần dân nhất, trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhân dân, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Do vậy, đòi hỏi đội ngũ này phải có trình độ chuyên môn tốt, phải có tri thức, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo từng lĩnh vực mình được đảm nhận. Trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của CC cấp xã TP Quảng Ngãi trong 3 năm gần đây được thể hiện như sau:

Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của CC cấp xã TP Quảng Ngãi giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016

Tổng

Trình độ chuyên môn

Năm Chưa qua

số CC Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp

đào tạo

2014 238 0 100 8 127 3

2015 252 0 125 8 118 1

2016 253 1 148 8 96 0

Nguồn: Phòng Nội vụ TP Quảng Ngãi Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng trình độ chuyên môn của CC cấp xã TP Quảng Ngãi có sự chuyển biến mạnh mẽ qua các năm theo hướng tích cực. Năm 2014, số CC cấp xã có trình độ chuyên môn là cao đẳng, đại học chỉ chiếm khoảng 45%, trong khi đó số CC cấp xã có trình độ chuyên môn là trung cấp hơn 53%. Đến năm 2016, tỷ lệ CC cấp xã có trình độ chuyên môn là cao đẳng, đại học tăng lên hơn 61% và tỷ lệ CC cấp xã có trình độ chuyên môn là trung cấp giảm xuống còn 38%. Bên cạnh đó, đến hết năm 2016 tất cả CC cấp xã đều được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.

số 03-NQ/TU ngày 29/11/2011 của Thành uỷ Quảng Ngãi về công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức xã phường; các chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại các xã, phường,... chắc chắn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CC cấp xã TP Quảng Ngãi tiếp tục được nâng lên.

Trình độ Lý luận chính trị: Bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì mỗi một người CC cũng cần phải đáp ứng tốt về trình độ lý luận chính trị, nắm bắt cơ bản hệ thống kiến thức về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần củng cố niềm tin, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân. Trong thời gian qua TP Quảng Ngãi đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ CC cấp xã của TP. Chính vì vậy, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực thi công vụ ở cơ sở. Trình độ lý luận chính trị của CC cấp xã ở TP Quảng Ngãi trong 3 năm gần đây được thể hiện như sau:

Bảng 2.5. Trình độ lý luận chính trị của CC cấp xã TP Quảng Ngãi giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016

Trình độ lý luận chính trị Năm Tổng số CC

Cao cấp Trung Sơ cấp Chưa qua

cấp đào tạo

2014 238 0 79 58 101

2015 252 0 124 52 76

2016 253 0 134 67 52

Nguồn: Phòng Nội vụ TP Quảng Ngãi Qua kết quả bảng 2.5, chúng ta thấy rằng số CC cấp xã được đào tạo lý luận chính trị có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực. Đến năm 2016 có 79,5% số CC cấp xã đã qua các lớp đào tạo về lý luận chính trị, trong đó số có

năm 2013 là 101 người (42,44%), đến năm 2016 con số này giảm xuống còn là 52 người (20,55%). Điều này, đòi hỏi trong những năm đến TP Quảng Ngãi cần tiếp tục quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị cho CC để đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn CC cấp xã theo Quyết định số 04/2004 ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ.

Trình độ quản lý Nhà nước: Việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước cho đội ngũ CC có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của TP Quảng Ngãi cũng như các cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã của TP Quảng Ngãi. Số lượng CC cấp xã của TP Quảng Ngãi được cập nhật, bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước trong thời gian qua được thể hiện như sau sau:

Bảng 2.6. Trình độ quản lý Nhà nước của CC cấp xã TP Quảng Ngãi giai đoạn 2014 – 2016

Tổng số

Trình độ quản lý Nhà nước

Năm Chuyên viên Chuyên Bồi Chưa qua bồi

CC

chính viên dưỡng dưỡng

2014 238 0 0 23 215

2015 252 0 0 47 205

2016 253 0 2 138 113

Nguồn: Sở Nội vụ thành phố Quảng Ngãi.

Qua bảng thống kê trên cho thấy, số CC cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước trong 3 năm qua tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, số CC cấp xã chưa được bồi dưỡng về quản lý Nhà nước hiện nay còn nhiều (chiếm tỷ lệ 44,66%). Điều này đòi hỏi trong thời gian tới thành phố Quảng Ngãi cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)