Phương hướng tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 89)

thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Các chính sách tạo động lực làm việc cho CC cấp xã cũng là một bộ phận trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Đó là mục tiêu xây dựng đội ngũ CC cấp xã ngày càng vững mạnh để thực hiện thắng lợi các mục tiêu về kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng,… Chúng ta không thể xây dựng được một hệ thống các giải pháp toàn diện, tối ưu nhất cho việc tạo động lực cho CC nếu không dựa vào các chủ trương, chính sách của Đảng. Do vậy, thực chất việc thực hiện các biện pháp tạo động lực làm việc cho

CC cấp xã là việc cụ thể hóa, thực thi những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.

Tùy theo từng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, Đảng và Nhà nước có sự điều chỉnh các chính sách nhằm định hướng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu đối với đội ngũ CB, CC cấp xã thích ứng với từng giai đoạn lịch sử.

Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Đảng đã khẳng định: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở [25, tr 167 - 168].

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra là: “Tập trung giải quyết tốt các chính sách lao động, việc làm và thu nhập; khắc phục những bất hợp lý về tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất

nước.”. [9, tr. 43]. Đồng thời, Đảng ta cũng chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác; có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.” [9, tr 54 - 55]

Để cụ thể hóa những quan điểm trên Đảng ta cũng đã chỉ rõ trong những năm tới cần: “Làm tốt công tác quy hoạch và đào tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; trọng dụng người có đức, có tài. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được quy định, lấy hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Có chế tài xử lý nghiêm những người chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kén về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, giảm sút uy tín, vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, kỷ luật của Đảng. Thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ.” [9, tr. 58 - 59].

Bên cạnh đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của nước ta thì Đảng cũng khẳng định: “Thực hiện tốt chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động, bảo đảm quan hệ lao động hài hòa, cải thiện môi trường và điều kiện lao động.” [9, tr. 125]

Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đảng ta cũng đã chỉ rõ cách thức, biện pháp thực hiện là: “Rà soát, bổ sung,

hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Tổng kết việc thực hiện “nhất thể hóa” một số chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước để có chủ trương phù hợp. Thực hiện bầu cử, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.” [9, tr. 253]

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định "Đảng tập trung lãnh đạo về đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách về cán bộ, công chức. Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và ở cấp huyện; mở rộng đối tượng thi tuyển chức danh cán bộ quản lý. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi công vụ; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, công chức theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài".

Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu đến năm 2020, 100% cán

bộ, CC cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% CC cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm; hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, CC cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ. Theo đó, Đề án xác định rõ nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho CC cấp xã là: đào tạo cho cán bộ, CC cấp xã là đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của từng vùng, miền; bồi dưỡng về lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh CC, về kiến thức quản lý nhà nước, về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh CC, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức quốc phòng - an ninh, kiến thức, năng lực hội nhập quốc tế, kiến thức tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 – 2020, xác định: "... Tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi ngộ, sử dụng cán bộ giỏi, có trình độ cao. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, đạo đức công vụ tốt, tính chuyên nghiệp cao, có kỹ năng xử lý các tình huống. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra công vụ; kịp thời thay thế những cán bộ yếu kém về năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp; đào tạo cán bộ theo quy hoạch và theo tiêu chuẩn chức danh; thực hiện tốt chính sách cán bộ;..." [11, tr 32]

Tiếp thu những chủ trương, chính sách đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Quảng Ngãi lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã xác định: xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch vững mạnh, có phẩm chất đạo đức và năng lực. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường thanh tra công vụ để ngăn ngừa và phát hiện xử lý đối với những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm. Tổ chức tốt việc nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, lấy hiệu quả công việc, phẩm chất đạo đức, lối sống làm thước đo để đánh giá. Đổi mới và

nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, luân chuyển cán bộ, công chức, trong đó chú trọng cán bộ nữ, trẻ... [12, tr 88 - 93] với mục tiêu là xây dựng và phát triển TP Quảng Ngãi trở thành đô thị "năng động và thân thiện".

Với vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh, trong những năm qua, TP Quảng Ngãi luôn là địa bàn động lực tác động chi phối đối với sự phát triển chung của tỉnh, dần trở thành thành phố trung tâm cấp vùng – kết nối, lan tỏa thúc đẩy sự phát triển các đô thị vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây nguyên. Có được kết quả trên một phần là nhờ vào sự chuyên nghiệp, tinh thần làm việc “vì dân phục vụ” của đội ngũ cán bộ, công chức của TP Quảng Ngãi nói chung, trong đó có CC cấp xã.

Công tác tạo động lực làm việc cho CC của TP Quảng Ngãi nói chung và

CC cấp xã của TP nói riêng không chỉ được xác định ngay trong nghị quyết

các kỳ đại hội của Đảng bộ TP Quảng Ngãi mà còn được UBND TP Quảng Ngãi thể chế thành các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) của TP trong từng giai đoạn để phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở, góp phần khuyến khích đội ngũ CC của TP tích cực làm việc.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình CCHC của TP Quảng Ngãi giai đoạn 2012- 2015 được UBND TP xác định rõ: Thực hiện công tác CCHC của TP giai đoạn 2012 – 2015 là nhằm xây dựng một nền hành chính thật sự dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp; bộ máy hành chính tinh gọn, bảo đảm quản lý thống nhất, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực thực thi nhiệm vụ;... Để thực hiện được mục tiêu đó, UBND TP Quảng Ngãi đã giao cho các phòng, ban chuyên môn tham mưu thực hiện các nhiệm vụ, như: Giao Phòng Nội vụ TP chủ trì phối hợp với các phòng, ban có liên quan tham mưu các nội dung: Đổi mới công tác đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ, CC, xác định chính xác số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, CC, viên chức toàn TP; đánh giá công tác cử đi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, CC. Rà soát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2012 – 2015,

xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, CC của TP giai đoạn 2012 – 2015. Giao Phòng Tài chính – Kế hoạch TP chủ trì phối hợp với các phòng, ban có liên quan tham mưu các nội dung: Rà soát chính sách Khuyến khích cán bộ, CC, viên chức tự học có sự giúp đỡ của Nhà nước; kế hoạch đầu tư trang thiết bị và phương tiện làm việc hiện đại, bảo đảm nhiệm vụ quản lý, thực hiện tốt chương trình hiện đại hóa nền hành chính theo quy định của Chính phủ; thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP. Giao Phòng Quản lý đô thị chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan: rà soát và lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, chỉnh trang trụ sở các cơ quan hành chính thuộc TP và xã, phường.

Trọng tâm CCHC của TP Quảng Ngãi trong thời gian tới là tiếp tục xây dựng nền hành chính thật sự dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động phục vụ nhân dân; bộ máy hành chính tinh gọn, bảo đảm quản lý thống nhất, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Về nội dung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã và tạo động lực làm việc cho đội ngũ này được xác định:

Thứ nhất, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CC có phẩm chất, đạo đức, chuyên nghiệp, có năng lực thực thi nhiệm vụ. Đến năm 2020, 100% CC cấp xã đạt tiêu chuẩn theo chức danh quy định; 100% CC cấp xã sử dụng thư điện tử thường xuyên để trao đổi công việc.

Thứ hai, hoàn thiện chế độ tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực và phẩm chất của CC trúng tuyển.

Thứ ba, xây dựng cơ chế đánh giá CC theo kết quả công việc; xây dựng cơ chế trả thu nhập và khen thưởng theo kết quả hoàn thành công việc; vinh danh CC tiêu biểu.

Thứ tư, đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng CC; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm việc theo vị trí chức danh và chuyên ngành dành cho các đối tượng CC.

Thứ năm, sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh chính sách đào tạo; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại các xã, phường.

Thứ sáu, có giải pháp thiết thực nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của CC; xây dựng chế tài đối với việc thực thi công vụ của CC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 89)